Thế là Việt Nam cấm clip của Sơn Tùng

Các bạn trước đây bảo học sinh VN chịu quá nhiều áp lực học hành từ nhà trường và gia đình, đòi VN phải đi theo lối giáo dục "khai phóng" của phương Tây, nay thì chỉ trích VN quản không được thì cấm, không có "khai phóng." Để chứng minh clip của ST không nên bị cấm, nhiều bạn đưa ra nhiều clips có nội dung được cho là ghê hơn mà vẫn được lưu hành ở những nơi "khai phóng".

Thế nhưng các bạn lại quên nói, chính các bạn "khai phóng" đã cấm nhiều thứ nhẹ nhàng hơn cái clip của ST nhiều. Mấy năm trước, các bạn "khai phóng" ở Mỹ đã cấm nhiều bài hát, trong đó có bài "it's cold outside" trên TV và radio ở 1 số bang. Đại ý bài đó là có đôi trai gái đang tán tỉnh nhau, kiểu như bài "đường xa ướt mưa" của VN. Nàng thì đòi về, chàng thì bảo ở lại đi, trời ngoài kia lạnh lắm. Kiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e. Dễ thương! Chả hiểu các bạn "khai phóng" nghĩ thế nào đó, kết tội bài đó là hi*p d*m bằng ngôn từ. Thế là cấm 😃 Nếu các bạn "khai phóng" phương Tây cấm được bài đó thì cớ gì VN cấm cái clip của ST là không "khai phóng"?

Mình không có bàn chuyện cấm hay không cấm. Mình cũng chả quan tâm đến ST là ai. Mình bàn cái kiểu tiêu chuẩn kép của các bạn "khai phóng" trong câu chuyện này. Từ đó, mình có lý do để nghi ngờ đây là một câu chuyện được đạo diễn để ép giáo dục VN đi vào con đường "khai phóng". Cái clip của ST vô tình hay cố ý, chỉ là 1 chi tiết nhỏ trong cái câu chuyện này mà thôi. Câu chuyện này đã bắt đầu từ rất lâu rồi, và chắc là sẽ còn kéo dài.

Thế giáo dục "khai phóng" của phương Tây hiện này là cái gì? Mình có nên làm theo hay không?


Giáo dục khai phóng theo định nghĩa ngắn gọn là giáo dục ra những con người tự do. Nghe rất hay phải không các bạn? Mình cũng rất mê cái triết lý giáo dục này. Thay vì đào tạo 1 nghề cụ thể nào đó, giáo dục khai phóng đào tạo phương pháp tư duy độc lập, phương pháp học xuyên qua các ngành khác nhau. Mục đích sau cùng là đào tạo ra một con người có thể tự suy nghĩ, tự học, tự nhận biết đúng sai, một con người tự do.

Thế giáo dục "khai phóng" phương Tây có giống định nghĩa thế không? Không! Đúng hơn là ngược lại. Phép thử tốt nhất của chất lượng giáo dục khai phóng là hãy nói chuyện với những con người được đào tạo ra về những vấn đề chính trị-xã hội phức tạp. Nếu mỗi thành viên đều có thể diễn đạt suy nghĩ của họ một cách khác nhau từ những góc nhìn khác nhau một cách độc đáo, đó là nền giáo dục khai phóng đích thực. Khi tôi nói chuyện với các sinh viên các trường "khai phóng" ở Mỹ, 90% sinh viên nói giống nhau đến 90% các vấn đề chính trị - xã hội phức tạp. Đó là dấu hiệu của một nền giáo dục giáo điều. Hơn thế nữa, họ có khuynh hướng công kích những ai nói khác họ, thậm chí là sử dụng đến bạo lực. Một giáo sư "khai phóng" gốc Việt ở Mỹ rất nổi tiếng và từng nhận nhiều giải thưởng danh giá đã cổ suý cho sinh viên từ bỏ cha mẹ, và thậm chí là "tát vào mặt họ" khi cha mẹ có tư tưởng chính trị khác với họ.

Nền giáo dục "khai phóng" này ở phương Tây cũng sản sinh ra một nhóm người được gọi là bông tuyết (snow.flake), một nhóm người mong manh dễ vỡ. Họ luôn cần được quan tâm và thấu hiểu nhưng không bao giờ quan tâm ai khác. Họ dễ dàng cảm thấy bị tổn thương khi có việc gì đó diễn ra không đúng theo ý họ, hay có ai đó nói gì không đúng theo ý họ. Nếu điều khiển được nhóm người này, ai kia sẽ điều khiển được cả cha mẹ họ, và từ từ là điều khiển cả xã hội.

Nhiều bậc cha mẹ ở Mỹ đã nhận ra vấn đề này và bắt đầu phản kháng. Họ bắt đầu tìm hiểu chương trình đào tạo trong nhà trường và phát hiện ra nhiều chứng cứ là con của họ đang bị tẩy não và không được dạy những gì đáng ra phải được dạy như … toán và ngôn ngữ. Họ bắt đầu đòi thay đổi các lãnh đạo học khu, thay đổi chương trình dạy học. Tất nhiên là có rất nhiều thế lực chống lại họ. Các chính trị gia muốn tước quyền cha mẹ của họ bằng cách cho phép trẻ em được làm nhiều chuyện mà không cần ý kiến cha mẹ với độ tuổi ngày càng nhỏ. Media và các nhà pha học thì bảo "cha mẹ không có quyền can thiệp vào chuyện giáo dục con cái của họ." Thế là cuộc chiến dành lại con từ hệ thống giáo dục của các ông bố bà mẹ ở Mỹ bắt đầu.

Giáo dục VN có rất nhiều thứ phải thay đổi. Nhưng giáo dục "khai phóng" kiểu của phương Tây hiện nay có phải là một con đường nên đi hay không thì là cả một vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu thấu đáo. Và lợi dụng những yếu tố tâm lý xã hội sau những sự cố mất mát để lèo lái con đường giáo dục của VN theo ý của ai đó là một chuyện đáng bị lên án và phải dừng lại!

from fb Nga Ho-Dac,

Bài trước: Dầu hay Than?

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc