NGÁO THIỀN


Mấy năm nay thấy nhân dân hay đu trend thiền với Phật giáo. Theo mấy cái đó thì chả có gì sai. Phật giáo cơ bản cũng hướng thiện, thiền thì tĩnh tâm tốt và cũng tốt cho sức khỏe. Vấn đề là khi thành trend là có lừa đảo và lạm dụng. Mình cho là ngáo thiền.

Lượng ngáo này có đủ thành phần nhé, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, quan chức…có tất, thậm chí có người rất nổi tiếng cỡ Đặng Lê Nguyên Vũ. Người nổi tiếng mà ngáo thì càng hút khách ngáo đua theo. Sao gọi là ngáo?

Nói chung thì người ngáo đều có xu hướng lạm dụng thiền và triết lý Phật giáo. Họ áp dụng những thứ này để giải thích vạn vật xung quanh, coi như là con đường để giải quyết mọi vấn đề của xã hội. Thiền vào là biến họ thành thánh nhân, hoặc ít ra cũng phải có đầu óc sáng suốt, trí tuệ siêu việt, bác học, đấy là họ nghĩ thế và tuyên truyền như thế.

Theo tìm hiểu của mình thì thiền ngoài 1 số tác dụng về sức khỏe thì chỉ là 1 biện pháp “hack” não trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thiền khiến người ta có thể tập trung được cao độ nên đầu óc có thể sáng suốt hơn một chút để xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn.

Tuy nhiên, thiền không nạp thêm được bất kỳ kiến thức nào cả. Với người chưa từng học toán thì thiền không giúp họ tính được 1+1=2, một phép tính đơn giản. Với người có chỉ số IQ thấp thì thiền không giúp họ thông minh hơn được.

Như vậy, muốn có kiến thức thì vẫn cần đọc, học, thực hành (trải nghiệm) chứ không chỉ có thiền.

Người giỏi thì phải có nhiều kiến thức, có IQ cao, với những người có nền tảng kiến thức và trí thông minh cao sẵn thì thiền sẽ giúp họ sáng suốt hơn khi ra quyết định.

Nếu miêu tả theo khoa học máy tính thì kiến thức giống như data được nạp vào não trong 1 quá trình lâu dài thông qua học. Trí thông minh giống như CPU có hiệu suất cao. Khi đó thiền sẽ giúp cho CPU truy cập dữ liệu nhanh và chính xác hơn, do đó có thể xử lý công việc nhanh và chính xác hơn.

Miêu tả theo lý thuyết của dân…nghiện thì thiền cũng giống như chơi cỏ, chơi ma túy…Chẳng qua chơi ma túy nó gây nghiện và hại não, do kích thích não quá đà. Nhưng mặt tích cực là khiến cho não được sáng suốt hơn, tỉnh táo hơn, kích thích tính sáng tạo tốt hơn. Kiểu như over clock (ép xung) cho CPU máy tính vậy. Ép xung nhiều khiến CPU chạy tốc độ cao hơn nhưng hại CPU do quá nhiệt. Đại khái thế! Đó là lý do tại sao dân nghệ sĩ hay nghiện, nhẹ thì thuốc lá, thuốc lào, cafe, nặng thì cần sa, heroin.

Thế nhưng dân ngáo thiền lại hiểu sai vấn đề. Họ lạm dụng thiền, vì nghĩ thiền khiến họ thông minh và hiểu biết hơn. Nên nhớ là Vũ qua qua và Võ Trọng Nghĩa thành công rồi mới đi thiền. Chứ không phải thiền rồi mới thành công. Tức là họ đã trải qua quá trình tích lũy kiến thức (anh Nghĩa thì qua du học, anh Vũ thì qua thực tiễn kinh doanh).

Theo mình thì 2 anh này lên tới đỉnh cao của thành công rồi nên cảm thấy bế tắc trước mong muốn phát triển thêm nữa, nên họ lao vào thiền, để mong cho não mình sáng suốt, sáng tạo hơn. Nhưng, cũng phải thấy là 2 anh này đi tu tập khi công ty đã đủ lớn, tự vận hành được mà không cần sự có mặt của họ. Nên việc họ nói là vì thiền mà công ty phát triển hơn khả năng lớn là chém gió! Thành công của công ty khi lãnh đạo đi thiền nhiều khi là do các thành viên khác tạo nên, chẳng phải do sếp đi thiền. Vì đi tu thiền đích thực thì điều hành công ty sao được!

Vì những phân tích trên, mình rất phản đối việc lạm dụng thiền với người trẻ. Vì tuổi trẻ cần nhiều thời gian để nạp kiến thức hơn là thiền. Ví dụ 1 ngày bỏ ra 1 tiếng để đọc sách thì nạp được biết bao kiến thức, trong khi lại mất 1 tiếng để thiền, mà trẻ con đang tuổi hiếu động chả biết mấy đứa thiền được hay là ngủ gật?

Thiền chỉ nên dành cho những người cơ bản đã nạp đủ kiến thức, như Khổng tử nói là tứ thập nhi bất hoặc (40 tuổi không còn hồ nghi gì nữa, tức là đã học cơ bản đủ) thì mới nên thiền và thiền mới hiệu quả.

Anh Vũ, anh Nghĩa ngoài 40 mới đi thiền. Nhưng con anh Nghĩa 3 tuổi đã đi thiền, mình dự là sau này giỏi lắm cũng chỉ thành ni cô chứ không làm được gì hơn! Kiến thức loanh quanh cũng chỉ là Phật pháp không hơn, giống mấy chú tiểu đi chùa từ bé đến già thì cũng chỉ làm sư.

Tu thiền tới đỉnh cao như anh Vũ thì tuyên giáo còn gọi bằng cụ. Anh tự xưng là người nhà trời, có thể giao tiếp với trời?! Còn hơn cả lãnh tụ.

Mấy nước mà nhiều thiền sư nhất, nhiều người đi tu tập nhất chắc là Myanmar, Ấn Độ, Nepal, toàn các nước nghèo đói lạc hậu! Chả biết thiền sư dạy thiền sinh đầu óc sáng suốt ra sao mà nước nhà toàn nát bét. Mình cũng chưa thấy danh nhân tầm cỡ thế giới nào giỏi giang, nổi tiếng nhờ thiền cả? Người ta đều thành công nhờ nỗ lực học hành, nghiên cứu, lao động.

Làm gì có doanh nghiệp hàng đầu thế giới nào kiểu Google, Microsoft, Meta, Tesla, Amazon…nào phát triển nhờ nhân viên chịu khó thiền như công ty Võ Trọng Nghĩa (anh ấy bảo thế). Nhân viên mà cứ thiền cả ngày hưởng nguyên lương thì công ty phá sản chứ phát triển kiểu gì?!

Ấy thế mà bây giờ cứ nói động đến thiền hay Phật giáo là có vô số người vào húc cho xem, đại khái sẽ chém là mày đã thiền chưa mà dám bàn. Vì họ coi thiền và Phật pháp là thứ tôn nghiêm bất khả xâm phạm, kể cả khi đang lạm dụng (ngáo). Đấy là mê tín chứ gì đâu.

Chính vì dựa vào sự mê muội của đám đông (đa phần là trí thức mới đau lòng), nên các lớp tu thiền mọc lên như nấm, đủ các loại. Rồi họ lồng ghép vào đó đủ các thứ và nhiều nhất là giáo dục, hổ lốn nhào trộn giữa thiền, Phật và yoga để thu tiền. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cũng phải hơn chục năm mới thấy mặt trời chân lý chói qua tim, mà đây tu vài khóa thiền đã giác ngộ được cách mạng.

Mình thấy những người mê muội thiền nhất có lẽ là những người đang bị stress, bị sốc, bị thất bại, chới với, bị lạc hướng trong cuộc đời, nên cần chỗ tĩnh tâm để nhìn ngược vào trong. Đúng như người ta giải thích tại sao ông Thích Nhất Hạnh lại nổi tiếng bên Tây. Là do Tây nó bon chen quá, nên thành phần nói trên quá nhiều. Thiền khi đó giống như liệu pháp trị bệnh tâm lý mà thiền sư giống như bác sĩ.

Bây giờ đúng là thời mạt pháp, ngáo tâm linh. Chả lo học hành, nghiên cứu, tranh đấu, chỉ đâm đầu vào cầu cúng, buông bỏ (thì lấy ai làm?).


1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc