Ở Hong Kong, cuộc tìm kiếm một bản sắc duy nhất

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

In Hong Kong, the Search for a Single Identity

 

Ở Hong Kong, cuộc tìm kiếm một bản sắc duy nhất

 

 


 

To explain the city’s fraught present, two books look to its past.

 

Để giải mã hiện tại nặng nề của thành phố này, hai cuốn sách mổ xẻ quá khứ của nó

 

 

 

The first Hong Kongers, so the myth goes, were rebels.

 

Theo truyền thuyết, những cư dân Hong Kong đầu tiên là những kẻ nổi loạn.

 

 

 

In the fifth century a Chinese official named Lu Xun incited a rebellion against the Jin dynasty.

 

Thế kỷ 5, viên quan Trung Quốc Lu Xun [có thể là Lục Tốn hoặc Lỗ Tấn]  đã châm ngòi cuộc nổi dậy chống lại triều đại Đông Tấn.

 

 

 

He lost, and fled with his army to Lantau, one of Hong Kong’s islands, where they lived in caves and ate so much raw fish that, according to one popular version of the legend, they grew fish heads.

 

Ông ta thua trận và cùng đạo quân của mình chạy trốn đến Lantau  [Đại Tự Sơn], một trong những hòn đảo của Hong Kong, nơi họ sống trong hang động và – theo một phiên bản truyền thuyết rất nhiều người biết đến – ăn nhiều cá sống đến nỗi họ mọc ra đầu cá.

 

 

 

Indigenous Hong Kongers, the so-called Lo Ting, are said to be these insurrectionist mermen.

 

Tương truyền người Hong Kong bản địa, được gọi là Lo Ting  [Ngư tinh?], là đám người dấy loạn đã biến thành người cá này.

 

 

 

In recent years, the Lo Ting have inspired television shows, artworks and plays in Hong Kong.

 

Những năm gần đây, giống người Lo Ting đã truyền cảm hứng cho những chương trình truyền hình, tranh ảnh nghệ thuật  và kịch nghệ ở Hong Kong.

 

 

 

To those who perpetuated the myth, it didn’t matter that the tale was utterly fantastical.

 

Đối với những người tiếp tục làm cho thần thoại này sống mãi, thì câu chuyện đó có hoàn toàn viển vông cũng đâu có gì là quan trọng.

 

 

 

What mattered was that the story was created by and for Hong Kongers.

 

Quan trọng là câu chuyện do người Hong Kong sáng tác ra.

 

 

 

It was an alternative to the dominant narratives told about the city by the British and the Chinese.

 

Nó là một câu chuyện thay thế cho những câu chuyện mang tính áp đặt được người Anh và người Trung Quốc kể về thành phố này.

 

 

 

It was an effort by Hong Kongers to reclaim their own history.

 

Đó là một nỗ lực của người Hong Kong để đòi lại lịch sử của chính họ.

 

 

 

Two new books advance that effort by centering the voices and perspectives of Hong Kongers.

 

Hai cuốn sách mới thúc đẩy nỗ lực đó bằng cách đặt tiếng nói và quan điểm của người Hong Kong vào tâm điểm .

 

 

 

Louisa Lim’s “Indelible City” dismantles the received wisdom about Hong Kong’s history and replaces it with an engaging, exhaustively researched account of its long struggle for sovereignty.

 

“Indelible City” (tạm dịch: “Thành phố không thể lãng quên”) của Louisa Lim bác bỏ quan điểm mặc định  về lịch sử của Hong Kong và thay thế nó bằng một câu chuyện hấp dẫn, được nghiên cứu đến từng chi tiết về cuộc đấu tranh lâu dài giành chủ quyền của thành phố này.

 

 

 

And in her pulsing debut memoir, “The Impossible City,” Karen Cheung writes eloquently about what it means to find your place in a city as it vanishes before your eyes.

 

Và trong cuốn hồi ký đầu tay đầy rung động của mình, “The Impossible City” (tạm dịch “Thành phố bất khả”), Karen Cheung đã viết một cách hùng biện về việc thấy được vị trí của bạn trong một thành phố khi nó biến mất trước mắt bạn có ý nghĩa thế nào.

 

 

 

Each book sheds a different light on how longstanding forces converged to foment the sustained outpouring of anger and frustration that in 2019 shook Hong Kong to its core.

 

Theo những cách khác nhau, mỗi cuốn sách đã vén màn sự thật về những thế lực lâu đời đã cùng hội tụ về một nơi để khích động cơn giận dữ và bất bình bùng phát kéo dài mà năm 2019 đã khiến Hong Kong rung chuyển đến tận cốt lõi như thế nào.

 

 

 

Lim, a former journalist for NPR and the BBC who was based in China for a decade, argues that “right from the very start, Hong Kong’s identity was conditional and uncertain,” as its history was written by China and Britain, the two great powers that have asserted sovereignty over Hong Kong for centuries.

 

Lim, nguyên là một nhà báo đã làm việc tại Trung Quốc một thập kỷ để đưa tin cho NPR  và BBC, lập luận rằng "ngay từ buổi đầu, bản sắc  của Hong Kong bị phụ thuộc và mơ hồ," do lịch sử của nó được Trung Quốc và Anh viết nên, hai thế lực vĩ đại ấy đã khẳng định chủ quyền đối với Hong Kong trong nhiều thế kỷ.

 

 

 

In China’s telling, Hong Kong was a part of China from ancient times until it was unjustly taken by British imperial aggressors with the Treaty of Nanjing in 1842, which ended the first Opium War.

 

Theo câu chuyện lịch sử mà Trung Quốc kể lại, Hong Kong là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại cho đến khi bị quân xâm lược từ Đế quốc Anh sang chiếm một cách bất chính bằng Hiệp ước Nam Kinh năm 1842, hiệp ước này đã kết thúc cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất.

 

 

 

It was the start of China’s “century of humiliation” by the West, and only with the return of Hong Kong to Chinese rule in 1997 was this perceived indignity finally resolved.

 

Sự kiện này đã mở đầu “thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc trước phương Tây, và chỉ khi Hong Kong được trả về dưới quyền Trung Quốc  năm 1997 thì mối kì sỉ đại nhục này cuối cùng mới được hóa giải.

 

 

 

Now, Beijing plans to fold Hong Kong — and cities like Macau, Shenzhen, Guangzhou— into a single southern Chinese hub called “the Greater Bay Area.”

 

Hiện nay, Bắc Kinh có kế hoạch dồn Hong Kong – và các thành phố như Ma Cao, Thâm Quyến, Quảng Châu…  – vào thành một trung tâm duy nhất ở phía nam Trung Quốc được gọi là “Vùng Vịnh Lớn”.

 

 

 

Lim is well versed in the Communist Party of China’s ability to rewrite history in real time.

 

Lim biết rành rẽ cái tài viết lại lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngay tại thời điểm sự kiện xảy ra .

 

 

 

Her first book, “The People’s Republic of Amnesia” (2014), explained the party’s efforts to suppress the legacy of the Tiananmen Square crackdown in 1989.

 

Cuốn sách đầu tiên của chị, “The People’s Republic of Amnesia” (tạm dịch: “Cộng hòa Nhân dân Mất trí”) (xuất bản năm 2014), vạch trần những nỗ lực của đảng nhằm lấp liếm hậu quả  mà cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 để lại.

 

 

 

China is a familiar antagonist in Western reporting on Hong Kong, but Lim reserves her sharpest criticism for the British, whose narrative of an “imaginary Hong Kong” — a “barren rock” until they arrived and transformed it into “Asia’s Global City” — “deprived Hong Kong of a precolonial history,” Lim writes, “and Hong Kongers of progenitors.”

 

 Trung Quốc là địch thủ quen thuộc trong báo cáo của phương Tây về Hong Kong, nhưng Lim đã dành lời chỉ trích gay gắt nhất của mình cho người Anh, câu chuyện họ kể về một “Hong Kong tưởng tượng” – một “tảng đá cằn cỗi” trước khi họ đến đó và biến nó thành “Thành phố toàn cầu của châu Á” – “đã tước đoạt của Hong Kong một lịch sử tiền thuộc địa,” Lim viết, “và tước đoạt của người Hong Kong những tổ tiên của họ.”

 

 

 

Lim, the daughter of a Singaporean Chinese father and a British mother, moved to Hong Kong at the age of 5.

 

Là con gái của một người cha Singapore gốc Trung Quốc và mẹ là người Anh, Lim chuyển đến sống ở Hong Kong khi mới năm tuổi.

 

 

 

In school, she was taught a “startlingly Victorian” curriculum “designed to ensure that we did not identify too closely with any place.”

 

Ở trường, cô bé được dạy một chương trình “đáng kinh ngạc thời Victoria, được thiết kế để đảm bảo rằng chúng tôi không gắn bó quá mật thiết với bất kỳ nơi nào.”

 

 

 

Children did not learn the bloody means by which Britain had come to acquire Hong Kong, with the real motive of renewing its illegal opium trade in China.

 

Trẻ em đã không được học về những biện pháp đẫm máu mà Anh quốc đã dùng đến để chiếm được Hong Kong, mà động cơ thực sự của Anh là tiếp tục hoạt động buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp ở Trung Quốc.

 

 

 

Throughout this colonial history Lim sprinkles vivid details that underscore the racism and “willful disregard” with which Britain governed its last major colony.

 

Xuyên suốt thời kỳ lịch sử thuộc địa này, Lim đã rải rắc những chi tiết sống động làm nổi bật sự phân biệt chủng tộc và “cố ý khinh thường” mà Anh quốc dành cho Hong Kong trong suốt quá trình cai trị thuộc địa lớn cuối cùng đó của mình.

 

 

 

Her own relative Henry May, the governor of Hong Kong in 1912, banned Chinese people from living in the exclusive Peak neighborhood and owned a racing pony he named Yellow Skin.

 

Thống đốc Hong Kong năm 1912 là Henry May, một người có họ hàng với chị, đã cấm người Trung Quốc sống trong khu phố Peak dành riêng cho người châu Âu  và đặt tên cho một con ngựa đua của ông ta là Da vàng.

 

 

 

Drawing on a “holy grail” of archived, formerly confidential interviews from the 1980s and ’90s, Lim presents a dramatic account of how the British, while negotiating the handover, repeatedly obfuscated and withheld information from their most trusted Hong Kong advisers.

 

Dựa trên cái thứ được “ săn lùng ráo riết” là những cuộc phỏng vấn được lưu trữ, từng là hồ sơ mật từ những năm 1980 và 1990, Lim phơi bày câu chuyện đầy kịch tính về cách mà người Anh trong khi đàm phán việc trao trả Hong Kong đã liên tục làm xáo trộn và che giấu thông tin từ các cố vấn Hong Kong đáng tin cậy nhất của họ ra sao.

 

 

 

These so-called Unofficials, led by S.Y.

 

Năm 1984, những cố vấn được gọi là Không chính thức này, đứng đầu là S.Y.

 

 

 

Chung, warned Margaret Thatcher in 1984 that safeguards were necessary to ensure that China adhered to its promise to leave Hong Kong’s way of life unchanged for 50 years.

 

Chung, đã cảnh báo bà Margaret Thatcher rằng cần phải có những biện pháp bảo vệ  để đảm bảo rằng Trung Quốc giữ vững lời hứa không thay đổi cách sống của Hong Kong trong 50 năm.

 

 

 

Lim says Thatcher secretly shared their doubts, yet still pressed on with the negotiations.

 

Lim nói rằng bà Thatcher đã ngầm chia sẻ những nghi ngại của họ, song vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán đó.

 

 

 

The stage was set for an unraveling.

 

Bối cảnh đã được thiết lập để lần ra manh mối.

 

 

 

Lim’s interpretation, of course, benefits from hindsight.

 

Sự diễn giải của Lim đương nhiên thuận lợi hơn vì là nhận thức của hậu thế .

 

 

 

In this alternate narrative of Hong Kong, free of the straitjacket of state-sponsored history, Lim places the recent protests in the territory’s centuries-long history of rebellion, stretching back to when it was a flourishing salt production center in the 12th century B.C.

 

Trong câu chuyện không chính thống này về Hong Kong, không bị bó buộc bởi cái lịch sử được nhà nước bảo trợ, Lim đã đặt những cuộc biểu tình gần đây vào bối cảnh lịch sử nổi loạn trong nhiều thế kỷ của lãnh thổ này, kéo dài từ thời nó còn là một trung tâm sản xuất muối thịnh vượng hồi thế kỷ 12 TCN.

 

 

 

She details recent efforts among Hong Kongers to forge a sense of shared history, from the Lo Ting mythmaking to “archival marathons,”  in which volunteer researchers gather to comb as many as 8,000 pages of source material at a time, “piecing together the past.”

 

Chị thuật lại chi tiết những nỗ lực gần đây của người Hong Kong để hình thành ý nghĩa về lịch sử chung, từ sáng tác thần thoại về người Lo Ting đến những "cuộc đua marathon về hồ sơ lưu trữ ", mà trong đó những nhà nghiên cứu tình nguyện tụ họp để rà soát đến 8.000 trang tài liệu nguồn cùng một lúc, "chắp nối những mảnh quá khứ lại với nhau.”

 

 

 

And, Lim writes, Hong Kongers “were political animals too, who would show their dissatisfaction when their core values were threatened,” by taking to the streets.

 

Và, như Lim viết, người Hong Kong “cũng rất dữ dằn về chính trị, họ sẽ bày tỏ nỗi bất bình khi những giá trị cốt lõi của họ bị đe dọa,” bằng cách xuống đường.

 

 

 

Over time, Lim writes, there emerged a Hong Kong identity grounded in a respect for hard work and perseverance (a.k.a. the “Lion Rock Spirit”) and held together by a shared Cantonese language and a growing wariness of the mainland.

 

Dần dà, đã nổi lên rõ nét một bản sắc Hong Kong bắt nguồn từ sự tôn trọng tinh thần chăm chỉ và kiên gan bền chí (còn được gọi là “Tinh thần Sư Tử Sơn ”) và gắn bó với nhau  bởi cùng chung một ngôn ngữ là tiếng Quảng Đông và cùng chịu sự cảnh giác ngày càng tăng của đại lục, Lim viết.

 

 

 

But perhaps the most unlikely of heroes in Lim’s account — in fact, her inspiration for the book in the first place — is Tsang Tsou-choi, better known as the King of Kowloon.

 

Nhưng có lẽ nhân vật gây bất ngờ nhất  trong câu chuyện của Lim – trên thực tế là nguồn cảm hứng cho cuốn sách của chị ngay từ đầu – là Tsang Tsou-choi, hay còn được gọi là Vua Kowloon [Cửu Long].

 

 

 

A toothless trash collector who accused the British colonialists of stealing his ancestral homeland, “the King” spent nearly six decades, from the 1950s until he died in 2007, waging a bold graffiti campaign around the island to make his claims known.

 

Là người thu gom rác móm răng đã cáo buộc thực dân Anh đánh cắp quê hương của tổ tiên ông, "Nhà Vua" này đã dành gần sáu thập kỷ từ những năm 1950 cho đến tận năm 2007 khi ông qua đời để tiến hành một chiến dịch thư pháp  graffiti táo bạo quanh hòn đảo này nhằm khiến cho tuyên bố của mình được mọi người biết đến.

 

 

 

In pursuing his story, Lim “discovered a multitude of Hong Kongs,” and of her own competing identities.

 

Trong lúc theo đuổi câu chuyện của ông, Lim “khám phá ra một quần chúng Hong Kong” và những căn tính mâu thuẫn của riêng chị.

 

 

 

Was she a neutral journalist or a participant?

 

Chị là một nhà báo trung lập hay một người trong cuộc?

 

 

 

As a Eurasian who speaks only “shamefully basic” Cantonese, is she a real Hong Konger?

 

Là một người lai Âu-Á chỉ nói được tiếng Quảng Đông “căn bản một cách đáng xấu hổ”, chị có phải là người Hong Kong thực sự không?

 

 

 

By the end, Lim concludes she is, and that she therefore could not remain neutral.

 

Cuối cùng, Lim kết luận rằng chị thực sự là người Hong Kong, và do đó chị không thể giữ thái độ trung lập.

 

 

 

“Distance is a privilege that Hong Kongers — no matter where — cannot enjoy,” she writes.

 

“Khoảng cách là một đặc quyền mà người Hong Kong – dù ở bất kỳ đâu – không được hưởng,” chị viết.

 

 

 

“There is no escape from the horror of watching your home be destroyed.”

 

"Chẳng có lối nào để thoát khỏi sự kinh hoàng khi chứng kiến ngôi nhà của bạn bị phá hủy."

 

 

 

In “The Impossible City,” Cheung likewise distinguishes among the multiple universes that make up modern Hong Kong.

 

Tương tự như vậy, trong cuốn “The Impossible City” Cheung cũng phân biệt giữa vô vàn thế giới đã  tạo nên Hong Kong hiện đại.

 

 


 

There is the “cosmopolitan city,” home to international students and expats whose idea of paradise is Lan Kwai Fong, “a bar-infested slope of drunk men and Jell-O shots,” who proudly tell people they’re from Hong Kong but are “barely able to describe the city without talking about Mong Kok or char siu rice.”

 

Ở đó có “thành phố quốc tế”, ngôi nhà của những sinh viên quốc tế và người nước ngoài mà ý tưởng về thiên đường của họ là Lan Kwai Fong, “con dốc tràn ngập những quán bar với những người đàn ông say xỉn và những cốc Jell-O ”, những người này tự hào nói với mọi người rằng họ đến từ Hong Kong nhưng họ “khó có thể miêu tả thành phố mà không nói về khu mua sắm Mong Kok [Vượng Giác] hay cơm xá xíu.”

 

 

 

Then there’s the universe of wet markets and the waterfront, of “underground musicians in industrial buildings, anarchists who run a vegetarian restaurant, and zinemakers and poets who write in both Chinese and a bastardized English.”

 

Và rồi đến thế giới của những khu chợ hải sản và bến tàu , của “những nhạc công dưới tầng hầm trong các tòa nhà công nghiệp, những người theo chủ nghĩa vô chính phủ kinh doanh một nhà hàng chay, những người tự xuất bản tạp chí  bằng máy photocopy và các nhà thơ viết bằng cả tiếng Trung và một thứ tiếng Anh hổ lốn.”

 

 

 

It is in these “quiet corners” where Cheung learned what it means to be a Hong Konger.

 

Chính là ở những “xó góc lặng lẽ” này Cheung đã hiểu được ý nghĩa của việc làm một người Hong Kong.

 

 

 

Her memoir spans the period between the 1997 handover and 2021, the year after new national security legislation became “a weapon for Beijing to silence dissent in Hong Kong,” as well as a “turning point for a total crackdown that soon infiltrated all aspects of life.”

 

Cuốn hồi ký của cô trải dài qua quãng thời gian từ năm 1997 đến năm 2021, một năm sau khi luật an ninh quốc gia mới trở thành “vũ khí để Bắc Kinh bịt miệng những bất đồng chính kiến ở Hong Kong,” và cũng là một “bước ngoặt cho một cuộc đàn áp toàn diện đã sớm thâm nhập vào tất cả các khía cạnh của đời sống."

 

 

 

Cheung was reluctant to write about Hong Kong until “the walls began closing in,” and she feared if she waited too long there wouldn’t be a Hong Kong left to write about.

 

Cheung đã bất đắc dĩ phải viết về Hong Kong trước khi “những bức tường bắt đầu đóng lại” và cô e rằng nếu đợi quá lâu sẽ chẳng còn một Hong Kong để viết về nó nữa.

 

 

 

This book, she says, is her way of remembering “the way we lived.”

 

Cô nói rằng cuốn sách này là cách để cô nhớ đến “cái cách chúng ta từng đã sống.”

 

 

 

Cheung was born in Shenzhen and moved to Hong Kong before the age of 1.

 

Cheung sinh ra ở Thâm Quyến và sang Hong Kong sống trước khi lên một tuổi.

 

 

 

“When I was 4,” she writes, “my small city went from being a British colony to Chinese property.”

 

“Khi tôi lên bốn,” cô viết, “thành phố nhỏ của tôi từ một thuộc địa của Anh đã biến thành đất của Trung Quốc.”

 

 

 

By then, her parents were separated, her mother absent, her father temperamental.

 

Lúc bấy giờ cha mẹ cô đã ly thân, mẹ cô không ở cùng cô, cha cô thì tính khí thất thường.

 

 

 

Her relations with both are strained.

 

Mối quan hệ của cô với cả cha lẫn mẹ đều căng thẳng.

 

 

 

The “only reliable presence” in Cheung’s life was her grandmother, who was fastidious about her Taoist rituals and expressed her love through food, from abalone and lettuce to steamed fish to cake rolls.

 

“Sự hiện diện đáng tin cậy duy nhất” trong đời Cheung là bà của cô, người rất cảnh vẻ với những lễ nghi Đạo Lão của bà và thể hiện tình yêu của mình qua các món ăn, từ bào ngư và rau diếp cho đến cá hấp và bánh cuộn.

 

 

 

Back then, Cheung didn't yet know what it meant to be a Hong Konger.

 

Lúc ấy Cheung vẫn chưa biết làm một người Hong Kong có nghĩa là gì.

 

 

 

The SARS crisis and the 2003 protests against Article 23, a national security bill, are mere background noise to the familiar drama of childhood.

 

Cuộc khủng hoảng dịch SARS và các cuộc biểu tình năm 2003 chống lại Điều 23, một dự luật an ninh quốc gia, chỉ là tiếng động nền cho bi kịch quen thuộc của tuổi thơ.

 

 

 

For a few years, Cheung attended an expensive English-language international school, hung out poolside with friends at elite country clubs and went on expensive overseas trips to highland castles.

 

Trong vài năm, Cheung theo học tại một trường quốc tế dạy bằng tiếng Anh học phí đắt đỏ, tiêu khiển thời gian bên bể bơi với bạn bè tại các câu lạc bộ của giới tinh hoa trong vùng và làm những chuyến du ngoạn tốn kém đến những lâu đài vùng cao nguyên ở nước ngoài.

 

 

 

When her father, a businessman, lost his fortune, he pulled her out of that cosseted world and sent her to a conservative public school where tuition was free, Cantonese reigned, and the students came from a mix of socioeconomic backgrounds.

 

Khi cha cô – một doanh nhân – bị mất hết tiền bạc, ông ta đã kéo cô ra khỏi thế giới được nâng như nâng trứng đó và gửi cô đến một trường công lập bảo thủ miễn phí, dạy thuần bằng tiếng Quảng Đông, và học sinh thì xuất thân từ những tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau.

 

 

 

Cheung’s former private school classmates started calling her “local”; the condescension and classism do not escape her.

 

Các bạn học ở trường tư thục cũ của Cheung bắt đầu gọi cô là "dân địa phương"; sự trịch thượng và phân biệt giai cấp không rời bỏ cô.

 

 

 

Increasingly estranged from her family, Cheung moved out of her home at 18.

 

Ngày càng xa lạ với gia đình, Cheung dọn ra khỏi nhà năm 18 tuổi.

 

 

 

She spent years sleeping on couches and bunk beds, living with a series of 22 different roommates in six different residences.

 

Cô đã trải qua hàng năm trời ngủ trên đi-văng và giường tầng, sống chung với 22 người bạn cùng phòng khác nhau trong sáu ngôi nhà khác nhau.

 

 

 

This is to be expected in Hong Kong, where the collusion between the government and local property developers makes the cost of living prohibitively high for most:

 

Việc này là bình thường ở Hong Kong, nơi mà sự câu kết giữa chính phủ và các nhà phát triển bất động sản địa phương làm cho chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng với hầu hết mọi người:

 

 

 

“Everywhere we look in Hong Kong, we’re confronted with the impossibilities of trying to make a home in a city where the game is rigged.”

 

“Nhìn vào bất kỳ nơi nào ở Hong Kong, chúng tôi đều phải đương đầu với sự bất khả trong việc cố gắng kiếm một chỗ ở trong một thành phố nơi  trò chơi bị đổi trắng thay đen.”

 

 

 

Cheung is bracingly forthright about her depression and the difficulties of navigating a public health system that is often unaffordable and inaccessible.

 

Cheung chẳng màng giấu diếm về chứng trầm cảm của mình và những khó khăn trong việc len lách giữa một hệ thống y tế công cộng thường là không chi trả nổi và không thể tiếp cận.

 

 

 

In 2019, when Hong Kongers began taking to the streets to protest against a proposed law that would allow extraditions to mainland China, she watched as this lifelong personal battle ballooned into a citywide mental health crisis.

 

Năm 2019, khi người Hong Kong bắt đầu xuống đường để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ sang Trung Hoa đại lục, cô chứng kiến cuộc chiến cá nhân suốt đời cô đã bùng lên thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trên toàn thành phố.

 

 

 

Despite its “impossibilities,” the city gradually became Cheung’s chosen family.

 

Bất chấp những sự “bất khả” của thành phố này, nó dần trở thành mái ấm gia đình mà Cheung lựa chọn.

 

 

 

She was a law student studying abroad in Scotland during the birth of the Umbrella Movement in 2014, when as many as 100,000 people camped out in the streets in an effort to force local officials and Chinese Communist Party leaders in Beijing to heed their demands for free and direct elections for Hong Kong’s top leader, the chief executive.

 

Năm 2014 cô là sinh viên luật đang du học ở Scotland khi Phong trào Ô dù  ở Hong Kong vừa mới ra đời, có tới 100.000 người hạ trại trên đường phố với nỗ lực buộc các quan chức địa phương và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh phải chú ý đến những yêu cầu của họ đòi được tự do bầu cử  và trực tiếp bầu lên vị trí lãnh đạo cao nhất của Hong Kong là Trưởng đặc khu.

 

 

 

When she returned, she overcompensated “by showing up to every protest I can manage.”

 

Khi Cheung về nước, cô đã cố gắng bù lại vượt mức "bằng cách xuất đầu lộ diện trong mọi cuộc biểu tình mà tôi có thể xoay xở đến được."

 

 

 

In 2019, she found herself shuttling between “real” life — where she goes to work and happy hour drinks and everything appears normal — and the “other world,” the one in which she wears a hard hat and face mask to join the crowd of thousands marching as one.

 

Năm 2019, cô thấy mình chạy như con thoi giữa cuộc sống “thực” – nơi cô đi làm và đi nhậu vào giờ giảm giá đồ uống và mọi thứ có vẻ bình thường – và “thế giới khác”, nơi cô đội mũ cứng và đeo khẩu trang để hòa vào đám đông diễu hành ngàn người như một.

 

 

 

Interspersed throughout this narrative are her intimate conversations with friends, fellow protesters, musicians and former classmates.

 

Rải rác trong suốt cuốn sách là những cuộc trò chuyện thân mật giữa cô với bạn bè, với những người cùng biểu tình, những nhạc công và các bạn học cũ.

 

 

 

There is an almost trancelike quality to her memories, of both dramatic and quiet moments: singing along with the mellifluous voice of Teresa Teng in her father’s car; a suicidal Cheung yelling down at police officers from the ledge of her building; sitting on a pier looking out “over the silhouettes of islets … balancing a cup of coffee in between my knees and staining the pages of my book with salt.”

 

Những hồi ức của cô gần như nửa mơ nửa tỉnh, gồm cả những khoảnh khắc đầy kịch tính và những khoảnh khắc rất thanh bình: hát theo giọng hát du dương của nữ ca sĩ Teresa Teng trong xe của cha cô; một cô Cheung muốn tự sát đứng trên gờ tường tòa nhà của cô mà la hét xuống các sĩ quan cảnh sát; ngồi trên cầu tàu nhìn ra "những cái bóng của những hải đảo nhỏ ... giữ một tách cà phê thăng bằng giữa hai đầu gối và làm vấy muối lên những trang sách của tôi."

 

 

 

When an ex-classmate jokes to Cheung that she is “writing a book about how much you hate international school kids,” she replies, “It’s not a whole book on that.”

 

Khi một người bạn học cũ bỡn cợt Cheung rằng cô đang “viết một cuốn sách về việc cậu ghét những đứa trẻ học trường quốc tế đến mức nào,” cô đáp lại: “Đâu phải toàn bộ cuốn sách nói về điều đó.”

 

 

 

A lot of it is.

 

Nhiều chỗ quả thực là thế.

 

 

 

But Cheung’s critiques ring true: of the “expats who moved to Asia to teach English or find themselves,” of foreign media and its often reductionist storytelling.

 

Nhưng những phê bình của Cheung nghe có vẻ đúng: về “những người nước ngoài đến châu Á để dạy tiếng Anh hoặc tìm kiếm bản thân,”  về phương tiện truyền thông nước ngoài và cách kể chuyện thường là theo kiểu giản hóa của nó.

 

 

 

But her derision for this faceless “cosmopolitan” set is so scathing, her view that affluent, apolitical people overlook the real Hong Kong so transparent, that I found myself wanting to hear more from these people themselves.

 

Nhưng sự nhạo báng của cô đối với cái cảnh “thành phố quốc tế” không căn tính  này thật gay gắt, cô có quan điểm thật rõ ràng rằng những người giàu có, thờ ơ với chính trị thường không để ý đến một Hong Kong chân chính, đến nỗi tôi thấy mình muốn được nghe nhiều hơn từ chính những người đó.

 

 

 

Readers won’t find those views here; Cheung does not claim to represent anyone but herself.

 

Độc giả sẽ không thấy những quan điểm đó ở cuốn sách này; Cheung không tuyên bố đại diện cho ai cả ngoài chính bản thân cô.

 

 

 

She drops Chinese characters in the text sometimes without translation or explanation.

 

Đôi khi cô ngẫu nhiên tương cả các ký tự Trung Quốc vào văn bản mà không dịch ra hoặc giải thích gì.

 

 

 

“Maybe this isn’t the book you expected to read,” Cheung writes.

 

Cheung viết: “Có lẽ đây không phải là cuốn sách mà bạn đón đọc.”

 

 

 

That’s the point.

 

Đó chính là chủ ý.

 

 

 

For far too long, faraway interests have claimed to speak for Hong Kong.

 

Vì từ rất lâu rồi, những nhóm quan tâm từ xa đã tuyên bố họ lên tiếng vì Hong Kong.

 

 

 

It’s time to let Hong Kongers, in all their multitudes, speak for themselves.

 

Đã đến lúc để người Hong Kong, toàn dân, tự lên tiếng vì mình.


INDELIBLE CITY: Dispossession and Defiance in Hong Kong, by Louisa Lim | 294 pp. | Riverhead Books | $28

THE IMPOSSIBLE CITY: A Hong Kong Memoir, by Karen Cheung | 320 pp. | Random House | $28.99

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc