'Nguyên tử và tro tàn', hành trình đáng sợ tìm hiểu sáu vụ tai nạn hạt nhân

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

‘Atoms and Ashes,’ a Frightening Tour of Six Nuclear Accidents

 

'Nguyên tử và tro tàn', hành trình đáng sợ tìm hiểu sáu vụ tai nạn hạt nhân

 

 


 

On Oct. 8, 1957, a Soviet newspaper reported that residents of Cheliabinsk, a city near the Ural Mountains, had spotted an “intensive luminescence, sometimes changing to pale pink and pale blue,” along the horizon.

 

Ngày 8 tháng 10 năm 1957, một tờ báo Liên Xô đưa tin cư dân thành phố Cheliabinsk gần dãy núi Ural phát hiện thấy “vầng sáng rực rỡ, đôi khi chuyển sang màu hồng nhạt hoặc xanh lam nhạt” phía đường chân trời.

 

 

 

Cheliabinsk was located too far south to have had much experience with the aurora borealis, but the newspaper told its readers they happened to be seeing just that — a rare and gorgeous treat.

 

Cheliabinsk nằm rất xa về phía nam nên khó có được trải nghiệm về cực quang, nhưng tờ báo nói với độc giả có vẻ họ tình cờ được chứng kiến hiện tượng đó—quả là may mắn hiếm có tuyệt vời.

 

 

 

“The Northern Lights,” the article concluded, “will remain visible in the Southern Ural latitudes.”

 

Bài báo kết luận “Bắc cực quang vẫn có thể thấy được vùng vĩ độ phía Nam dãy Ural.”

 

 

 

What readers were seeing would indeed remain visible, but the rest of the sentence was a lie.

 

Quả thật hiện tượng khi đó người dân chứng kiến vẫn còn thấy rõ được, nhưng phần còn lại của câu kết luận trên là lời dối trá.

 

 

 

Those “Northern Lights” were in fact billions of irradiated particles that had been released into the air when a plutonium production plant exploded in nearby Kyshtym.

 

Những tia Bắc cực quang” đó trên thực tế là hàng tỷ hạt bức xạ được giải phóng vào không khí khi một nhà máy sản xuất plutonium phát nổ ở vùng Kyshtym gần đó.

 

 

 

It’s just one of many obfuscations, deceptions and outright fabrications recounted by Serhii Plokhy in “Atoms and Ashes,” his frightening new history of nuclear disasters across the world.

 

Đó chỉ là một trong nhiều ngụy tạo, lừa dối và bịa đặt trắng trợn được tác giả Serhii Plokhy thuật lại trong cuốn Atoms and Ashes (Nguyên tử và Tro tàn), ghi lại lịch sử kinh hoàng các thảm họa hạt nhân khắp thế giới.

 

 

 

Plokhy, a historian at Harvard, has written previous books about Chernobyl and the Cuban Missile Crisis.

 

Tác giả Plokhy, sử gia tại Harvard, từng viết vài cuốn sách về Chernobyl và khủng hoảng Tên lửa Cuba.

 

 

 

In the acknowledgments in “Atoms and Ashes,” he says the book began as a response to readers who wanted to know whether the Soviet response to Chernobyl was in any way “unique.”

 

Trong mục Lời cảm ơn của cuốn Atoms and Ashes”, tác giả kể cuốn sách ban đầu mang mục đích phản hồi cho những độc giả muốn biết liệu phản ứng của Liên Xô đối với Chernobyl có là “khác thường.

 

 

 

He notices some patterns in nuclear accidents, including the exceedingly common impulse among governments “to hide information and, later, to spin or distort it”; but Plokhy is too committed to the specifics of each catastrophe to succumb to the temptation of making a grand case.

 

Tác giả nhận thấy có vài điểm chung trong các vụ tai nạn hạt nhân, gồm cả khuynh hướng cực kỳ phổ biến trong các chính phủ muốn “che giấu, và sau đó là dựng chuyện hoặc bóp méo thông tin”; nhưng tác giả Plokhy quá chú tâm vào chi tiết cụ thể trong từng thảm họa nên không dựng được bức tranh toàn cảnh.

 

 

 

Every nuclear disaster is terrible in its own way.

 

Mỗi thảm họa hạt nhân riêng nó đều kinh hoàng.

 

 

 

“Atoms and Ashes” recounts six accidents in detail, the first three connected to “atoms for war” (bomb-making) and the last three connected to “atoms for peace” (energy production).

 

Atoms and Ashesthuật lại chi tiết sáu vụ tai nạn, trong đó ba vụ đầu tiên có liên quan đến “nguyên tử phục vụ chiến tranh” (chế tạo bom) và ba tai nạn sau liên quan đến “nguyên tử vì hòa bình” (sản xuất năng lượng).

 

 

 

There’s the radioactive fallout after the Castle Bravo nuclear test of 1954, when the United States tested a hydrogen bomb at Bikini Atoll in the Marshall Islands; the explosion at Kyshtym, in 1957; the Windscale fire in Britain, also in 1957; the partial meltdown at Pennsylvania’s Three Mile Island, in 1979; the meltdown in Chernobyl, in 1986; and the Fukushima disaster in Japan, in 2011.

 

hiện tượng bụi phóng xạ sau vụ thử nghiệm hạt nhân Castle Bravo năm 1954 khi Mỹ thử bom hydro tại đảo san hô Bikini thuộc quần đảo Marshall; vụ nổ tại Kyshtym năm 1957; vụ cháy Windscale ở Anh, cũng năm 1957; vụ nóng chảy hạt nhân một phần tại đảo Three Mile bang Pennsylvania năm 1979; vụ nổ Chernobyl năm 1986; và thảm họa Fukushima ở Nhật Bản năm 2011.

 

 

 

The global scope of such dire subject matter means that the experience of reading this book is a formidable exercise in cumulative disillusionment.

 

Tầm ảnh hưởng toàn cầu của những sự kiện thảm khốc này khiến độc giả cuốn sách có trải nghiệm dữ dội tích tụ thành cảm giác vỡ mộng thất vọng.

 

 

 

By the time you get to the Soviets’ lies about the “Northern Lights,” you will have already read about how their American adversaries tried to cover up the extent of radioactive fallout after the Castle Bravo test in the Pacific — insisting that the skin lesions suffered by some unfortunate Japanese fishermen nearby was the result not of radiation but “vaporized coral.”

 

Khi bạn đọc biết tới những lời nói dối của Liên Xô vềBắc Cực quang,” thì cũng đã đọc qua phương thức phe đối địch của Liên Xô là Mỹ cố gắng che đậy quy mô mức phát tán phóng xạ sau cuộc thử nghiệm Castle Bravo ở Thái Bình Dương — khăng khăng rằng tổn thương da một vài ngư dân Nhật Bản gần đó phải gánh chịu không phải do phóng xạ mà là do “san hô bay hơi”.

 

 

 

(As Plokhy notes, this coral dust was itself radioactive.)

 

(Theo tác giả Plokhy, chính bụi san hô này mang tính phóng xạ.)

 

 

 

In a subsequent chapter on Britain’s Windscale fire, you will learn how an official report detailing the full scale of the disaster was suppressed by the prime minister, Harold Macmillan, who “ordered the printers to destroy their type.”

 

Trong chương tiếp theo về vụ cháy Windscale Anh, bạn đọc được biết bản báo cáo chính thức trình bày chi tiết toàn bộ quy mô thảm họa bị thủ tướng Harold Macmillan ém nhẹm, ông ta “ra lệnh cho các nhà báo phải hủy bài viết.”

 

 

 

Macmillan released his own interpretation of what happened at Windscale, when equipment problems and human error resulted in a raging reactor fire.

 

Macmillan công bố diễn giải của bản thân ông ta về sự việc xảy ra tại Windscale, đổ cho thiết bị gặp vấn đề và sai sót của con người dẫn đến lò phản ứng bốc cháy dữ dội.

 

 

 

He placed the blame squarely on the personnel, who felt enormously insulted, considering it was their skilled reaction that managed the fire and prevented an actual meltdown.

 

Ông ta đổ lỗi hoàn toàn cho nhân viên, những người này cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, bởi trong thực tế phản ứng chuyên môn của họ đã giúp kiểm soát ngọn lửa và ngăn chặn được một vụ nóng chảy hạt nhân toàn phần.

 

 

 

(One of them recalls looking directly at the fire and thinking, “Oh dear, now we are in a pickle.”)

 

(Một người trong số họ nhớ lại thời điểm nhìn trực tiếp vào ngọn lửa và nghĩ, "Chúng ta gặp rắc rối lớn rồi đây.")

 

 

 

Plokhy makes clear that human error certainly played a part — the reactor was “long overdue” for what is known as a periodic “annealing,” a process to release excess energy.

 

Tác giả Plokhy giải thích rằng sai sót của con người chắc chắn là có — lò phản ứng đã “quá hạn” trong việc thực hiện hoạt động “xử lý nhiệt” định kỳ, quá trình giải phóng năng lượng dư thừa.

 

 

 

But Windscale’s operators were responding to government pressure to produce more plutonium and tritium; it was also the government that pushed to build Windscale quickly and cheaply.

 

Nhưng người vận hành Windscale lúc đó đang phải đáp ứng áp lực từ chính phủ muốn sản xuất thêm nhiều plutonium và tritium; ng chính phủ là yếu tố thúc giục xây dựng Windscale vừa nhanh vừa tiết kiệm chi phí.

 

 

 

When Britain’s chief nuclear scientist, John Cockcroft, insisted that Windscale add some radiation filters during its construction, other officials gave only grudging approval, calling the filters “Cockcroft’s folly.”

 

Khi John Cockcroft, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu nước Anh, khăng khăng yêu cầu Windscale bổ sung một số bộ lọc bức xạ trong quá trình xây dựng, vài quan chức khác chỉ miễn cưỡng thông qua, gọi các bộ lọc này là "trò ngờ nghệch của Cockcroft."

 

 

 

Those filters ended up trapping most of the radiation; without them, the lasting damage to the surrounding area would have been much worse.

 

Những bộ lọc này sau đó giúp ngăn chặn phần lớn bức xạ; nếu không có chúng, thiệt hại lâu dài đối với khu vực xung quanh có thể còn tồi tệ hơn nhiều.

 

 

 

Plokhy adds that subsequent medical observation of the area suggested that the fire may not have been the only source of irradiation at Windscale.

 

Tác giả Plokhy nói thêm quy trình kiểm tra y tế sau đó tại khu vực cho thấy ngọn lửa có thể không phải nguồn bức xạ duy nhất tại Windscale.

 

 

 

The pressure to produce more had also meant an increased risk of radiation leaks.

 

Áp lực gia tăng sản xuất cũng đồng nghĩa với tăng nguy cơ rò rỉ bức xạ.

 

 

 

More than any spectacular explosion, radiation is the deadly stuff that lingers, both in actual fact and in the imagination.

 

Khác với bất kỳ vụ nổ lớn choáng ngợp nào khác, phóng xạ là thứ chết người còn vương lại, cả trong thực tế và trong tâm tưởng con người.

 

 

 

At Three Mile Island, technical malfunction combined with human error to generate a partial meltdown.

 

Tại đảo Three Mile, trục trặc kỹ thuật sai sót của con người gây nên vụ nóng chảy hạt nhân một phần.

 

 

 

Government officials worried that evacuating a 5-mile radius around the plant in an “excess of caution” would create runaway confusion and panic.

 

Các quan chức chính phủ lo ngại việc sơ tán người dân trong bán kính 5 dặm xung quanh nhà máy do "quá thận trọng" sẽ gây hoang mang và hoảng sợ cho dòng người tháo chạy.

 

 

 

As the governor of Pennsylvania put it, describing the terrors of fallout, “It is an event that people are not able to see, to hear, to taste, to smell.”

 

Như thống đốc bang Pennsylvania từng miêu tả nỗi kinh hoàng của bụi phóng xạ, "Đó là sự kiện mà người ta không thể nhìn thấy, nghe thấy, nếm được, hay ngửi được."

 

 

 

“Atoms and Ashes” shows how the nuclear industry requires vast amounts of trust in the establishment — in scientific experts, government officials and corporate figures, a number of whom didn’t exactly acquit themselves well in the dismal examples recounted here.

 

Atoms and Ashes” cho thấy ngành hạt nhân đòi hỏi niềm tin rất lớn vào bộ máy chính quyền — tin vào các chuyên gia khoa học, quan chức chính phủ và đại diện các tập đoàn, nhiều kẻ trong số đó không hẳn làm tròn nghĩa vụ trong những ví dụ tồi tệ được kể ở đây.

 

 

 

Part of this has to do with the real limits of knowledge; for all the confident pronouncements and safety guarantees, the awesome power of nuclear energy doesn’t always behave in ways that are predicted.

 

Một phần của thảm họa là do hạn chế thực tế trong hiểu biết của con người; mặc cho tất cả những tuyên bố chắc chắn và cam đoan về tính an toàn, sức mạnh kinh hoàng của năng lượng hạt nhân không phải lúc nào cũng hoạt động như dự đoán.

 

 

 

Not to mention that the effects of radiation exposure can vary wildly.

 

Chưa kể tác động của việc tiếp xúc với bức xạ có thể rất khác nhau.

 

 

 

One Windscale manager who had battled the fire directly lived until the age of 90, insisting until the end that being irradiated didn’t have any impact on him at all.

 

Một người quản lý Windscale từng trực tiếp chiến đấu với ngọn lửa sống đến tận 90 tuổi, khẳng định cho đến cuối cùng việc bị chiếu xạ không ảnh hưởng gì đến ông cả.

 

 

 

But other people have suffered horrifically, in secret.

 

Nhưng những người khác phải chịu đựng khủng khiếp trong âm thầm.

 

 

 

Contaminated milk, radioactive hot spots, mysterious cancers — the lag time between an accident and its effects can impede efforts to calculate the full scope of a disaster.

 

Sữa nhiễm xạ, địa điểm nhiễm phóng xạ, những chứng ung thư bí ẩn khoảng thời gian chênh lệch giữa một vụ tai nạn và ảnh hưởng của nó có thể cản trở nỗ lực đánh giá toàn bộ mức độ của thảm họa.

 

 

 

And then there is the question of how to dispose of spent fuel, a problem that has been punted to future generations.

 

Và sau đó còn vấn đề xử lý nhiên liệu qua sử dụng, hiện vấn đề này đang bị đẩy cho thế hệ tương lai.

 

 

 

“The existing nuclear industry is an open-ended liability,” Plokhy writes.

 

Tác giả Plokhy viết: “Ngành hạt nhân hiện tại là gánh nặng chưa có hồi kết.”

 

 

 

With catastrophic climate change bearing down on us, nuclear power has been promoted by some as an obvious solution, but this sobering history urges us to look hard at that bargain for what it is.

 

Trong khi biến đổi khí hậu thảm khốc đang đè nặng lên chúng ta, năng lượng hạt nhân đang được một số người ủng hộ coi là giải pháp hiển nhiên, nhưng lịch sử nguy hiểm của năng lượng hạt nhân khiến chúng ta phải xem xét kỹ bản chất của giải pháp này.


ATOMS AND ASHES
A Global History of Nuclear Disasters
By Serhii Plokhy
Illustrated. 345 pages. W.W. Norton & Company. $30.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc