Vương quốc Anh vừa bước sang thế kỷ 20 đã phải đối mặt với vô số điều tồi tệ

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Britain at the Turn of the 20th Century Was Dealing With a Lot, Badly

 

Vương quốc Anh vừa bước sang thế kỷ 20 đã phải đối mặt với vô số điều tồi tệ

 

 


 

“What fools we were,” King George V told his prime minister, Ramsay MacDonald, in 1930, looking back to the era before World War I. In the context of the wartime catastrophe his generation had delivered, the king may have had a point.

 

“Chúng ta mới khờ khạo làm sao,” năm 1930 Vua George V kêu lên với vị thủ tướng Ramsay MacDonald của mình khi nhìn lại thời đại trước Thế chiến I. Trong bối cảnh thảm họa thời chiến mà thế hệ của ngài gây ra, có lẽ nhà vua nói thế cũng có lý.

 

 

 

That was the time of Rudyard Kipling’s “long recessional” and A. E. Housman’s “land of lost content.”

 

Đó là thời đại được miêu tả trong “lời tụng ca dài ” của Rudyard Kipling và trong “quê xứ của những niềm vui đã mất ” của A. E. Housman.

 

 

 

Arthur Balfour, prime minister from 1902 to 1905, lamented “some process of social degeneration” that “may conveniently be distinguished by the name of ‘decadence.’”

 

Arthur Balfour, vị thủ tướng từ năm 1902 đến năm 1905, than thở về “quá trình thoái hóa xã hội nào đó,” cái quá trình mà “có thể dễ dàng phân biệt được bằng cái tên ‘suy đồi’.”

 

 

 

Joseph Chamberlain, the most charismatic politician of the late-Victorian age, put it more pithily.

 

Joseph Chamberlain, chính trị gia có uy tín nhất cuối thời Victoria, diễn đạt một cách mạnh mẽ hơn.

 

 

 

“The Weary Titan,” he said in 1902, “staggers under the too vast orb of its fate.”

 

Năm 1902 ông nói: “Gã khổng lồ Titan mệt lử lảo đảo dưới sức nặng quả địa cầu quá lớn của số phận mình.”

 

 

 

For many Americans today, perhaps fearing late-stage decadence and their own Weary Titan, this story may strike close to home.

 

Ngày nay, với nhiều người Mỹ, có lẽ đang lo sợ về sự suy đồi đã đến giai đoạn cuối và gã khổng lồ Titan mệt mỏi của chính họ, câu chuyện này có thể đánh vào cảm xúc tương tự .

 

 

 

For in Simon Heffer’s telling, the history of Britain from 1880 to 1914 is one in which “a nation so recently not just great, but the greatest power the world had ever known, sustained in its greatness by a rule of law and parliamentary democracy, had begun its decay.”

 

Vì rằng theo lời kể của Simon Heffer, lịch sử Vương quốc Anh từ năm 1880 đến năm 1914 là giai đoạn lịch sử mà trong đó “một dân tộc mới gần đây không chỉ vĩ đại, mà còn là cường quốc vĩ đại nhất thế giới từng biết, liên tục được duy trì trong sự vĩ đại của nó bằng nền pháp trị và dân chủ nghị viện, đã bắt đầu phân rã."

 

 

 

“The Age of Decadence” is a successor volume to the same author’s well-regarded “High Minds: The Victorians and the Birth of Modern Britain” (2013), which charted Britain’s rise to “greatness” in the earlier part of the 19th century.

 

“The Age of Decadence” (“Thời đại Suy đồi”) là tập nối tiếp trong cùng một bộ sách được đánh giá cao của tác giả này: “High Minds: The Victorian and the Birth of Modern Britain” (Trí tuệ cao siêu: Triều đại Victoria và Sự ra đời của Vương quốc Anh  hiện đại”) (2013), nó miêu tả nước Anh vươn tới sự “vĩ đại” hồi đầu thế kỷ 19.

 

 

 

Heffer picks up here with Gladstone taking over the premiership from his great rival, Disraeli, in 1880, then guides us through the high-Victorian era into the 20th century with the accession of King Edward VII in 1901.

 

Heffer tiếp tục ở cuốn này bằng việc Gladstone tiếp quản chức thủ tướng từ đối thủ nặng ký của mình là Disraeli năm 1880, rồi từ đó dẫn dắt chúng ta đi qua thời kỳ Victoria đỉnh cao tiến vào thế kỷ 20 với lễ đăng quang của Vua Edward VII năm 1901.

 

 

 

He ends in 1914 with Britain facing an unhappy choice between a European war with Germany and a civil war in Ireland.

 

Ông kết thúc cuốn sách tại thời điểm năm 1914 với việc Vương quốc Anh phải đối mặt với lựa chọn đáng buồn giữa một cuộc chiến tranh ở châu Âu với Đức và một cuộc nội chiến ở Ireland.

 

 

 

He wisely does not include the origins of the world war substantively in this volume (his book on this topic has just been published in Britain).

 

Ông khôn ngoan không bao gồm những căn nguyên của cuộc thế chiến trong tập sách này (cuốn sách của ông về chủ đề này vừa mới được xuất bản ở Anh).

 

 

 

In such a way he avoids the teleological danger of making everything in Britain about the war as the country hurtles toward some kind of inevitable abyss.

 

Bằng cách đó, ông tránh được nguy cơ mục đích luận  khi xem xét mọi thứ ở Anh từ góc độ  cuộc chiến này trong lúc đất nước đang rầm rầm lao xuống một vực thẳm không thể tránh khỏi nào đó.

 

 

 

In fact, until the last moment, even after the assassination of Archduke Franz Ferdinand, Ireland seemed the more important priority for Britain.

 

Trên thực tế, cho đến thời điểm cuối cùng, thậm chí là sau vụ ám sát Thái tử nước Áo Franz Ferdinand , Ireland dường như là ưu tiên quan trọng hơn đối với Vương quốc Anh.

 

 

 

There are many pleasures to be had in this fine book, not the least of which is the vivacity of Heffer’s prose.

 

Cuốn sách tinh tế này chứa đựng  rất nhiều sự thú vị, mà thú vị nhất  là cách hành văn rất sinh động của Heffer.

 

 

 

A columnist for The Sunday Telegraph as well as a historian, he writes elegantly but punchily, combining seriousness with welcome flashes of waspishness that stop things from getting stuffy.

 

Là người viết chuyên mục cho tờ The Sunday Telegraph đồng thời là nhà sử học, văn phong của ông trang nhã song mạnh mẽ, kết hợp sự nghiêm túc với tính châm biếm thỉnh thoảng lại lóe lên một cách tự nhiên khiến sự vật sự việc không đi vào chỗ buồn tẻ.

 

 

 

Pointing, for example, to the socially entitled Virginia Woolf’s sneering at a fellow novelist, the shopkeeper’s son Arnold Bennett, Heffer notes that her put-downs “had him written off for much of the 20th century by generations of university lecturers and critics, who confused snobbery with literary criticism.”

 

Chẳng hạn như khi Heffer chỉ ra trường hợp nữ văn sĩ Virginia Woolf tự thấy mình có quyền  nhạo báng tiểu thuyết gia đồng nghiệp là Arnold Bennett, con trai một chủ tiệm, ông lưu ý rằng những nhận xét có tính hạ nhục của bà này “khiến Arnold Bennett bị nhiều thế hệ các giảng viên đại học và các nhà phê bình coi thường gần như suốt thế kỷ 20, những kẻ đã lầm tưởng sự hợm hĩnh đó là phê bình văn học.”

 

 

 

That, as they say, is a twofer.

 

Người đó, theo lời họ, là kẻ rẻ tiền .

 

 

 

Heffer has little interest in debates among historians on the period, but unlike many general surveys of this kind, he does not rely just on secondary literature and makes excellent use of wide-ranging archival research.

 

Heffer chẳng mấy hứng thú với những cuộc tranh luận giữa các nhà sử học về thời kỳ này, song không giống như nhiều cuộc khảo sát chung chung kiểu này, ông không chỉ dựa vào tài liệu thứ cấp mà tận dụng triệt để những nghiên cứu trên quy mô rộng được lưu trữ .

 

 

 

That approach gives the book a fresh perspective, although not necessarily a new one.

 

Cách tiếp cận đó mang lại cho cuốn sách một viễn cảnh tươi sáng, mặc dù không nhất thiết phải là mới mẻ.

 

 

 

What is striking about “The Age of Decadence” is that it brings us full circle to the view the late Victorians and Edwardians so often had of themselves and it echoes George Dangerfield’s seminal 1935 book “The Strange Death of Liberal England,” which evocatively depicted how “by the end of 1913 Liberal England was reduced to ashes.”

 

Cái mà “The Age of Decadence” gây được ấn tượng mạnh là nó đưa chúng ta trở lại  với cái cách mà những người cuối thời Victoria và thời Edward thường nhìn nhận về bản thân họ và nó lặp lại cuốn sách có ảnh hưởng sâu xa của George Dangerfield xuất bản năm 1935 “The Strange Death of Liberal England” (“Cái chết kỳ lạ của nước Anh tự do”), cuốn sách miêu tả đầy liên tưởng về cái cách mà "đến cuối năm 1913, nước Anh tự do đã bị biến thành tro bụi."

 

 

 

In Heffer’s telling it is perhaps less ashes to ashes than an overripe piece of fruit rotting and putrefying in front of our eyes.

 

Trong cách kể chuyện của Heffer, có lẽ nó ít giống “cát bụi trở về với cát bụi” hơn mà giống một miếng trái cây quá chín đang thối rữa và phân hủy trước mắt chúng ta.

”The Age of Decadence” is a masterpiece of pacing.

 

"The Age of Decadence" là một kiệt tác về nhịp độ.

 

 

 

After an amiable perambulation with the last of the Victorians, we build to a frantic cliff-top scramble as the Edwardians lose their grip on events and themselves.

 

Sau khi đi một vòng thú vị với những người cuối cùng ở thời Victoria, chúng ta xây dựng nền tảng cho một cuộc tranh giành điên cuồng trên đỉnh vách đá khi những người thời Edward mất khả năng nắm bắt các sự kiện và kém tự tin vào bản thân họ.

 

 

 

The book culminates in three powerful chapters on the suffragists, industrial unrest and the threat of civil war in Ireland.

 

Cuốn sách lên đến đỉnh điểm với ba chương có tác động mạnh nói về những người ủng hộ mở rộng quyền bầu cử, tình trạng bất ổn trong ngành công nghiệp và nguy cơ nổ ra cuộc nội chiến ở Ireland.

 

 

 

By the final pages, Heffer has skillfully conjured a country in chaos and heading over the edge.

 

Đến những trang cuối, Heffer khéo léo gợi ra một đất nước đang hỗn loạn và hướng tới sự mất kiểm soát .

 

 

 

The prime minister, Herbert Henry Asquith, had “rarely felt more hopeless” and by July 1914 believed the United Kingdom had reached “an impasse, with unspeakable consequences.”

 

Thủ tướng Herbert Henry Asquith “hiếm khi cảm thấy tuyệt vọng hơn” và đến tháng 7/1914, ông tin rằng Vương quốc Anh đi đến “đường cùng, với những hậu quả khôn lường.”

 

 

 

The Lord Mayor of Liverpool told the Earl of Derby he feared “a revolution is in progress.”

 

Ngài Thị trưởng Liverpool nói với Bá tước Derby rằng ông lo sợ "một cuộc cách mạng đang tiến triển.”

 

 

 

In the circumstances, a war with Germany looked to many like the easy option.

 

Trong hoàn cảnh đó, một cuộc chiến tranh với Đức có vẻ là lựa chọn ít rủi ro hơn  đối với nhiều người.

 

 

 

Heffer has no hesitation in pointing the finger of blame at the complacent, “swaggering” late-Victorian and Edwardian elites who ran the show in these four decades.

 

Heffer không ngần ngại chỉ mặt những kẻ tự mãn, “vênh váo” trong giới tinh hoa cuối thời Victoria và thời Edward, những người nắm quyền thống trị trong bốn thập kỷ này.

 

 

 

From 1880 “until the apocalypse came in 1914,” he writes reprovingly, “there was among the upper and upper-middle classes a resting on laurels; a decision, literal and metaphorical, to live off dividends rather than work that little bit harder and improve more.”

 

Từ năm 1880 “cho đến khi ngày tận thế đến năm 1914,” ông viết với giọng chê trách, “trong số tầng lớp thượng lưu và trung lưu có sự nghỉ ngơi đầy tự mãn với thành tựu đạt được; một quyết định, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, là sống nhờ lợi thế thay vì làm việc chăm chỉ hơn một chút và hoàn thiện hơn.”

 

 

 

The end result:

 

Kết quả cuối cùng:

 

 

 

“Britain was diminished” and “British power was in decline.”

 

"Nước Anh bị thu nhỏ lại" và "quyền lực của nước Anh suy tàn.”

 

 

 

Heffer warns us against “the pornography of nostalgia,” but still, there are other ways to see the Edwardians.

 

Heffer cảnh báo chúng ta không nên sa vào “sự trần trụi thô thiển của nỗi hoài nhớ ,” tuy vậy vẫn có những cách khác để xem xét những người thời Edward.

 

 

 

Perhaps this period was not one of Thomas Hardy’s times “when all went well,” but the Edwardians certainly meet Arnold Bennett’s criterion of being “identified with the great cause of cheering us all up.”

 

Có lẽ thời kỳ này không phải là một trong những thời của Thomas Hardy “khi mọi thứ đều tốt đẹp,” nhưng những người thời Edward chắc chắn đáp ứng được tiêu chí về con người của Arnold Bennett “gắn bó với sự nghiệp vĩ đại là làm cho tất cả chúng ta phấn chấn .”

 

 

 

Everything was brighter, faster, more fashionable.

 

Mọi thứ đều rạng rỡ hơn, tốc độ hơn, thời trang hơn.

 

 

 

With the growth of cinemas, gramophones, telephones and the first 100-miles-per-hour trains for trips to the seaside, Edwardians for the most part had more fun than those stern Victorians.

 

Với sự phát triển của rạp chiếu phim, máy nghe nhạc (gramophone ), điện thoại và tàu hỏa tốc độ 100-dặm-mỗi-giờ đầu tiên dành cho những chuyến đi nghỉ biển, nhìn chung những người thời Edward sống vui hơn những người thời Victoria khắc khổ kia.

 

 

 

Thanks to advances in medicine and nutrition, people in Britain lived longer (unless they found themselves in the wartime trenches).

 

Nhờ những bước tiến trong y học và dinh dưỡng, người dân Vương quốc Anh sống lâu hơn (ngoại trừ lúc họ thấy mình trong những chiến hào thời chiến).

 

 

 

And everyday life also improved.

 

Và cuộc sống hằng ngày cũng được cải thiện.

 

 

 

If this was an era of revolt, it was also one of radical reform, with a long reach into all areas of society from cradle to grave.

 

Nếu đây là thời đại nổi loạn, thì đồng thời nó cũng là một trong những thời đại cải cách triệt để, với tầm ảnh hưởng vươn xa đến mọi lĩnh vực của xã hội trong suốt đời người.

 

 

 

The daily existence of the working classes on whose backs much of the wealth of the previous century had been built was enhanced immeasurably by a battery of social, industrial and educational legislation.

 

Sự sinh tồn hằng ngày của tầng lớp lao động, mà nhờ vào công sức của họ phần lớn của cải của thế kỷ trước được làm ra, được nâng cao vô hạn bằng một chuỗi những bộ luật xã hội, công nghiệp và giáo dục.

 

 

 

Liberal reform culminated in the comprehensive 1911 National Insurance Act — one of the most important pieces of legislation of the 20th century and one that remains a foundation of the British welfare state and National Health Service.

 

Cuộc cải cách tự do  mà đỉnh điểm là đạo luật Bảo hiểm quốc gia toàn diện năm 1911 – một trong những đạo luật quan trọng nhất của thế kỷ 20 và là đạo luật vẫn luôn làm nền tảng cho hệ thống phúc lợi nhà nước  và Dịch vụ y tế quốc gia của Vương quốc Anh.

 

 

 

Regarding decline as a world power, everything is relative.

 

Về sự suy tàn với tư cách là một cường quốc trên thế giới, mọi thứ chỉ là tương đối.

 

 

 

Twentieth-century Britain overcame rival empires, fought and won two cataclysmic wars and twice reconstructed the world order in its own image.

 

Nước Anh ở thế kỷ 20 đã vượt qua các đế quốc đối thủ, chiến đấu và chiến thắng hai cuộc chiến tranh lớn và hai lần tái thiết trật tự thế giới theo khuôn mẫu của chính nó.

 

 

 

The British retreated from empire once its corrupting decadence became manifest.

 

Người Anh rút lui khỏi thể chế đế quốc sau khi sự suy đồi bại hoại của nó hiển hiện.

 

 

 

Historians of other empires might ask whether the Edwardians were any more degenerate than the French of the Third Republic, or imperial Germans, Russians, Ottomans, Iranians and Chinese.

 

Các nhà sử học của những đế chế khác có thể hỏi liệu những người thời Edward có suy đồi hơn người Pháp thời nền Cộng hòa thứ ba, hay người Đức, người Nga, người Ottoman, người Iran và người Trung Quốc thời đế chế hay không.

 

 

 

Certainly Britain was eclipsed by the United States but arguably there was not much the Edwardians could have done about the rise of a vast, resource-rich continental power that unlike its other rivals was reasonably well governed.

 

Chắc chắn Vương quốc Anh bị Mỹ làm lu mờ song có thể cho rằng những người thời Edward chẳng thể làm được gì nhiều khi một cường quốc lục địa rộng lớn giàu tài nguyên nổi lên, cái cường quốc được cai trị một cách hợp lý chứ không như các đối thủ khác của nó.

 

 

 

Today Britain remains one of the half-dozen richest countries in the world with a cultural and political impact that far exceeds its size.

 

Ngày nay, Vương quốc Anh vẫn là một trong nhóm sáu quốc gia giàu nhất thế giới với ảnh hưởng văn hóa và chính trị vượt xa tầm vóc của nó.

 

 

 

Much of its good fortune is rooted in the legacy of those Edwardians who, as H. G. Wells put it, saw “The Shape of Things to Come.”

 

Hầu hết vận may của nó bắt nguồn từ di sản của những người thời Edward, mà theo lời H. G. Wells là những người đã nhìn thấy “hình dạng của những thứ sẽ đến”.

 

 

 

So perhaps in the end the dutiful King George V only had it half right.

 

Thế nên có lẽ rốt cuộc nhà vua George V đầy trách nhiệm đó chỉ nói đúng có một nửa.

 

 

 

For while they were often foolish, the Edwardians were no fools.

 

Vì những người thời Edward thường là khờ khạo, song họ không hề ngu ngốc.


THE AGE OF DECADENCE
A History of Britain, 1880 to 1914
By Simon Heffer
Illustrated. 912 pp. Pegasus Books. $39.95.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc