"The Way of Water" - tên phim Avatar 2 nên dịch như nào mới đúng?

là "Đạo của nước" nhé,
-----
shared via suckhoecuocsong,

Thượng thiện nhược thủy - Đạo của nước: Bài học lớn từ Lão Tử
Photo by Andy Holmes on Unsplash


“Thượng thiện nhược thuỷ” nguyên là câu nói được bắt nguồn từ chương thứ 8 cuốn “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Có ý nghĩa rằng: Cảnh giới tối cao của việc hành thiện chính là đối nhân xử thế giống như nước đối với vạn vật. Nước nuôi dưỡng vạn vật nhưng nước lại không tranh giành danh lợi với bất kỳ ai.

Bậc trí giả xưa nay cũng thường được so sánh với nước, nhu hòa khéo léo mà lại có thể bao dung được vạn vật. Người thiện lương cũng luôn khiêm nhường như nước, không cần tranh với ai mà tự được mọi người coi trọng; tâm trí trầm tĩnh như biển cả thâm sâu nhưng khó dò.

Lão Tử giảng “thượng thiện nhược thủy” – Nước là thiện nhất; cũng là muốn nói đến cái Đạo to lớn ẩn chứa trong nước rất đáng học

1. Khiêm tốn

Nước giúp vạn vật sinh sôi phát triển mà không bao giờ cần kể công ban thưởng; nếu muốn khoe khoang thì nói đến ngàn vạn năm sau cũng không hết. Nước không kiêu ngạo nóng nảy, luôn tìm về chỗ thấp.

Nước linh hoạt uyển chuyển, gặp núi thì lách qua, gặp sa mạc thì hóa hơi

2. Lực ngưng tụ

Nước có thể rất nhỏ bé như những hạt nước mưa, như những dòng suối nhỏ. Nhưng khi cần có thể tập hợp thành một dòng sông lớn, có thể đổ vào biển tạo ra sức mạnh vô song. Lúc đó vinh nhục cùng hưởng, sinh tử gắn bó, cùng chung chí hướng tiến về phía trước không thể chùn bước.

Nhà thơ Lý Bạch từng than rằng: “Rút dao chém nước, nước càng chảy”, cũng là nói lên lực ngưng tự và gắn kết của nước, không dễ gì có thể chia cắt được.

3. Kiên cường

Ngày qua ngày, nước nhỏ từng giọt ở trên đỉnh động xuống, từng giọt, từng giọt nhưng hàng vạn giọt rơi xuống có thể thành những hõm sâu, lỗ thủng trên tảng đá. Sự kiên cường này thật là khiến cho con người khó tưởng tượng.

Lão Tử giảng: “Trong thiên hạ không gì mềm yếu bằng nước mà thắng được những vật cứng như đá chỉ có thể là nước”

Hay như dòng sông quanh co uốn khúc, dù vượt qua bao nhiêu trắc trở cũng không thay đổi ý chí hướng ra biển. Đây chính là không kiêu ngạo, không nóng nảy, kiên trì đến cùng.

4. Thượng thiện nhược thủy, bao dung vạn vật - Biển lớn dung nạp trăm sông

Biển dung chứa trăm sông và hòa thành một thể. Biển không chê sông nhỏ sông lớn, nước đục nước trong; tất cả đều ôm chứa vào trong lòng mình. Biển còn nuôi dưỡng cả triệu triệu sinh mệnh mà không khi nào thấy cần báo đáp.

5. Linh hoạt uyển chuyển

Nước cứ đêm ngày chảy xiết, gặp núi cao thì chuyển mình lách qua, gặp sa mạc thì hóa thành hơi nước bay đi. Mùa hè thì thành mưa, mùa đông thì thành tuyết, nóng hóa khí, lạnh hóa băng; gặp tròn hóa tròn, gặp vuông hóa vuông. Cứ thuận theo thế mà làm, tùy theo tình hình mà biến hóa.

6. Thượng thiện nhược thủy, thuần tịnh trong suốt

Bậc trí giả xưa nay cũng thường được so sánh với nước, nhu hòa khéo léo mà lại có thể bao dung được vạn vật

Nước trong suốt, không màu không mùi, quang minh lỗi lạc; thậm chí có thể làm tấm gương cho người khác soi mình. Nếu chúng ta cũng có thể thông thấu sáng suốt như nước thì chẳng phải sẽ rất tự do thích ý hay sao.

Lão Tử giảng: “Vì vậy mà thánh nhân ôm giữ lấy Đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ; không tự cho là phải cho nên mới chói lọi; không tự kể công cho nên mới có công; không tự phụ cho nên mới trường cửu. Chỉ vì không tranh với ai cho nên không ai tranh giành với mình được”.

Thượng thiện nhược thủy, người thiện lương cũng như nước, khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành.

Tags: transform

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc