GÓC NHÌN VĨ MÔ QUA CÂU CHUYỆN ĐỔ VỠ SILICON VALLEY BANK (SVB)



CHART 1: Hai năm 2020-2021, FED tung 5k tỷ USD QE mua trái phiếu và các tài sản tài chính. Thông qua các vòng truyền dẫn, tiền được gửi vào ngân hàng ở lãi suất siêu thấp làm tổng huy động toàn hệ thống NH Mỹ tăng đột biến từ 13k lên 18k tỷ USD (40% sau 2 năm).


CHART 2: Nhưng nhu cầu vay trong nền kinh tế yếu khiến hệ số Tín dụng/Huy động (LDR) toàn ngành giảm xuống thấp kỷ lục. NH thừa tiền tiếp tục giảm lãi suất huy động và buộc phải tìm cách giải ngân số tiền rẻ khổng lồ đang có.


CHART 3: Silicon Valley Bank, tự hào với chiến lược tập trung huy động và cho vay giới Startup và công nghệ Mỹ, đã tăng quy mô hơn 3 lần sau 2 năm, huy động được 200 tỷ USD tiền gửi lãi suất thấp. Ko tìm được người vay, NH này mang phần lớn tiền huy động được (ngắn hạn) đi mua trái phiếu và chứng khoán dài hạn.

Đây là hoạt động carry trade phổ biến ăn gap lãi suất kỳ hạn mà nhiều NH Việt Nam cũng đang sử dụng thông qua huy động ngắn (CASA) cho vay dài (Mortgage) và trái phiếu DN.


CHART 4: Cuộc vui bơm tiền kết thúc, lạm phát cao buộc FED nâng lãi suất ở tốc độ nhanh nhất lịch sử, +4.5% chỉ sau 10 tháng, đồng thời rút về 600 tỷ USD qua QT.


CHART 5: Tác động của thắt chặt tiền tệ luôn có độ trễ. Dù lãi suất điều hành và lãi suất trên thị trường tiền tệ đã tăng mạnh, lãi suất huy động của hệ thống NH Mỹ chưa tăng theo (do dư thừa thanh khoản trước đây và nhu cầu tín dụng tiếp tục kém).

Duy trì lãi suất huy động thấp, hệ thống NH Mỹ bắt đầu bị rút tiền gửi từ Q3 2022. Quy mô rút tiền nhanh dần khi chênh lệch lãi suất huy động và Tbill, trái phiếu CP tăng ngày càng cao.
Áp lực rút tiền từ nhóm khách hàng Startup và Tech đang gặp khó khăn đã khiến SVB phải bán trạng thái đầu tư dài hạn và book lỗ lớn. Điều này nhanh chóng kích hoạt sự sợ hãi của những khách hàng còn lại. Thời đại của Internet banking giúp việc chuyển khoản và rút tiền chỉ mất vài cái click chuột. Silicon Valley Bank, hơn một tuần trước đó mới được bầu chọn trong top NH tốt của Mỹ, sụp đổ chỉ sau 2 ngày bị khách rút tiền ồ ạt.




CHART 6 & 7: Hệ thống NH Mỹ nhìn tổng thể hiện có trạng thái tài sản an toàn hơn 2008 nhiều. Tiền mặt và TPCP chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, đặc biệt là với các NH lớn.

Silicon Valley Bank dù phá sản vì quản trị rủi ro kém nhưng chất lượng tài sản ko tệ (vẫn giữ 80-85% giá trị) và người gửi vẫn sẽ nhận về phần lớn số tiền sau khi tài sản được thanh lý.


CHART 8: Tuy vậy, kinh tế Mỹ vẫn đang mạnh, thất nghiệp thấp kỷ lục, lương tăng nhanh, tiêu dùng tốt, lạm phát cao. FED có thể giảm tốc độ tăng lãi suất ngày 22/3 tới do sự đổ vỡ của SVB. Nhưng lạm phát và thất nghiệp đều đang ở mức quá nóng, FED sẽ cần thêm thời gian để quay xe, dừng tăng và giảm lãi suất.

Trước mắt hệ thống NH Mỹ sẽ phải tăng mạnh lãi suất huy động để giữ chân tiền gửi sau sự đổ vỡ của SVB. Thật tương đồng, vài tháng trước ở nửa kia địa cầu, một cuộc đua tăng lãi suất cũng đã nổ ra giữa các NH và tâm điểm cũng là cuộc bank run với 1 NH có tên gần giống.

Ngân hàng Mỹ sẽ khó xảy ra đổ vỡ hàng loạt, nhất là các NH lớn, nhưng lợi nhuận sẽ giảm ăn mòn vốn chủ sở hữu khi giá vốn và nợ xấu tăng mạnh. Một số NH VN đang ở tình cảnh tương tự.


CHART 9: Tất cả các lần FED tăng mạnh lãi suất đều gây ra đổ vỡ ở đâu đó trên thế giới, và đa số dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.


CHART 10: Những dấu hiệu bất ổn đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở các thị trường nợ dưới áp lực của lãi suất cao.

Silicon Valley Bank đổ vỡ sẽ khó tạo ra domino như Lehman Brother, nhưng hoàn toàn có thể là sự kiện cảnh báo cho một giai đoạn đầy bất ổn phía trước do tác động tiêu cực của tăng lãi suất dần bộc lộ. Đích cuối của vòng xoáy đi xuống này có lẽ là suy thoái kinh tế Mỹ và toàn cầu.

from fb Phuc Chi Le,
Tags: bankfinance

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc