Những gì họ bỏ lại sau lưng: Mỹ đã hủy hoại vùng Đông Nam Á như thế nào?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The Things They Left Behind: How the U.S. Laid Waste to Southeast Asia

 

Những gì họ bỏ lại sau lưng: Mỹ đã hủy hoại vùng Đông Nam Á như thế nào?

 

 


 

George Black’s new book, “The Long Reckoning,” describes the environmental devastation of the Vietnam War.

 

Cuốn sách mới “The Long Reckoning” (“Sự đền tội lâu dài”) của George Black miêu tả sự hủy hoại môi trường trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.

 

 

 

The lore of American military logistics celebrates triumphs of sustainment.

 

Truyền thống về hậu cần quân sự của Mỹ đang ca tụng những chiến thắng của ngành cung ứng.

 

 

 

Take the Civil War “Cracker Line,” a network of wagon roads and pontoon bridges opened in October 1863, which supplied the besieged federal forces at Chattanooga, Tenn.; the Red Ball Express, a truck convoy system established in France in 1944, which moved approximately 12,000 tons of matériel a day for 82 days to supply the Allied advance during World War II; or the monumental staging of the 1991 gulf war, which the general in charge deemed “the largest logistical move in history.”

 

Ví dụ như “Cracker Line” (“Tuyến Cracker”) trong cuộc Nội chiến (mạng lưới đường ray cho xe goòng và cầu phao được mở vào tháng 10 năm 1863) cung ứng cho quân đội Liên bang đang bị bao vây tại Chattanooga, tiểu bang Tennessee, và Red Ball Express (hệ thống đoàn xe tải được thành lập ở Pháp năm 1944) vận chuyển khoảng 12 ngàn tấn vật tư trang thiết bị quân sự mỗi ngày trong thời gian 82 ngày để cung ứng cho cuộc tiến công của quân Đồng minh trong Thế chiến II, hay cuộc tiến quân và cung ứng hoành tráng trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 mà vị tướng đứng đầu coi là “hoạt động hậu cần lớn nhất trong lịch sử”.

 

 

 

Such stories typically end with the heroic relief of a starving garrison or the just-in-time resupply of fuel and munitions to keep an army rolling along.

 

Những câu chuyện như thế thường kết thúc bằng sự cứu viện đầy quả cảm cho một đơn vị đồn trú đang đói đến chết hoặc việc tái tiếp tế nhiên liệu và đạn dược kịp thời để một đội quân tiếp tục tiến nhanh.

 

 

 

But what of the tragic coda: the hazardous mess an army leaves behind to be incinerated — in the toxic burn pits of Iraq and Afghanistan, for example — exploded or salvaged by the local population?

 

Thế còn đoạn vĩ thanh bi thảm thì sao: cái đống hổ lốn độc hại nguy hiểm mà quân đội bỏ lại đằng sau để đem thiêu hủy – chẳng hạn như trong các hố thiêu hủy phế thải độc hại ở Iraq và Afghanistan – bị người dân địa phương làm nổ tung hoặc thu hồi tận dụng ấy?

 

 

 

This is one of the questions addressed in George Black’s new book about the legacy of American involvement in Southeast Asia.

 

Câu hỏi này là một trong những câu hỏi được đề cập trong cuốn sách mới của George Black về hậu quả sự can thiệp của Mỹ ở Đông Nam Á.

 

 

 

In “The Long Reckoning,” Black, a British journalist living in New York and the author of several books on foreign policy, unites his areas of expertise in international affairs and the environment to explore a landscape littered with the detritus of war: scrap metal, unexploded ordnance, soil and water contaminated by herbicides Americans sprayed, spilled and dumped over swaths of Vietnam, Laos and Cambodia.

 

Trong cuốn “The Long Reckoning”, Black – nhà báo người Anh sống ở New York và là tác giả của một số cuốn sách về chính sách đối ngoại – kết hợp các lĩnh vực kiến thức chuyên môn của ông về các vấn đề quốc tế và môi trường để khám phá quang cảnh chồng chất tàn tích chiến tranh: những mảnh sắt vụn, bom mìn chưa nổ, đất và nước bị ô nhiễm bởi hóa chất diệt cỏ do lính Mỹ phun, trút và đổ xuống các trảng cỏ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

 

 

 

Black focuses his attention largely on Vietnam’s Quang Tri and Thua Thien provinces along the Laotian border, home to a vital stretch of the Ho Chi Minh Trail — from the DMZ south into the A Shau Valley.

 

Black chú trọng chủ yếu vào các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên của Việt Nam dọc theo biên giới Lào, là nơi quãng đường hiểm yếu của con Đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua – từ khu phi quân sự phía nam chạy về Thung lũng A Sầu.

 

 

 

“All the worst legacies of the war were concentrated here,” he writes, “an area smaller than the state of Connecticut.”

 

“Tất cả những hậu quả tồi tệ nhất của cuộc chiến đều tập trung ở đây,” ông viết, “khu vực nhỏ hơn tiểu bang Connecticut.”

 

 

 

The United States sprayed 750,000 gallons of chemicals (so-called rainbow herbicides, of which Agent Orange is the most notorious) on Quang Tri and more than 500,000 on the A Shau, in Thua Thien.

 

Mỹ đã rải hơn 2,8 triệu lít chất hóa học (được gọi là chất diệt cỏ cầu vồng, trong đó nổi tiếng nhất là chất độc da cam) xuống Quảng Trị và gần 1,9 triệu lít xuống A Sầu ở Thừa Thiên.

 

 

 

The nation also unleashed more bombs on Quang Tri alone than had been dropped on Germany during World War II.

 

Chỉ tính riêng tỉnh Quảng Trị, nước Mỹ ném xuống đây số bom nhiều hơn cả số bom đã ném xuống nước Đức trong Thế chiến II.

 

 

 

A massive defoliation campaign to reduce cover for Vietnamese ambushes, known as Operation Ranch Hand, began in 1961.

 

Một chiến dịch phát quang rừng rậm quy mô lớn để giảm thiểu chỗ ẩn nấp cho các cuộc phục kích của Việt Nam, được gọi là Chiến dịch Ranch Hand, khởi động hồi năm 1961.

 

 

 

Soon, the U.S. government began to authorize crop destruction as well.

 

Ngay sau đó, chính phủ Mỹ cũng bắt đầu cho phép phá hoại mùa màng.

 

 

 

Black describes Ranch Hand as “without precedent in history, using all the tools of science, technology and air power to lay waste to a country’s natural environment.”

 

Black miêu tả Ranch Hand là “chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, sử dụng tất cả công cụ khoa học, công nghệ và sức mạnh không quân để hủy hoại môi trường tự nhiên của một quốc gia”.

 

 

 

By contrast, when the destruction of Japan’s rice crop had been proposed in 1944, Adm. William Leahy, President Franklin D. Roosevelt’s chief of staff, “vetoed the idea, saying it ‘would violate every Christian ethic I have ever heard of and all known laws of war.’”

 

Trái lại, khi việc phá hủy vụ lúa của Nhật Bản được đề xuất năm 1944, Đô đốc William Leahy, tham mưu trưởng của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, “phủ quyết ý kiến này mà nói rằng nó 'sẽ vi phạm mọi đạo lý Cơ đốc mà tôi từng biết và mọi điều luật chiến tranh mà ai cũng biết.'”

 

 

 

Black offers various measures of the resulting devastation to the Vietnam-Laos borderlands.

 

Black đưa ra nhiều cách thức khác nhau để đánh giá hậu quả tàn phá đối với vùng biên giới Việt-Lào.

 

 

 

Perhaps none is more suggestive of the magnitude than this statistic:

 

Có lẽ không có cách đánh giá nào gợi ra mức độ nghiêm trọng hơn thống kê này:

 

 

 

“Between 1964 and 1973, U.S. aircraft flew 580,344 sorties over Laos, which averaged out to one every eight minutes, 24 hours a day, for nine years.”

 

“Từ năm 1964 đến năm 1973, máy bay Mỹ thực hiện 580.344 lần xuất kích trên lãnh thổ Lào, tính trung bình tám phút một lần, 24 giờ mỗi ngày, trong chín năm.”

 

 

 

It was a contest of technological wizardry against grim guerrilla determination and the intractability of weather and topography.

 

Đó là cuộc thi thố pháp thuật công nghệ chống lại quyết tâm sắt đá của du kích và sự bất trị của thời tiết và địa hình.

 

 

 

“The Long Reckoning” comprises three parts: “War,” “Peace” and “Redemption.”

 

“The Long Reckoning” gồm ba phần: “Chiến tranh”, “Hòa bình” và “Chuộc tội”.

 

 

 

In the first section Black presents an efficient military and political history.

 

Ở phần đầu tiên, Black trình bày lịch sử quân sự và chính trị đầy hiệu quả.

 

 

 

Readers well versed in the ample scholarship on the war years might find much of this material familiar, but Black’s immersion in a particular human geography — his attunement to aspects of terrain, climate, flora and fauna, as well as to the people’s intimate relationship to the land — brings home the enormity of the destruction anew.

 

Độc giả am hiểu trong lĩnh vực nghiên cứu phong phú về những năm chiến tranh có thể thấy đa phần tài liệu này quen thuộc, nhưng sự say đắm của Black với lĩnh vực địa nhân học cụ thể – sự hòa hợp của ông với các phương diện địa hình, khí hậu, hệ thực vật và động vật, cũng như với mối quan hệ mật thiết giữa con người và vùng đất ấy – một lần nữa khiến ta hiểu rõ hơn tầm cỡ của sự hủy diệt đó.

 

 

 

This section sets the stage for postwar stories involving individual and communal suffering, diplomatic maneuvering and geopolitical complexity.

 

Phần này tạo tiền đề cho những câu chuyện thời hậu chiến bao gồm những nỗi đau khổ của cá nhân và cộng đồng, thủ đoạn ngoại giao và sự phức tạp về địa chính trị.

 

 

 

At the core of the narrative is a small group of figures working to repair their countries and sometimes themselves: veterans like Chuck Searcy and Manus Campbell, both of whom find redemption in humanitarian projects in Vietnam; Adelaide (known as Lady) Borton, Jacqui Chagnon and Roger Rumpf, peace activists with the Quaker American Friends Service Committee; Vietnamese, Canadian and American doctors and scientists; and Charles Bailey of the Ford Foundation.

 

Cốt lõi của câu chuyện là nhóm nhỏ các nhân vật đang nỗ lực để phục hồi những quốc gia đó và đôi khi là phục hồi chính bản thân họ: những cựu chiến binh như Chuck Searcy và Manus Campbell, cả hai người đều tìm thấy sự chuộc tội trong các dự án nhân đạo ở Việt Nam; Adelaide (thường được gọi là Lady) Borton, Jacqui Chagnon và Roger Rumpf, những nhà hoạt động vì hòa bình cùng với Ủy ban Dịch vụ Những người bạn Mỹ Quaker; các bác sĩ, các nhà khoa học Việt Nam, Canada, Mỹ; và Charles Bailey thuộc Quỹ Ford.

 

 

 

All of them reckon with the challenges of unexploded ordnance, dioxin contamination and rural poverty and dislocation.

 

Tất cả những người này đều đang phải đương đầu với những thách thức của bom mìn chưa nổ, ô nhiễm dioxin, sự nghèo đói và việc phải dời chỗ ở nông thôn.

 

 

 

Black periodically shifts the scene to the United States to explore “two of the most bitter legacies of the war”: the fate of P.O.W./M.I.A.s and Agent Orange, each “a surrogate for emotions about the war itself.”

 

Black thỉnh thoảng lại chuyển bối cảnh sang Mỹ để xem xét tỉ mỉ “hai trong số những hậu quả cay đắng nhất của cuộc chiến”: số phận của các tù binh và quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, và chất độc màu da cam; mỗi vấn đề này “là một đại diện cho những cảm xúc về chính cuộc chiến”.

 

 

 

Regarding the contentious politics of the latter, Black reminds us that for years American officials were prohibited from even speaking “the words ‘Agent Orange’ in public, with their insinuation of war crimes, reparations and corporate liability.”

 

Về quan điểm chính trị gây tranh cãi của vấn đề thứ hai, Black nhắc chúng ta nhớ rằng đã nhiều năm ròng các quan chức Mỹ thậm chí còn bị cấm nói “cụm từ 'Chất độc màu da cam' trước công chúng, với nghĩa ám chỉ của cụm từ này về tội ác chiến tranh, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm pháp lý của các công ty".

 

 

 

Efforts to secure compensation for Americans were also complicated by the scientific challenge of proving causation.

 

Những nỗ lực để đạt được khoản bồi thường đối với người Mỹ cũng phức tạp bởi thách thức về mặt khoa học trong việc chứng minh quan hệ nhân quả.

 

 

 

The Agent Orange Act, which made ailing veterans eligible to apply for benefits by presuming the link between chemical exposure in theater and subsequent illnesses, was passed in 1991.

 

Đạo luật Chất độc màu da cam -- đạo luật tạo điều kiện cho các cựu chiến binh đau ốm đủ điều kiện nộp đơn xin trợ cấp bằng cách cho rằng có mối liên hệ giữa phơi nhiễm hóa chất trên chiến trường và các bệnh tật xảy ra sau đó, được thông qua năm 1991.

 

 

 

It took longer for the United States to acknowledge potential damage done to the health of the Vietnamese, who were “expected to meet an impossible burden of proof that had not been asked of American veterans.”

 

Phải mất nhiều thời gian hơn thế để Mỹ thừa nhận những thiệt hại tiềm ẩn đã gây ra đối với sức khỏe của người Việt Nam, những người “được cho là phải đáp ứng gánh nặng quá sức về bằng chứng mà các cựu chiến binh Mỹ đã không bị yêu cầu”.

 

 

 

Among the most riveting of the book’s interconnected narratives is a forensic detective story in which scientists, with the help of activists — especially the fearless Lady Borton, equally effective at softening political intransigence behind the scenes and facilitating research in the field — try to figure out how and where the contamination of soil and water occurred in Vietnam and Laos and assess the likelihood of its causing large clusters of birth defects.

 

Trong số những câu chuyện có mối liên hệ với nhau của cuốn sách này, một trong những chuyện hấp dẫn nhất là câu chuyện pháp y đầy tính trinh thám mà trong đó các nhà khoa học, với sự giúp đỡ của các nhà hoạt động – đặc biệt là sự giúp đỡ của Lady Borton can đảm có hiệu quả chẳng kém cạnh gì trong việc làm dịu đi sự không khoan nhượng về mặt chính trị ở hậu trường và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu trong lĩnh vực này – cố gắng tìm hiểu xem ô nhiễm đất và nước xảy ra như thế nào và ở đâu trên đất Việt Nam và Lào, và đánh giá khả năng ô nhiễm này là nguyên nhân khiến những quần thể đông người bị dị tật bẩm sinh.

 

 

 

Spurred by the findings of researchers, the consciences of politicians such as Senator Patrick Leahy and Vietnam’s emergence as a valuable strategic partner, the United States has undertaken the cleanup of some former bases.

 

Được thúc đẩy bởi những phát hiện của các nhà nghiên cứu, bởi lương tâm của các chính trị gia như Thượng nghị sĩ Patrick Leahy và bởi việc Việt Nam nổi lên thành đối tác chiến lược giá trị, Mỹ cam kết dọn sạch một số căn cứ cũ.

 

 

 

Yet, as Black acidly observes, the ribbon-cutting ceremony that launched the remediation project at Bien Hoa in 2019 “made for a simple, stripped-down moral parable.

 

Thế nhưng, như Black chua chát nhận xét, lễ cắt băng khởi động dự án khắc phục hậu quả tại Biên Hòa năm 2019 “tạo ra câu chuyện ngụ ngôn đơn giản và trần trụi về đạo đức.

 

 

 

America had done wrong; America had made it right; the story had a happy ending.”

 

Nước Mỹ đã làm sai; Nước Mỹ đã sửa sai; câu chuyện đã có một kết thúc có hậu”.

 

 

 

Black resists neat endings.

 

Black chống lại những cái kết suôn sẻ.

 

 

 

Even as he chronicles the meaningful, if unfinished, progress made over the last half-century, he never palliates the horrors of the war.

 

Ngay cả khi ông ghi lại những tiến bộ đầy ý nghĩa, dù chưa hoàn chỉnh, được thực hiện trong nửa thế kỷ qua, ông không bao giờ giảm khinh nỗi kinh hoàng của chiến tranh.

 

 

 

In his fascinating description of life on the perilous Ho Chi Minh Trail, Black includes a vignette about a North Vietnamese porter.

 

Trong miêu tả hấp dẫn của ông về cuộc sống trên Đường mòn Hồ Chí Minh đầy nguy hiểm, Black đưa vào một đoạn văn về một người dân công Bắc Việt Nam.

 

 

 

The unnamed man fortified his spirit against hunger, brutal labor, poison clouds of defoliant sprayed from C-123s, napalm and bombs by reciting poems from a volume of Walt Whitman he carried in his rucksack.

 

Người đàn ông vô danh này lên dây cót tinh thần trước cái đói, lao động trong hoàn cảnh ác liệt, đám mây độc của chất khai quang do máy bay C-123 phun xuống, bom napalm và các loại bom khác bằng cách đọc lại những bài thơ trong tập thơ của Walt Whitman mà anh ta mang theo trong ba lô.

 

 

 

When his unit captured an American soldier, the porter eagerly sought out the prisoner’s thoughts on “Song of Myself.”

 

Khi đơn vị của anh bắt được một lính Mỹ, người dân công này háo hức tìm hiểu suy nghĩ của tù nhân đó về tác phẩm “Song of Myself” (“Bài ca về chính tôi”).

 

 

 

The episode is reminiscent of an ancient story about the survivors of Athens’ catastrophic expedition to Sicily (415-13 B.C.).

 

Tình tiết này gợi ta nhớ đến câu chuyện cổ về những người sống sót sau cuộc viễn chinh bi thảm của người Athens tới Sicily (năm 415-413 TCN).

 

 

 

Starving and dying in stone quarries, the invaders were in some cases offered their freedom in exchange for reciting the verses of Euripides for their Sicilian captors, who were great admirers of the Athenian tragedian.

 

Đói khát và chết dần trong các mỏ đá, những kẻ xâm lược đó, trong một số trường hợp, được trao trả tự do để đổi lấy việc đọc thơ của Euripides cho những người Sicily bắt giữ họ, những người rất ngưỡng mộ tác gia bi kịch người Athens đó.

 

 

 

But there’s a twist to Black’s story.

 

Nhưng có một điểm tréo nghoe ở câu chuyện của Black.

 

 

 

The Vietnamese porter seeks the G.I.’s opinion in vain: “The man had never heard of Whitman.”

 

Anh dân công Việt Nam hỏi ý kiến người lính Mỹ kia là vô ích: “Người lính đó chưa từng nghe danh Whitman.”

 

 

 

It seems an apt emblem for a war that alienated Americans from their country and themselves.

 

Dường như đó là biểu trưng thích hợp cho cuộc chiến đã khiến người Mỹ trở nên xa lạ với tổ quốc và với chính họ.

 


THE LONG RECKONING: A Story of War, Peace, and Redemption in Vietnam | By George Black | Illustrated | 478 pp. | Alfred A. Knopf | $35

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc