Vụ cướp lừng danh trên chuyến tàu tốc hành từ Thượng Hải đi Bắc Kinh

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The Great Train Robbery on the Shanghai-to-Peking Express

 

Vụ cướp lừng danh trên chuyến tàu tốc hành từ Thượng Hải đi Bắc Kinh

 

 


 

A century ago, justice-seeking bandits derailed a train in rural China and took dozens of hostages, a story unspooled by James M. Zimmerman in “The Peking Express.”

 

Một thế kỷ trước, một toán cướp muốn đòi công lý đã làm trật bánh một đoàn tàu ở vùng nông thôn Trung Quốc và bắt hàng tá con tin, câu chuyện được James M. Zimmerman dần mở ra trong “The Peking Express” (Chuyến tàu nhanh đi Bắc Kinh”).

 

 

 

Spare a thought for bandits — social bandits, that is, not common robbers, dacoits, badmashes, brigands or gangsters snarling, “Leave the gun, take the cannoli.”

 

Hãy dành chút thời gian nghĩ về loại cướp này – những trang hảo hán, nghĩa là không phải cướp thông thường, thổ phỉ, bạo đồ, lục lâm thảo khấu hay găngx-tơ gầm gừ: “Bỏ súng lại, lấy bánh cannoli ra”.

 

 

 

Social bandits are, rather, peasant heroes of popular resistance, cheated of their livelihood, exploited and scorned by landlords and power brokers, the nascent revolutionaries who seek justice in the asymmetrical warfare of class struggle.

 

 Những kẻ cướp nghĩa hiệp nói đúng hơn là những anh hùng áo vải trong cuộc kháng chiến của nhân dân, bị lừa dối mất hết cả sinh kế, bị giới địa chủ và những kẻ “buôn vua” bóc lột và khinh rẻ, những nhà cách mạng non trẻ đó mưu cầu công lý trong cuộc xung đột đấu tranh giai cấp không cân sức.

 

 

 

They are known all over the world, from the early “Haiduks” of the Balkans to Robin Hood, Pancho Villa and Sun Mei-yao, the leader of the horde which attacked the Peking Express one night in 1923, the subject of James M. Zimmerman’s excellent new book.

 

Cả thế giới biết đến họ, từ các “Haiduks” [những kẻ ngoài vòng pháp luật chống lại sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ] đầu tiên ở vùng Balkan đến Robin Hood, Pancho Villa và rồi Sun Mei-yao – thủ lĩnh của toán cướp tấn công chuyến tàu tốc hành đi Bắc Kinh vào một đêm năm 1923 và là chủ đề cuốn sách mới hay tuyệt của James M. Zimmerman.

 

 

 

Though “The Peking Express” describes in exhaustive and dramatic detail the derailing of this train, in rural China, by just such desperate and resourceful men, neither in the text or extensive bibliography does Zimmerman allude to “Bandits,” by the great Marxist historian Eric Hobsbawm.

 

 Mặc dù “The Peking Express”miêu tả rất chi tiết và kịch tính về vụ làm trật bánh chuyến tàu này ở vùng nông thôn Trung Quốc do những người đàn ông liều lĩnh và mưu trí đó thực hiện, nhưng trong cuốn sách này cũng như trong thư mục nghiên cứu mở rộng, Zimmerman đều không ám chỉ đến khái niệm “những Kẻ cướp nghĩa hiệp” của Eric Hobsbawm -- nhà sử học vĩ đại theo chủ nghĩa Mác.

 

 

 

However, this book reads like an extensive and enlightening footnote to that study of the people whom Hobsbawm describes as “peasant outlaws whom the lord and state regard as criminals, but who remain within peasant society, and are considered by their people as heroes, as champions, avengers, fighters for justice, perhaps even leaders of liberation and in any case men to be admired and supported.”

 

Tuy vậy, cuốn sách này giống như chú giải sâu rộng và khai sáng cho việc nghiên cứu về những người mà Hobsbawm miêu tả là “nông dân sống ngoài vòng pháp luật mà lãnh chúa và nhà nước coi là tội phạm, nhưng họ vẫn ở trong xã hội nông dân và được người dân của họ coi là người hùng, những người tranh đấu cho lẽ phải, những người báo thù, những người chiến đấu vì công lý, thậm chí có thể là những nhà lãnh đạo phong trào giải phóng và bất luận thế nào họ cũng là những người đáng được ngưỡng mộ và ủng hộ”.

 

 

 

Such banditry was an ancient tradition in China, recounted in the 15th-century novel “Shuihu zhuan” (“Water Margin”) and enduring into the modern warlord era.

 

Kiểu ăn cướp nghĩa hiệp như vậy là truyền thống lâu đời ở Trung Quốc, được thuật lại trong bộ tiểu thuyết “Thủy Hử” từ thế kỷ 15 và tồn tại đến thời quân phiệt cận đại.

 

 

 

The province of Shantung (Zimmerman uses the Wade-Giles system of Romanized transliteration, as was the custom in 1923), where the train was attacked, was dominated by warlords and foreign investors and consequently thick with peasants deprived of justice.

 

Tỉnh Sơn Đông, nơi đoàn tàu bị tấn công, lúc bấy giờ bị giới quân phiệt và nhà đầu tư nước ngoài thống trị và hệ quả là ở đó đầy rẫy những nông dân bị tước đoạt công lý.

 

 

 

The instigator of what became a suspenseful global story, 25-year-old Sun Mei-yao was a former soldier who sought back pay for his men, reinstatement in the army, and — ultimately — the overthrow of the Chinese government.

 

Sun Mei-yao, kẻ chủ mưu của vụ cướp trở thành câu chuyện khiến cả địa cầu hồi hộp phấn khích, lúc bấy giờ 25 tuổi và là cựu quân nhân tìm cách giúp cho người của mình lấy được tiền truy lĩnh, phục hồi vị trí trong quân ngũ và – sau rốt – lật đổ chính phủ Trung Quốc.

 

 

 

His plan was to derail the train, kidnap as many passengers as possible, keep them as hostages and bargain for their release.

 

Kế hoạch của anh là làm trật bánh đoàn tàu, bắt cóc càng nhiều hành khách càng tốt, giữ họ làm con tin và thương lượng điều kiện để thả họ.

 

 

 

Compare this ambitious, sinister yet somehow high-minded scheme to the complacency of the mostly European and American first-class passengers on the train from Shanghai to Peking, delighting in luxurious sleeping cars and excellent meals.

 

Hãy so sánh âm mưu đầy tham vọng, hung hiểm nhưng lại có phần đạo cao nghĩa cả này với sự tự mãn của những hành khách hạng nhất đa phần là những người Âu và Mỹ trên chuyến tàu từ Thượng Hải đến Bắc Kinh đang khoan khoái với những toa giường nằm sang trọng và những bữa ăn hảo hạng. 

 

 

 

Among them was John D. Rockefeller’s sister-in-law, the heiress Lucy Aldrich; the distinguished publisher John B. Powell; various U.S. Army officers; a Fascist Italian diplomat; and a number of men from Shanghai’s Jewish community — a stockbroker, a jockey, a playboy and at least one criminal, Joseph Rothman.

 

Trong số đó có nữ thừa kế Lucy Aldrich chị vợ của John D. Rockefeller, nhà xuất bản nổi tiếng John B. Powell, nhiều sĩ quan quân đội Mỹ, một nhà ngoại giao người Ý theo chủ nghĩa phát xít; và một số nam giới từ cộng đồng Do Thái ở Thượng Hải – một nhà môi giới chứng khoán, một tay đua ngựa, một tay chơi và ít nhất có tên tội phạm Joseph Rothman.

 

 

 

The other carriages were crammed with hundreds of poor Chinese traveling hard class.

 

Các toa khác nhồi nhét hàng trăm người Trung Quốc nghèo khổ đi hạng ghế cứng.

 

 

 

The initial plan was a success.

 

Kế hoạch ban đầu thành công.

 

 

 

The derailment took place at Lincheng, which gave the heist its historical name, “the Lincheng Incident” — the inspiration for the 1932 film “Shanghai Express.”

 

Vụ tàu trật bánh xảy ra tại Lincheng, nơi cho vụ cướp cái tên đi vào lịch sử là “Sự kiện Lincheng” – nguồn cảm hứng cho bộ phim “Shanghai Express” (“Chuyến tàu tốc hành Thượng Hải”) năm 1932.

 

 

 

But the film was mostly Hollywood baloney; Marlene Dietrich and her co-stars never knew the horrors and hardships described by Zimmerman.

 

Song bộ phim đó chủ yếu là trò bịp bợm của Hollywood: Marlene Dietrich và các bạn diễn của mình chưa bao giờ biết đến những nỗi kinh hoàng và cơ cực mà Zimmerman miêu tả.

 

 

 

Rothman was fatally shot, along with the many Chinese who resisted, and the surviving hostages — most of them in pajamas — were force-marched for miles up rocky terrain to a rough camp, while at the same time a local warlord, who had been alerted to the incident, began to lay siege to the kidnappers.

 

Rothman bị bắn chết, cùng với nhiều người Trung Quốc chống lại toán cướp, và những con tin sống sót – hầu hết trong số họ còn đang mặc đồ ngủ – bị cưỡng bức phải đi bộ hàng dặm trường trên địa hình núi đá lởm chởm đến lán trại thô sơ, trong lúc đó một tay quân phiệt địa phương được cảnh báo về Sự kiện này bắt đầu bao vây bọn bắt cóc.

 

 

 

One of the salutary features of this book is Zimmerman’s use of quoted speech, all of it sourced from memoirs and newspaper reports, so the human voice is heard often and to good effect.

 

Một trong những điểm có tính bổ cứu của cuốn sách là Zimmerman sử dụng những lời nói được trích dẫn, tất cả đều có nguồn gốc từ những cuốn hồi ký và báo chí, vì vậy tiếng nói của con người thường được lắng nghe và tạo được ấn tượng.

 

 

 

The kidnappers had more hostages than they had bargained for — 100, including 28 foreigners — and there was not nearly enough food.

 

Bọn bắt cóc có nhiều con tin hơn con số đã thương lượng –  100 người, trong số đó có 28 người nước ngoài – và thức ăn hầu như không đủ.

 

 

 

Some supplies were hastily arranged and sent up the mountain, causing Leon Friedman to remark, “What is a good Jew boy going to do in the circumstances?

 

Một số thực phẩm tiếp tế được vội vàng thu xếp và gửi lên núi, khiến Leon Friedman nhận xét: “Một cậu trai Do Thái có đức hạnh sẽ làm gì trong hoàn cảnh này?

 

 

 

We starve and they send us a ham!

 

Chúng tôi chết đói và họ gửi cho chúng tôi một miếng giăm bông!

 

 

 

We have nothing to read, and they send us the New Testament!”

 

Chúng tôi không có gì để đọc, và họ gửi cho chúng tôi cuốn Tân Ước!”

 

 

 

Friedman was happier when he got a shipment of what was described as veal — and he acted as chef, until it was revealed to be dog meat.

 

Friedman thấy vui hơn khi nhận một lô hàng được miêu tả là thịt bê – và ông ta xắn tay áo lên làm đầu bếp, cho đến khi phát hiện ra đó là thịt chó.

 

 

 

Negotiations began, a few ailing hostages were released, messages were carried down the mountain by some of the American children; but the threats from below increased.

 

Các cuộc đàm phán bắt đầu, một số con tin ốm yếu được thả, những thông điệp được một số trẻ em Mỹ mang xuống núi; nhưng những mối đe dọa từ dưới chân núi gia tăng.

 

 

 

Sun and his men dragged the hostages higher, to a hide-out at the top of distant Paotzuku Mountain.

 

Sun và người của anh lôi các con tin lên cao hơn, đến sào huyệt trên đỉnh núi Paotzuku xa xôi.

 

 

 

This ancient redoubt was also a prison, where scores of kidnapped children from wealthy Chinese families were languishing.

 

Vị trí cố thủ có từ xa xưa này cũng là nhà tù, nơi rất nhiều trẻ em bị bắt cóc từ những gia đình Trung Quốc giàu có đang chờ đợi mỏi mòn.

 

 

 

Lucy Aldrich, who had fallen behind, found herself in a small village and was rescued.

 

Bị tụt lại phía sau, Lucy Aldrich bỗng thấy mình ở trong một ngôi làng nhỏ và được giải cứu.

 

 

 

One hardly knows whether to admire or scorn this woman who — at the risk of her life — kept her jewels from the grasp of Sun and his men by first stuffing them into her brassiere and later hiding them in the crevice of a rock.

 

Người ta hầu như không biết nên ngưỡng mộ hay khinh miệt người đàn bà này – người mà trong lúc tính mạng ngàn cân treo sợi tóc giấu đồ trang sức của mình khỏi tầm tay của Sun và đồng bọn bằng cách thoạt đầu nhét chúng vào áo lót và sau đó giấu chúng trong kẽ đá.

 

 

 

It was an enormous satisfaction to her that, while every other passenger had been fleeced, she was able to retrieve her trove, and she dined out on her kidnapping story, an account of which she published later in the Atlantic Monthly as “A Week-End with Chinese Bandits.”

 

Bà này cực kỳ hài lòng khi mọi hành khách khác bị lột sạch bà vẫn có thể lấy lại được kho báu đã giấu, và bà ta vừa ăn tối vừa huênh hoang kể câu chuyện bị bắt cóc, câu chuyện sau này bà ta xuất bản trên tờ Atlantic Weekly với tựa đề “A Week-End with Chinese Bandits” (“Kì nghỉ cuối tuần với kẻ cướp Trung Hoa”).

 

 

 

In all the to-ing and fro-ing, which involved President Harding, the Chinese premier, and French and Italian diplomats, the real hero of the Lincheng Incident was Roy Scott Anderson, political adviser to the Chinese government and a longtime resident, fluent in Mandarin, who was brought from Peking to negotiate the release of the remaining hostages.

 

Trong toàn bộ những cuộc thảo luận và hoạt động như con thoi khiến cả tổng thống Harding, thủ tướng Trung Quốc, các nhà ngoại giao Pháp và Ý cũng phải vào cuộc, người hùng đích thực của sự kiện Lincheng là Roy Scott Anderson – cố vấn chính trị của chính phủ Trung Quốc và là người ngụ cư lâu năm, thành thạo tiếng Quan Thoại – được đưa đến từ Bắc Kinh để đàm phán về việc thả những con tin còn lại.

 

 

 

Due to the gradual release of prisoners, their numbers had now diminished to only eight, but almost a month of captivity had taken its toll.

 

Do các tù nhân được thả dần, số tù nhân lúc bấy giờ giảm xuống chỉ còn tám người, song gần một tháng trời bị giam giữ đã gây tổn hại đáng kể.

 

 

 

They were still hungry, and Sun had threated to kill them all if negotiations failed.

 

Họ vẫn bị đói, và Sun đe dọa giết hết nếu đàm phán thất bại.

 

 

 

Yet Anderson was persuasive, and in the absence of a guarantee from the Chinese government, he gave his personal assurance that Sun and his men would be compensated and reinstated.

 

Tuy nhiên, Anderson là người có sức thuyết phục, và vì không có sự bảo đảm từ chính phủ Trung Quốc, Anderson đưa ra lời đảm bảo cá nhân rằng Sun và người của anh sẽ được bồi thường và phục hồi vị trí.

 

 

 

After 37 days the hostages were granted their freedom.

 

Sau 37 ngày, các con tin còn lại được trả tự do.

 

 

 

Happy for them — but not for Sun Mei-yao, who, much to Anderson’s horror, was captured and summarily beheaded.

 

May phước cho họ – nhưng chẳng may phước gì cho Sun Mei-yao,  Anderson thất kinh khi thấy anh ta bị bắt và bị xử trảm ngay tức khắc.

 

 

 

But Sun had made his point:

 

Song Sun nêu được quan điểm của mình một cách rõ ràng và thuyết phục:

 

 

 

The Lincheng Incident proved that the Chinese government was incompetent and corrupt.

 

sự kiện Lincheng chứng minh rằng chính phủ Trung Quốc yếu kém và thối nát.

 

 

 

The president was deposed, and ultimately Mao was given a peasant martyr to exalt.

 

Vị Tổng thống bị phế truất, và rốt cuộc Mao có được một nông dân tử vì đạo để tôn vinh.

 

 

 

Zimmerman may not be a stylist, but he is a diligent researcher, and as a longtime resident of China, a shrewd observer of its politics.

 

Zimmerman có thể không phải là một người có văn phong riêng, nhưng ông là nhà nghiên cứu chuyên cần, và là người cư ngụ lâu năm ở Trung Quốc, người tinh tường quan sát nền chính trị nước này.

 

 

 

In an ominous epilogue, he writes that the Lincheng Incident should have provided an enduring lesson.

 

Trong phần kết như báo trước điểm gở, ông viết sự kiện Lincheng lẽ ra phải mang lại bài học lâu dài.

 

 

 

And yet, “economic inequality and systematic corruption continue to bedevil the leadership in power, just as in 1923.”

 

Hơn thế nữa, “sự bất bình đẳng về kinh tế và nạn tham nhũng có hệ thống tiếp tục làm hư hỏng giới lãnh đạo cầm quyền, giống như năm 1923”.

 

 

 

He goes on, “China’s contemporary warlords, up and down the government and state-sector hierarchy, continue to plunder the country’s wealth and opportunities at the expense of the powerless.”

 

Ông viết tiếp: “Giới quân phiệt đương đại của Trung Quốc lên lên xuống xuống trong chính phủ và hệ thống phân cấp của khu vực nhà nước, họ tiếp tục cướp đoạt của cải và cơ hội của đất nước khiến người không có quyền hành phải trả giá.”

 

 

 

This would be a great subject for another book, as well as provocation for another social bandit.

 

Đây có thể là chủ đề rất hay cho cuốn sách khác, và cũng là sự khiêu khích đối với một kẻ cướp nghĩa hiệp khác.


THE PEKING EXPRESS: The Bandits Who Stole a Train, Stunned the West, and Broke the Republic of China | By James M. Zimmerman | Illustrated | 338 pp. | Public Affairs | $30

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc