5 KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU KHI THUÊ NHÀ

shared from fb Hoang Tung,
-----
Post bài trước về vụ thuê nhà chung chủ thấy nhiều a e phận thuê nhà đều gặp ít nhiều va chạm. Thực ra người KD chỉ mong chủ nhà tử tế. Cơ mà mong là 1 chuyện, thực tế là chuyện khác. Pốt lại bài này coi như một vài kinh nghiệm. A e nào tránh được cũng đỡ được 1 mớ…

1. Bài học 1: Ai là người chịu trách nhiệm với hợp đồng? Người đó có thực sự là chủ tài sản cho thuê hem?

Mình từng dính kinh nghiệm thuê nhà trên phố cổ. Lúc bạn đầu team mình trao đổi thì gia đình nhà bên kia cũng 3 người (bố & 2 con). Nhà biệt thự cổ, gia đình công chức, ông bố đạo mạo. Cảm nhận cơ bản là giao diện gia đình có phần uy tín và gia giáo.

Cơ mà hóa ra cảm nhận cơ bản sai vđ. Ông bố trong buổi nói chuyện lúc nào cũng bảo tôi cho 2 thằng con tôi quyết, tôi già rồi không biết gì!?! Mấy anh em trẻ nói chuyện với nhau (lúc đó) thì cũng thấy hợp. Hỏi sâu hơn thì chủ nhà cũng từng làm chức đến Vụ phó, cũng có vẻ uy tín.... Thế là chốt hết mọi thứ xong xuôi... Hồ hởi xuống cọc…

Đặt cọc xong để chốt ký hợp đồng. Đến lúc ký hợp đồng thì ôi thôi ông chủ nhà biến thành một người khác, tinh quái, ranh mãnh và ăn người. Cơ số điều khoản bị deal lại vì: “Nhà của chú, mấy thằng con chú biết gì đâu”... Lúc đó cũng tặc lưỡi vì nghĩ… cũng hợp lý, vả lại bị xuống cọc rồi, tâm lý đâm lao phải theo lao.

Cơ mà thành bài học nhớ đời. Vì sau này phát sinh ra điều gì bất lợi thì ông ý lại đẩy con ra với bài: “Cháu làm việc với con chú, chú cũng không biết gì”… Kinh doanh đã mệt mỏi mà đầu đời lại vớ phải quả chủ nhà khoai sắn….

Bài học khắc cốt ghi tâm: Cứ yêu cầu chủ nhà đưa giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu tài sản ra. Và làm việc duy nhất chỉ với 1 người đó để thống nhất các điều khoản là tốt nhất... Thấy lằm thầy nhiều ma đa sở hữu thì stop luôn cho nó lành

2. Bài học 2: Điều khoản “nguyên trạng” là điều khoản ngu xuẩn nhất khi làm phận thuê nhà. Thế nên cần sửa sang phải sửa sang thật nhanh.

Chủ nhà thì rất thích nhà phải “nguyên trạng”. Mà thật lòng thì cái nguyên trạng của chủ nhà cơ bản sẽ không thể nào phù hợp và tối ưu cho việc kinh doanh. Đôi khi vì máu thuê quá cho nên người thuê hay bị trao đổi miệng với chủ nhà về việc sửa sang chỗ này chỗ nọ... Thực tế thì các phần sửa sang này nếu được thì phải cho vào hợp đồng. Nhưng đôi khi bắt tay vào sửa thì mới phát sinh ra việc phải sửa thêm chỗ nọ chỗ kia. Lúc đó thì trao đổi thêm với chủ nhà & nếu được thì phải sửa thật nhanh. Vì có những điểm chủ nhà đã đồng ý cho sửa rồi nhưng vì không sửa luôn và sau đó chủ nhà cũng nghĩ lại thế nào đó nên đổi và không cho sửa... Lúc đó thì mình cũng không được việc & mang thêm bực tức vào người...

3. Bài học 3: “Cọc” là chân ái. Bạn chỉ chủ động trước khi xuống cọc... Cho nên các điều khoản khó ăn, khó nhằn cần phải deal vào lúc này: cọc bao nhiêu tiền, điều kiện trả lại cọc, thuê nhà trong bao lâu, thanh toán mấy tháng một.... mấy cái điều khoản dạng “được ưu tiên cho thuê tiếp khi hết hợp đồng” thực ra khá vô nghĩa, có thể vứt bỏ.

4. Bài học 4: Đền tiền nếu kết thúc hợp đồng trước hạn. Đừng để chủ nhà soạn hợp đồng, Hãy chủ động soạn hợp đồng và đưa vào những điều khoản hợp lý và fair với chủ nhà (không phải là ép chủ nhà đâu, mà là cân bằng lợi ích hai bên). Quan trọng là điều khoản “Chủ nhà đền bao nhiêu nếu trả nhà trước hạn”. Very quan trọng. Bởi bạn đã đầu tư rất nhiều tiền vào cơ sở vật chất và rất nhiều đồ đã được custumize cho mặt bằng đó, đừng để mấy cái điều khoản “báo trước mấy tháng” dành cho cả 2 bên, bạn sẽ là người chịu thiệt...

5. Bài học 5: Không bao giờ chung nhà với chủ. Bô nớt thêm là thỉnh thoảng nhắn tin xin trả chậm “1 tý”, nói rằng kinh doanh có tý khó khăn nếu thực sự khó khăn. Hãy coi quan hệ với chủ nhà như là đối tác. Hãy để chủ nhà hiểu việc KD không dễ mà thực ra họ cũng hiểu, chỉ có điều nếu người thuê không kêu thì cứ auto tăng giá thôi, tội gì… Chủ nhà cũng nên biết những khó khăn mà người thuê gặp phải. Cái này không phải là bẩn tính gì cả, chỉ là hài hòa lợi ích 2 bên thôi…

Nhiều bác nói có vấn đề gì cứ hợp đồng ra mà phang. Cái này thì lý thuyết suông. Làm được thế thì đã ngon. Thực tế thì khi đã đổ một đống tiền vào cơ sở vật chất rồi thì lằng nhằng kiện tụng chỉ mình thiệt mà thôi. Chứ chơi như quả ảnh sưu tầm ở bài này thì là sát ván lắm rồi...

Tags: finance

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc