Thật tréo ngoe

shared from fb Linh Hoang Vu,
-----
Đọc sơ sơ vài link và wikipedia thì thấy con tàu ngầm Titan đang gặp sự cố đã có nhiều vấn đề từ trước, không được một cơ quan quản lý cấp nhà nước nào cấp chứng thực đủ điều kiện an toàn và cũng từng bị khách hàng (một công ty du lịch) kiện và cựu cán bộ (giám đốc hoạt động) viết thư ngỏ bày tỏ lo ngại về điều kiện an toàn. Hiệp hội Công nghệ Hàng hải (một hiệp hội nghề nghiệp gồm 3500 kỹ sư, chuyên gia, nhà quản lý hàng hải) cũng gửi thư ngỏ bày tỏ sự lo ngại về các điều kiện an toàn của con tàu này. Thế nhưng con tàu này vẫn hoạt động và không chịu sự giám sát nào của các quốc gia (và nó hoạt động ở vùng biển quốc tế, cũng ko mang cờ của quốc gia nào cả) theo nguyên tắc khách hàng chịu mọi rủi ro nếu xảy ra. Người sáng lập và CEO của công ty này cũng trên con tàu này, có lẽ là pilot và có thể sẽ phải trả giá bằng tính mạng của ông.


Sự cố này là một điều đáng tiếc và có lẽ là thứ có thể tránh được nhưng có lẽ xu thế này là khó tránh khỏi: những hoạt động du lịch mạo hiểm của tư nhân nhằm phục vụ giới siêu giàu như thám hiểm vũ trụ hay đáy đại dương, do các công ty tư nhân thực hiện và nằm ngoài sự kiểm soát của các quốc gia. Và hiện nay dường như chưa có cơ chế pháp lý quốc tế nào để kiểm soát hoạt động của các tổ chức tư nhân này cả.


Thế nhưng điều cũng hơi hài hước là hoạt động giải cứu của họ khi tai nạn xảy ra sẽ do các nước thực hiện với kinh phí từ tiền thuế của người dân, mà tỷ lệ đóng thuế thực sự của giới siêu giàu còn thấp hơn nhiều so với giới trung lưu.

Tính mạng con người, dù có là ai, tất nhiên là quan trọng, nhưng dường như vẫn có gì đó hơi thiếu công bằng trong những chuyện như thế.
------
Vụ tàu Titan nổ, hai ông tỷ phú ham khám phá, thám hiểm, một ông tỷ phú thì đã bay lên trời (một trong các du khách đầu tiên bay vào vũ trụ), bay vòng quanh Trái đất (lập kỷ lục nhanh nhất), lặn xuống nơi sâu dưới Đại dương (rãnh Marina, sâu trên 10 ngàn mét) và tới Nam Cực hai lần rồi, thì đời thám hiểm coi như cũng đủ; một ông tỷ phú khác thì vẫn ám ảnh bởi Titanic từ hồi còn nhỏ. Hai ông này nếu chết có điều gì đáng tiếc thì là do trót dại tin lời của ông bán vé kiêm tài công để đi trên cái con tàu ngầm nhỏ tí không đạt điều kiện an toàn với mức giá cắt cổ. 

Hai ông còn lại thì là tử do nghề nghiệp thôi: một ông điều khiển tàu kiêm bán vé và một ông thợ lặn hơn 70 tuổi- và họ cũng phải chịu một phần trách nhiệm, nhất là ông bán vé tham quan, do vận hành con tàu không được chứng nhận an toàn nào cả.

Đáng tiếc nhất là cậu con trai 19 tuổi của ông tỷ phú người Pakistan. Nghe bà bác cậu này nói, trước chuyến đi, cậu ấy sợ phát khiếp và không muốn đi, nhưng cuối cùng vẫn đi để chiều lòng bố và muốn tạo mối quan hệ gắn bó giữa hai bố con. Cuối cùng phải chết vì thứ mình không thực sự muốn, kể cũng đắng cay phết. Thế nên, ở đời này  cũng nên biết cách nói không, dù là với những người quan trọng hay thân thiết nhất. 

Điều an ủi có lẽ cho những người này là họ chết ngay lập tức khi con tàu nổ tung, nên không phải nếm trải sự tuyệt vọng của cái chết đến từ từ. Nhưng mặt khác, họ cũng không có cơ hội để đón nhận cái chết đến theo cách mà họ có thể muốn làm. Thế nên cũng chẳng thể nào biết như thế có phải là cái chết tốt hay không tốt.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc