GIÁO DỤC CÔNG VÀ GIÁO DỤC TƯ
Giáo dục Việt Nam là cái rất éo le, Tây khen HS Việt Nam học sinh Việt Nam học giỏi, trường Việt Nam tốt! Nhưng thực tế 1/3 số học sinh lớp 10 của HN bị ép buộc đẩy vào hệ thống ngoài công lập, vì không đủ chỗ học.
HS thì rất là GIỎI so với Tây, TS thì nhiều như lọ'n con, nhưng kinh tế vẫn còn ở mức thu nhập trung bình và có thể nằm mãi ở đó (bẫy thu nhập trung bình). Rất ít phát minh sáng chế, có cái đình đám nhất, thì là kit test của Việt Á! Đại gia thì có tâm với GD quốc tế, sẵn sàng tài trợ cho ĐH Oxford 155 triệu bảng Anh, bằng mồm. Tài xế xe ôm có cả bằng ĐH.
Kết quả học tập và thực trạng ứng dụng vào thực tiễn, cũng như hạ tầng giáo dục nó cứ chửi nhau.
Quay lại chuyện HS HN bị ép học trường công. Bản chất là do ngân sách cho GD ở HN là ít hoặc người ta cố tình ép HS học trường tư bằng cách đầu tư quá ít vào trường công. Đây là sự bất công giữa HN, HCM so với các tỉnh. Một phần là do sự gia tăng dân số cơ học. Nhưng có thể 1 phần khác là do người ta thấy dân 2 TP này có điều kiện trả học phí cao?
Trong tình huống rơi vào thế bị ép, các bố mẹ hãy biến đau thương thành hành động CM. Đó là học ở trường tư thì HS sẽ ít bị nhồi sọ hơn. Sẽ giảm bớt hoặc bỏ hẳn mấy thủ tục như sinh hoạt đoàn, sao đỏ, chào cờ hô khẩu hiệu VÌ TỔ QUỐC XHCN HÃY SẴN SÀNG...Buổi khai giảng và bế giảng sẽ là 1 ngày hội của các em HS, các em mới là nhân vật chính tha hồ ca hát và nhảy múa, chứ không bị 1 ông ất ơ mà các em không biết đến phát biểu những câu nhàm chán sáo rỗng, rồi đánh trống khai giảng. Năm sau các em lại phát hiện ra trên TV "Bác kia đánh trống khai giảng ở trường con mà sao giờ lại bị CA bắt kìa."
Học trường tư, PH HS sẽ hiếm khi phải quà cáp thày cô, tùy tâm thôi, GV không bị áp lực phải nhận tiền/quà, vì lương họ cũng khá rồi. Việc học thêm cũng không còn là áp lực, bởi vì thường lớp học sẽ không đông, GV phải tận tình hơn, có trường thì kéo dài việc học ở trường hơn 1 chút, để dạy kỹ hơn. Việc học thêm thường có 3 lý do, 1 là để chăm thầy cô trá hình, 2 là vì không đủ tự tin về khả năng tự học, 3 là đu trend (thấy bọn bạn học thêm hết mình không đi thấy nó tụt hậu). Ít nhất cái số 1 là không có ở trường tư, cái số 3 cũng ít, chủ yếu chỉ còn số 2.
Về học phí, thực ra cũng không phải quá cao. Trường tư có mức học phí từ khoảng 1 triệu trở lên. 2-3 triệu là đã khá OK, nhưng đa số PH lại đang nghĩ là trung bình tầm 5-7 triệu/tháng nên lao đầu vào trường công hết để rồi con bỏ nhà đi vì thi trượt. Học trường công mà chịu khó học thêm thì 1 tháng mất thêm 1-2 triệu không lạ. Cũng ngang học phí trường tư, loại thường.
Không so sánh với trường chuyên hay trường tư xịn sò sang chảnh, chỉ so ở mức độ phổ thông, thì học trường tư HS sẽ được tôn trọng hơn, ít bị nhồi sọ tuyên truyền các thứ abc hơn. Thậm chí 1 số trường còn âm thầm bỏ đi 1 số môn, 1 số bài dạng đó, không dạy. Thay vào đó sẽ tăng cường các môn học thiết thực hơn cho HS.
Đừng đánh giá thấp việc bị tuyên truyền ở cấp phổ thông. Bởi vì kinh nghiệm chăn bo` của mình cho thấy rằng, nhiều Ths, TS xịn sò ở bển, thậm chí ở các nước giãy chết, nhưng kiến thức về chính trị, lịch sử của họ không khác gì 1 học sinh XHCN, nói thẳng ra là bo` đỏ, bo` hồng. Tẩy não họ rất mệt mỏi, vì họ...học giỏi quá! Đấy là chính là nhờ công GD của hệ thống GD công lập đó. Đáng tiếc là không có mấy phụ huynh nghĩ tới điều đó.
Nhưng học ở đâu thì học. GD gia đình và khả năng tự học, tự đọc sách vẫn là rất quan trọng nhất. Vì nếu chỉ cắm đầu tìm trường tốt thì người ta cũng chỉ dạy mình tới cấp ĐH thôi. Mà việc học là trọn đời. Vậy đừng quá thất vọng khi mình/con mình chưa vào được trường tốt như kỳ vọng. Chỉ nên thất vọng khi con mình/mình không có khả năng tự học và tự đọc sách. Đừng tưởng học giỏi mà hết n gu, đấy là cái n gu nó chuyển sang chỗ không được học (tự học) thôi.
P/S
Có 1 sự lạ nữa của người Việt. Đó là các bố mẹ đua nhau cho con học thêm nhưng lại không mấy người muốn luyện con tự học và tự đọc sách? Cùng với sự phát triển kinh tế, mình thấy HS ngày càng ỉ lại vào GV, không chủ động suy nghĩ, tự nghiên cứu, tìm hiểu. Điều đó 1 phần lớn là trách nhiệm của bố mẹ và GV. GV không mấy người dạy HS về phương pháp học tập, tức là dạy cách tự học, mà chỉ thích dạy kiểu cầm tay chỉ chữ.
Mình nghĩ là cần có nhiều những lớp dạy phương pháp học hơn là dạy cụ thể từng môn, nhưng không mấy bố mẹ quan tâm đến điều này. Họ muốn con họ điểm cao hơn là giỏi thật sự.
Mình nghĩ học cái cách tự học mới là quyết định tất cả. Nhưng người Việt chỉ thích hớt váng, không muốn thay đổi các gốc, cái bản chất.
Khi đã tự học tốt rồi thì học trường nào, thầy cô nào, không còn là quan trọng lắm nữa. Trào lưu học ở nhà là đi theo dạng đó. Xu hướng của tương lai là học online, mà học kiểu đó cần sự chủ động và năng lực tự nghiên cứu hơn.
Như mình thì từ cấp 2 đã rất không thích phải đi học, nên nghe giảng rất chểnh mảng, do tự học lấy rồi. Còn kỳ học cuối cùng của mình là làm đồ án tốt nghiệp. Mình tự làm, đến gặp thày hướng dẫn đúng 3 lần thì 1 lần chào hỏi, 1 lần chấm điểm, hỏi thày sơ sơ đại khái 1 lần, cũng không dùng đến. Vẫn 9 điểm dù có bị vùi dập.
Post a Comment