Một mình nhưng không cô đơn

Kết nối là nhu cầu lớn nhất của loài người. Có hai loại kết nối. Kết nối với thế giới bên ngoài và kết nối với chính bản thân.

Chúng ta sợ mất kết nối với bên ngoài. Với người thân, với bạn bè, với đồng nghiệp và với cộng đồng. Nối sợ này về sâu xa xuất phát từ việc mất kết nối với bản thân. Vũ trụ hay con người đều có một quy luật chung: khi bên trong chưa ổn bên ngoài sẽ chông chênh. Một quốc gia sẽ ổn khi nội các ổn và xã hội thịnh vượng văn minh. Một doanh nghiệp sẽ ổn khi văn hoá ổn, chiến lược tầm nhìn rõ ràng. Và một cá thể con người sẽ ổn khi anh ta biết rõ mình là ai, mình muốn gì, lý tưởng sống ra sao.


Khi đạt được trạng thái kết nối bên trong, một người vẫn khao khát, hào hững với thế giới bên ngoài. Nhưng anh ta sẽ không chạy loạn xị lên, bị cảm xúc nhồi lên ném xuống khi được cũng như khi mất. Vì khi đó được mất, buồn vui được đón nhận như một quy luật tự nhiên (theo triết lý của khắc kỷ). Thế giới biến động, con người không ai cố định. Hãy Agile in Vuca.

Kết nối được bên trong, sẽ chống chịu vững vàng với mọi khó khăn, nghịch cảnh bên ngoài vốn đến bất thình lình bất cứ lúc nào.

Sự kết nối là một trạng thái cảm giác. Một người có thể bơ vơ khi bên cạnh nhiều người khác. Ngược lại nếu đang kết nối thực sự, dù một mình nhưng chúng ta không hề cảm thấy cô đơn.

from fb Sơn Đức Nguyễn,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc