Nghịch lý Stockdale

Trong khó khăn cùng cực, trong bế tắc về cuộc sống, người hay thể hiện lạc quan là người dễ sụp đổ đầu tiên .....

Nghịch lý Stockdale (Stockdale paradox) là khái niệm Jim Collins đề cập trong cuốn Good To Great. Đây là một dạng trạng thái tâm lý tồn tại song hành cùng một thời điểm ở chúng ta: Lạc quan trong tâm thế sẵn sàng sống chung với nghịch cảnh. Stockdale paradox được đặt tên từ chính tác giả của nó - James Stockdale, cựu ứng cử viên Phó tổng thống Mỹ, một sĩ quan hải quân cấp cao và tù binh trong chiến tranh Việt Nam.

Dưới đây là hội thoại giữa tác giả cuốn Good to great và James Stockdale.

- Tôi chưa bao giờ mất niềm tin vào việc sẽ được trả tự do - Stockdale nói. Tôi cũng luôn lạc quan tin tưởng rằng mình sẽ không chỉ thoát được, mà còn chiến thắng để biến những trải nghiệm đau khổ thành một sự kiện quan trọng trong cuộc đời, mà nếu nhìn lại, tôi không muốn đánh đổi.

- Vậy những ai là người không thể sống sót để thoát ra khỏi nhà tù và trở về. - Jim Collins hỏi.

- Ồ, dễ biết lắm, đó là những người lạc quan.

- ???

- Những người lạc quan - Tướng Stockdale tiếp tục - Chính là những người sẽ nói: “Chúng ta sẽ được thả vào Giáng sinh”. Rồi Giáng sinh đến, Giáng sinh đi, họ lại nói: “Chúng ta sẽ được thả vào Lễ Phục sinh.” Rồi Phục sinh đến, Phục sinh đi họ vẫn không được thả. Sau đó lại Lễ Tạ ơn, rồi lại đến Giáng sinh nữa mà hi vọng của họ vẫn không trở thành hiện thực. Và rồi họ chết vì thất vọng và trái tim tan nát.

- ??? Jim Collins lặng im

- Anh biết đấy, đây là một bài học rất quan trọng. Anh không được lẫn lộn giữa niềm tin rằng mình sẽ chiến thắng, cái mà anh không bao giờ được để mất, với việc anh đồng thời phải đối diện với sự thật hiện tại, bất kể nó phũ phàng đến thế nào đi nữa.
Photo by Javardh on Unsplash


Nghịch cảnh là thực tế bất kỳ ai cũng đối mặt trong cuộc sống. Đối diện với nghịch cảnh đa số rơi vào hai trạng thái. Hoặc lạc quan tin tưởng một chiều hoặc bi quan sầu não. Cả hai trạng thái này đều ảnh hưởng tiêu cực vì thực tế khó khăn hơn nhiều so với người lạc quan nghĩ và thực tế cũng không đen tối không lối thoát như người bi quan sớm đầu hàng. Trạng thái thứ 3 là đi giữa hai trạng thái trên. Như câu chuyện chia sẻ của James Stockdale. Trạng thái này trùng với triết lý sống của chủ nghĩa khắc kỳ (Stoicism) - luôn sẵn sàng đón nhận những điều tồi tệ nhất nhưng không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp. Stockdale có bằng triết học đại học Stanford và việc thấm nhuần triết lý sống Khắc kỷ đã giúp ông có động lực sức mạnh để vượt qua hơn bảy năm bị giam giữ tại Hoả Lò (Hà Nội).

Một trong những đặc điểm chung của những lãnh đạo doanh nhân thành công là năng lực đối diện với nghịch cảnh. Nghịch cảnh về khó khăn trong kinh doanh, nghịch cảnh về bất công chằng chịt. Chủ nghĩa Khắc kỷ có lẽ là một triết lý sống đáng để lãnh đạo tham khảo tìm hiểu để hiểu mình, hiểu người rõ hơn. Rơi vào cực đoan một chiều là điều khá tồi tệ với bất kỳ ai và chủ nghĩa khắc kỷ giúp chúng ta tránh cái bẫy tâm lý này.

BrandSon

from fb Sơn Đức Nguyễn,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc