Premier League - Cỗ máy kiếm tiền vĩ đại...

{Bọn tư bản độc ác, tài nhẫn, bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ...}

Chỉ trong một ngày, tôi đi thăm bốn sân vận động của bốn đội: Liverpool, Everton và Manchester United và Man City... Thực ra đi chụp ảnh, mua đồ lưu niệm hay xem đá bóng thì cũng đơn giản thôi nhưng lần này tôi quan tâm nhiều đến cách vận hành/tổ chức của các clb Anh, cách kiếm tiền của họ và xa hơn, hy vọng hiểu bóng đá tác động/ảnh hưởng gì đến cuộc sống/xã hội..

Thực sự thấy người Anh kiếm tiền từ bóng đá kinh khủng, kiếm từ bất cứ thứ gì có thể kiếm được, kiếm từ bất cứ chỗ nào, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, từ những người chết và những người sống. Rồi lợi dụng tình cảm của người hâm mộ để kiếm tiền, lợi dụng sự ngây thơ thật thà để trục lợi..




Những đội như Man City, United và Liverpool doanh thu một năm có thể đạt 800 triệu đến 1 tỷ đô, (như Everton chắc cũng cỡ 200-300 triệu đô nhi?) trong khi ở mình, FPT chỉ đạt 2 tỷ đô với hàng chục ngìn người lao động không mệt mỏi.. Họ kiếm tiền từ những fan hâm mộ ở đây, rồi cả những người nước nhoài sang đây xem, được vào sân quá tự hào, sung sướng... nhưng chưa đủ, họ kiếm tiền từ cả những người chưa từng sang nước Anh. Tất cả đều phải nộp tiền cho họ..

- Quà lưu niệm: đắt kinh hoàng. Một chiếc áo Man Đỏ loại thưởng chắc Made in Nam Định giá 50-60 bảng, khoảng 1.5-1.8 triệu, trong khi giá thành sản xuất chắc chỉ 100.000 đồng!

- Các loại thẻ, phân loại các fans hâm mộ theo Vé ngày/trận, vé mùa, vé chỗ VIP, vé khu riêng, vé thành viên clb..

- Bản quyền truyền hình và đủ các loại quyền nhưng tôi còn thấy Manchester United còn kinh doanh riêng cả một cái khách sạn cạnh sân vận động giá rẻ nhất 60-100/150 bảng, khoảng 3-6/7 triệu đồng cho các fans. Giá của khách sạn Inn gần đó tối thiểu 120-200 bảng mà khi có trận chắc đắt gấp 2-3 lần..

Rồi bán cả tour du lịch cho fans cuồng mà hẳn là dân châu Á sang chi tiền/đi tour đông nghịt.. Rồi ở đây đi tè cũng thu tiền, giá chừng 15.000/lượt tè, :))

Bóng đá Việt Nam phải học cách kiếm tiền và phải kiếm được tiền, sống bằng tiền kinh doanh chứ không phải từ ông bầu... và đó mới là nền tảng phát triển đội bóng và thể thao nước nhà...

from fb Nguyễn Cảnh Bình,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc