Đến thăm Newhaven - nơi ông Hồ đặt chân lên nước Anh
Theo giấy tờ/sách vở có ghi lại (tôi không đọc/chưa tìm đọc những giấy tờ gốc để viết chi tiết câu chuyện này mà mới đọc qua báo chí hiện nay) thì tại Newhaven vào năm 1913 đó có một người thanh niên là Nguyễn Tất Thành đã đặt chân tới trong thời gian làm việc trên tuyến phà Newhaven-Dippe sau Thế chiến I như một người phụ bếp trên phà..
Thế nên chiều tối qua, L.T.H đưa tôi xuống đây - cách xa London tới hơn 100km mata chừng 1.5h tôi mới tới và quan sát cảng này - cảng lớn thứ hai sau Dover nối giữa Anh và Pháp/Châu Âu. Tại đây, năm 2013, đúng 100 năm sau khi Nguyễn Tất Thành đặt chân tới, DSQ Việt Nam (khi đó là anh Vũ Quang Minh) đã dựng một viên đá nhỏ ngay đầu cảng ghi lại dấu mốc này và tôi cũng đặt chân đến đây sau 10 năm, và sau 110 năm ông Hồ đặt chân đến đây...
Chúng tôi cũng chờ đến 9h tối để đón xem chuyến phà màu vàng chạy từ Pháp sang, chở tới hàng trăm xe containers và khách du lịch.. một con tàu/phá rất lớn, nhưng có lẽ ngày xưa, 100 năm trước Newhaven nhộn nhịp hơn ngày nay nhiều (nay có đường đi qua eo biển Manche và máy bay..) và cũng cảm nhận được sự suy thoái/vắng vẻ của Newhven hôm nay. Và rồi tôi nghĩ về câu chuyện 110 năm trước về một cảng nhỏ, và anh Hải - người đưa tôi đi kể về PassPort - cái giấy đi qua cảng mà thôi..
Trên hành trình cả đi và về, tôi vẫn tranh luận (và cả ở những chỗ khác, với người khác, hay cả với anh Nam FPT..) về việc NAQ/HCM có mục đích/mục tiêu trong hành trình của mình chứ không hề là một sự tình cờ/ngẫu nhiên, không phải là một chuyến đi không chủ đích. Gần như mọi hành động đều tính toán và được thu xếp - như những bước đi trong một hành trình kiếm tìm giải pháp lớn..
Làm sao có thể ngẫu nhiên và tình cờ được khi con người có một mục tiêu rõ ràng và lớn lao đến thế... Cũng như tôi vẫn tiếp tục cuộc hành trình của riêng mình, và có một số điểm chạm với NAQ/HCM vậy, 😉
Câu hỏi nữa đặt ra: NAQ tiếp xúc/biết đến chủ nghĩa Marx ở đâu? Tại sao hoặc có thể tại London này không, ngay trong những năm 1913-1917? Lenin đã ở London 1903-1905 và nơi Marx viết Tư bản luận ở giữa London, chỉ cách nơi ông Hồ sống chừng vài chặng tàu điện ngầm mà không phải chờ đến 1923/1924 khi sang nước Nga..
Nhưng thôi, đó cũng là câu hỏi đặt ra như ty tỷ các câu hỏi khác đã được đặt ra vậy.. Trở về London đã quá 12h đêm, một chuyến đi vội về phía Nam...
from fb Nguyễn Cảnh Bình,
Tags: Nguyễn Cảnh Bìnhtravel
Post a Comment