Đổi mới tuyển sinh đại học thế nào cho phù hợp?

Việt Nam nên áp dụng (một phiên bản của) thuật toán Gale-Shapley trong việc tuyển sinh đại học.
Photo by Leon Wu on Unsplash


bang Queensland (và chắc tất cả các bang khác của Úc) đều đã sử dụng một phiên bản của thuật toán này. Đây là cách để phân bổ học sinh vào các trường đại học một cách tối ưu nhất (và ít tốn kém nhất) cho xã hội. Hệ thống tuyển sinh này khác xa hệ thống của Mỹ và nhiều nước phương Tây khác. [Lưu ý đây là tuyển sinh trong nước, sinh viên quốc tế không thông qua hệ thống này.]

Trong phương pháp phân bổ này các trường đại học giao việc tuyển sinh đại học (undergraduate) cho một cơ quan độc lập thực hiện, ở Queensland là QTAC (NSW là UAC, Victoria là VTAC,...). Các đại học chỉ đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho mỗi ngành học và một số khuyến khích/điểm thưởng cho một số nhóm học sinh đặc biệt (thiểu số, vùng sâu, có vấn đề sức khỏe...). Họ không cần lo việc tổ chức thi cử, nhận/chấm hồ sơ, cũng không cần quan tâm đến điểm chuẩn. Tất cả do QTAC đảm nhiệm.

QTAC (UAC, VTAC...) bắt đầu nhận hồ sơ từ đầu tháng 8 hàng năm cho tất cả học sinh trong bang (hoặc từ các bang khác muốn vào Queensland học đại học). Mỗi hồ sơ được đăng ký 6 nguyện vọng, là một ngành của một trường đại học cụ thể. Học sinh có thể thay đổi nguyện vọng hoặc thứ tự ưu tiên (được 3 lần miễn phí). Hầu hết các trường phổ thông đều có bộ phận tư vấn cho học sinh chọn ngành/trường học dựa vào điểm chuẩn của các ngành trong các năm trước và sức học của học sinh đó.

Sau khi có kết quả "điểm thi đại học" (ATAR), QTAC tiến hành các vòng offer cho thí sinh, bắt đầu từ nguyện vọng 1. Các thí sinh sẽ có 4 ngày để quyết định có: (i) accept/reject, (ii) accept & defer, (iii) conditional accept/reject. Điểm đặc biệt là nếu chọn (iii) thí sinh có thể điều chỉnh lại nguyện vọng/thứ tự ưu tiên của mình trên QTAC sau đó. Ví dụ nếu một thí sinh chọn ngành A là ưu tiên số 1 và được offer, thí sinh đó có thể conditional accept ngành A và sửa lại đưa ngành B (khó vào hơn) lên nguyện vọng 1 hi vọng sẽ được offer vào B trong vòng tới.

Một điểm đặc biệt nữa là ngay sau khi thí sinh nộp hồ sơ cho QTAC các trường có thể xem xét kết quả học tập những năm trước và đưa ra early offer mà không cần đợi điểm thi đại học. Thí sinh có thể có 3 lựa chọn như trên, tất nhiên đa số sẽ chọn conditional accept. QTAC có 3 vòng offer chính cho hầu hết các ngành/các trường/các thí sinh và rất nhiều vòng offer nhỏ cho một số ít (và early offer). Đến cuối tháng 2 năm sau về cơ bản tất cả các thí sinh sẽ nhận được ít nhất 1 offer. Đa số thí sinh sẽ vào được ngành/trường tốt nhất có thể, các trường nhận được số thí sinh tốt nhất có thể. Đó chính là nguyên lý của Gale-Shapley.

from fb Giang Le,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc