Black Pink, Business và Khai phóng

...Một bạn nữa cũng đã giúp mình hiểu rõ hơn về Black Pink "E thấy thầy hiểu sai trường hợp này! Mấy bé Blackpink này ko bé nào là con nhà nghèo cả, toàn giàu trong trứng, đi du học, xài đồ hiệu từ hồi 9-10 tuổi. Idol có gia cảnh nghèo xong cố gắng phát triển chỉ có ở gen 1-2 (khoảng năm 2010-2016), mấy bé này là gen 3 hầu như để làm idol thành công toàn con nhà giàu mới làm được, vì phải mất 6-7 năm làm thực tập sinh chỉ học hát nhảy, mà còn chưa chắc đc debut, để tạo ra nhóm 4 e này thì cũng loại sơ sơ hơn trăm e rồi! Mất 6 năm thực tập mà ko đc debut, đi học lại cũng ko xong thì con nhà nghèo khó mà chọn con đường này!”

Thông tin về vụ các em Black Pink từ nghèo đi lên thì cũng do một fan của Black Pink cung cấp cho mình. Mình không có thời gian kiểm chứng là fan nào nói đúng mà cũng không có động cơ để làm chuyện đó. Mình không có thời gian để xem Black Pink. Đã quá tuổi để phấn đấu thành idol kiểu Black Pink. Nhưng mình hứng thú với cách làm business của ông chủ của Black Pink.

Họ không bán ca vũ nhạc mà bán trải nghiệm khách hàng thông qua các câu chuyện vay mượn như hôm qua mình đã phân tích. Câu chuyện nghèo vượt khó hay giàu vượt sướng hay một câu chuyện gì khác thì cũng không quan trọng. Miễn là đó là một câu chuyện mà các fans muốn trải nghiệm trong vay mượn. Trong việc kinh doanh trải nghiệm, điều quan trọng nhất chính là trải nghiệm khách hàng chứ không phải sản phẩm. Nên ngoài các sản phẩm chính là câu chuyện và ca vũ nhạc, họ chăm chút đến từng chi tiết nhỏ để làm cho trải nghiệm khách hàng được trọn vẹn. Tất cả những bài này đều đã được xác định trong các nghiên cứu khoa học ngành Marketing. Nếu các bạn chịu khó đọc các nghiên cứu này thì sẽ thấy họ làm business rất khoa học. Điều mà có lẽ các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu rất nhiều. Bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam đọc Journal of Marketing, JAMS, JCR, … ? Tất cả những điều tôi kể trên đều được đăng bài bản, khoa học, chi tiết ở trong đó. Mình sẽ không ngạc nhiên nếu các công ty quản lý idols của Hàn có đội ngũ đọc các journals đó để tìm cách kinh doanh hiệu quả nhất. Mình cũng không ngạc nhiên nếu họ có đội ngũ Marketing Analytics hùng mạnh để bảo đảm hiểu được hành vi khách hàng để thiết kế trải nghiệm cho đúng. Bao nhiêu công ty Việt Nam có năng lực Marketing Analytics ngon lành?

Hay là mình bắt chước họ kiếm một idol Hàn Quốc để bán ta :D Mình đang định kéo một giáo sư gốc Hàn ở Mỹ về dạy Marketing Analytics đây. Các bạn có hứng thú không?

Quay lại vụ tương quan giữa khai phóng và rác. Một số người có kiến thức về khai phóng dừng lại ở việc thuộc định nghĩa trong wikipedia vô phản biên lung tung. Tất nhiên cái định nghĩa khai phóng trong wikipedia nó không có xả rác được. Tất nhiên các thể loại chủ nghĩa, khái niệm, phương pháp giáo dục … nếu chỉ để cái định nghĩa trong chân không để ngắm thì cái nào chả lung linh. Tất nhiên các nhà đủ thứ học viết sách để promote mấy cái này chả có đủ thứ lý luận cao siêu leng keng. Nhưng quan trọng là mấy cái này khi mang vô áp dụng trong một xã hội con người thì nó sẽ như thế nào? Con người sẽ sử dụng mấy cái này như thế nào? để làm gì? Để hiểu được mấy cái này thì phải có kiến thức khoa học đàng hoàng về xã hội học, tâm lý học hành vi rồi quan sát, trải nghiệm, phân tích, tổng hợp thông tin trong thực tế chứ không phải ngồi Gú Gồ mà ra được.

Để mình cho vài ví dụ đơn giản nhen. Khai phóng chú trọng nhân văn, phát triển con người nên không thể sử dụng các hình phạt nặng. Khi ai có lỗi nào đó thì xã hội sẽ phân tích là do đâu, vì sao, hoàn cảnh thế nào … chứ không phạt nặng người đó vì đó là lỗi của … xã hội. Ví dụ như ở San Francisco, trộm cướp dưới $950 trong 1 vụ thì cảnh sát không bắt vì có bắt thì công tố viên cũng không truy tố. Do đó trộm cướp vặt là chuyện cơm bữa. Tất nhiên xả rác thì cũng không bị phạt rồi nên mới rác ở khắp nơi là thế. Chứ nếu phạt nặng như Singapore bao gồm cả public shaming nữa thì ai dám xả rác. Tất nhiên các hình phạt này ở Singapore bị xem là không khai phóng. San Francisco và Singapore có thể xem là tương đồng về kinh tế để có thể sánh. Thậm chí mật độ dân số của Singapore còn cao hơn San Francisco. Rõ ràng là bên khai phóng (San Francisco) nhiều rác hơn bên không khai phóng (Singapore) rất nhiều. Đó chỉ là một trong những lý do mà các thành phố (có cùng trình độ kinh tế và mật độ dân số) càng khai phóng thì càng nhiều rác.

Và tất nhiên là con người luôn thích sử dụng những khái niệm lung linh để làm vũ khí mang lại quyền lực và lợi ích cho mình và nhóm lợi ích của mình. Chứ mấy cái xấu xa thì làm sao lôi kéo được đám đông đi theo mà vũ khí hóa? Không phải nhân loại toàn tàn sát nhau vì những lý tưởng cao đẹp trong sách hay sao?

Giáo dục khai phóng là một khái niệm rất rộng mà ta có thể bỏ vào đó bất kỳ thứ gì nhân danh sự khác biệt và sự khai phóng. Do đó, nó là con ngựa thành Troy lý tưởng cho các nhóm lợi ích đưa vào bất cứ nội dung nào có lợi cho họ (và tất nhiên là với sự trả giá của nhiều người khác bao gồm luôn cả người học). Chúng ta có thể quan sát rất nhiều chuyện này trong các chương trình giáo dục khai phóng ở phương Tây. Bạn nào có con nhỏ đang đi học sẽ hiểu. Tất nhiên ba mẹ mà bị tẩy não hồi trước rồi thì sẽ không nhận ra.

Hiện nay thì con ngựa thành Troy này cũng đã vào VN rồi. Bạn nào tinh ý sẽ nhận ra. Do đó, mình phải rất là cẩn trọng với mấy thứ này. Chứ để đến khi bọn nhỏ bị tẩy não hết thì hối không kịp.

Khai phóng hay giáo dục khai phóng toàn là những khái niệm lung linh trong chân không cả, do đó nó thu hút rất nhiều người. Bạn nghĩ là các nhóm lợi ích trên thế giới này có bỏ qua nó mà không sử dụng để thao túng xã hội để mang lại lợi ích và quyền lực cho họ hay không?

Con ai người đó giữ. Mất rồi khó lấy lại à nha!

from fb Nga Ho-Dac,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc