Chiến hào khó giữ

"We Have No Moat, And Neither Does OpenAI”

Cách đây ba tháng, SemiAnalysis đã xuất bản nội dung được cho là một tài liệu rò rỉ từ nội bộ Google trong đó gã khổng lồ công nghệ cảm thán rằng họ không có lợi thế cạnh tranh bền vững—hay những “chiến hào” (moat)—có thể bảo vệ khỏi sự cạnh tranh. Trong thuật ngữ kinh doanh, "chiến hào" (moat) là một phép ẩn dụ cho những lợi thế cạnh tranh mà một công ty có được và đóng vai trò như một rào cản chống lại sự cạnh tranh. Đây có thể là bất cứ điều gì từ sức mạnh thương hiệu, bằng sáng chế cho đến công nghệ độc đáo, nhân sự tài năng hoặc lợi thế về chi phí. Warren Buffett đã phổ biến thuật ngữ này trong giới đầu tư để mô tả các doanh nghiệp được bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh.


Dưới đây là một số điểm Google đưa ra mặc dù còn nhiều tranh cãi về lý do tại sao OpenAI hoặc các công ty công nghệ khác có thể "no moat":

Những tiến bộ công nghệ diễn ra nhanh chóng: Tốc độ đổi mới công nghệ nhanh đến mức lợi thế cạnh tranh của ngày hôm nay có thể trở thành hàng hóa phổ biến của ngày mai. Những gì độc quyền và độc đáo ngày nay có thể bị các đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc thậm chí vượt qua trong một khoảng thời gian ngắn. 

Văn hóa nguồn mở: Trong ngành công nghệ, có một nền văn hóa chia sẻ nguồn mở mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nhiều công nghệ nền tảng được cung cấp công khai, tạo ra một sân chơi bình đẳng và gây khó khăn cho bất kỳ công ty nào trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh.

Khả năng truy cập dữ liệu: Trong các lĩnh vực như học máy ML, dữ liệu có thể là một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Tuy nhiên, sự sẵn có của các bộ dữ liệu lớn và các phương pháp thu thập dữ liệu đang trở nên phổ biến hơn, điều này làm giảm lợi thế này.

Nhân tài: Những nhân viên có tay nghề cao có thể là một "chiến hào", nhưng những người giỏi nhất và sáng giá nhất hiện nay có nhiều lựa chọn, trong đó có cả việc thành lập công ty khởi nghiệp của riêng họ. Việc giữ chân những tài năng hàng đầu ở bất kỳ công ty nào ngày càng khó khăn hơn. Netflix mới đây đã rao các vị trí lương 900k USD/năm, OpenAI có vị trí lên đến $2 triệu USD. Ngôi sao công nghệ giờ có giá không kém giới showbiz. Chỉ sợ bạn không có tài chứ không sợ người ta không có tiền để trọng dụng!

Mối quan tâm về quy định và đạo đức: Trong lĩnh vực công nghệ, sự giám sát pháp lý ngày càng tăng. Các công ty ngày nay dường như có hào nước có thể thấy nó bị xói mòn bởi các luật hoặc quy định mới.

Hiệu ứng cộng đồng và mạng lưới: Mặc dù những điều này có thể hoạt động như một con hào trong một số trường hợp, nhưng chúng cũng có thể nhanh chóng có lợi cho người mới tham gia nếu nó cung cấp công nghệ vượt trội hoặc các lợi thế khác.

Hệ sinh thái hợp tác: Trong nhiều lĩnh vực công nghệ, sự hợp tác giữa các tổ chức khác nhau phổ biến hơn so với các ngành công nghiệp truyền thống. Điều này làm suy yếu lợi thế cạnh tranh mà bất kỳ công ty nào cũng có thể có.

Trở lại vấn đề AI, một lĩnh vực mà UnD nguyện theo đuổi trong ít nhất 5, 10 năm tới, công nghệ tiến quá nhanh. Với các mã nguồn mở từ cách đây 6 tháng, kiểu như Vicuna, Koala, Apaca, Dolly vẫn không thể sánh với các mã đóng của OpenAI, Google, Anthropic, Inflexion, Cohere, A21. Nhưng với kẻ phá bĩnh Meta, họ tung ra llama và gần đây version mới LLama 2 đã thu hẹp khoảng cách giữa "đóng" và "mở' trong lĩnh vực AI.

SOTA (State of The Art) - đỉnh cao công nghệ- tạm thời vẫn thuộc về "bọn đóng", GPT-4 của OpenAI. Nhưng với chi phí 700K/ngày, xem ra OpenAI cũng khá mệt mỏi, chưa kể các lĩnh vực, các hãng lớn, các ngành nghề như ngân hàng, tài chính, viễn thông, tiện ích, quân sự, không muốn giao dữ liệu (data is new oil) cho OpenAI dù hãng khởi nghiệp này có hứa hẹn gì đi nữa!

Microsoft, gã khổng lồ đứng sau OpenAI cũng đã "đi đêm" với những người tình hấp dẫn khác, "mở hơn" như Meta. Như vậy cộng đồng nguồn mở có thêm sức lực từ sự "hào phóng" của meta khi cung cấp các LLM cho cộng đồng miễn phí, một LLM có giá training cỡ $8 -10 million.

Tuần vừa qua (21-27/08/2023), cộng đồng AI lại háo hức với việc Meta tung ta Code Llama 2 với benchmark (humanEval pass@1) giờ đã tiệm cận GPT-4 và ngang bằng GPT-3.5 (chatGPT) (Xem hình dưới). Với các bạn ít am hiểu, Llama chuyên text, khá kém về lập trình (coding) so với SOTA chuyên về code của OpenAI hay Copilot của Microsoft. Nhưng với việc trang bị công cụ Toán (công cụ lập trình Code Llama) cho bọn học Văn, đám nguồn mở AI đang vỗ tay vui mừng khi có thêm công cụ miễn phí để sử dụng.

Thái độ nào bây giờ? Có khi chỉ cần đi tập thể dục, ăn uống lành mạnh và theo dõi kỹ tiến bộ công nghệ, chả phải vất vả làm gì cả, tự khắc nhiều việc được giải quyết!

"We Have No Moat"

from fb Đào Trung Thành,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc