Năm 2041

AI 2041 là cuốn sách được viết bởi Kai-Fu Lee (Khai-Phục Lý) và Chen Qiufan (Trần Thu Phàm) nhằm khám phá khái niệm về trí tuệ nhân tạo và tác động của nó đối với cuộc sống của chúng ta vào năm 2041. Cuốn sách là sự kết hợp giữa tiểu thuyết giả tưởng và suy đoán, phân tích khoa học, cung cấp mười truyện ngắn về tương lai, khám phá tác động của AI đối với nhân loại.


Các câu chuyện mang tính hư cấu và giàu trí tưởng tượng của nhà văn khoa học giả tưởng tài năng Trần Thu Phàm nhưng cũng “thực tế” theo nghĩa là chúng không phóng đại tiềm năng của AI của nhà công nghệ hàng đầu thế giới Lý Khai Phục. Cuốn sách giải thích công nghệ AI đang phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh cuộc sống và làm biến đổi cách chúng ta làm việc, trở thành một công cụ được sử dụng trên toàn thế giới và sẽ làm rung chuyển thế giới.

Trần gia tập trung vào việc kể những câu chuyện hấp dẫn dựa trên những đánh giá thực tế về khả năng của AI, trong khi Lý chuyên gia phân tích những câu chuyện này, mở rộng hiểu biết của chúng ta về công nghệ và những tác động có thể có của chúng. Cuốn sách cũng cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm ẩn của AI, chẳng hạn như công nghệ deepfake, quantum có thể trở thành một công cụ có hại nếu rơi vào tay kẻ xấu.

AI 2041 là một cuốn sách kích thích tư duy, khám phá những cách thức mà AI sẽ làm thay đổi thế giới trong 20 năm tới. 41 có hình dạng giống từ AI (Artificial Intelligence), một cách chơi chữ của các tác giả.

Lý Khai Phục là một nhà công nghệ nổi tiếng thế giới, nhà tư bản, nhà quản trị, người viết sách, nhà khoa học máy tính người Trung Quốc. Ông từng là nhà quản trị công nghệ cao tại Apple, SGI, Microsoft và Google. Ông vừa được Time bình chọn là một trong 100 gương mặt ảnh hưởng nhất thế giới trong lĩnh vực AI năm 2023.

Trong cuốn best-seller trước đó, "AI Superpowers" (“Các siêu cường AI, Trung Quốc, thung lũng Silicon và trật tự thế giới mới”), Lý đã giới thiệu về sự phát triển AI của hai cường quốc dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này là Mỹ và Trung Quốc. Người ta chú ý đến họ Lý vì ông đã phác thảo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chiến lược và chính sách thúc đẩy phát triển AI cũng như hệ sinh thái các công ty AI tại hai cường quốc này. Mỹ có lợi thế hơn trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ AI, tuy nhiên Trung Quốc lại làm tốt hơn trong việc đưa AI vào ứng dụng và kinh doanh, và từ dữ liệu khổng lồ sinh ra từ thực tế Trung Quốc có tiềm năng vượt Mỹ trong tương lai.

AI 41 ca ngợi 'giấc mộng Trung Hoa" khi gã khổng lồ thức giấc này mang công nghệ làm thay đổi các nước thế giới thứ 3 như Nigeria, Sri Lanka, Mumbai chứ không chỉ ở những quốc gia có nền khoa học tiên tiến. Điều đó cũng là một "New propaganda" mới cho Trung Quốc trong tham vọng lãnh đạo thế giới qua công nghệ AI sau này.

Trong một diễn biến khác, chỉ số AGI (Trí thông minh tổng quát) đã được Alan Thompson nâng lên 54/100. Người ta dự đoán khoảng 6/2026, chúng ta đạt được AGI. Để đến "điểm kỳ dị" (Singularity, từ của Kurzweil), chúng ta cần đến ASI (Siêu trí tuệ). Và điều này được nhiều nhà tương lai học dự báo đạt được vào khoảng thập kỷ 40 thế kỷ 21 này.

Nhóm 1441 dịch khá tốt. Họ dịch các đoạn Chí tôn ca, Luận ngữ, các đoạn thơ Hán sang tiếng Việt chứ không phải kiểu dịch Anh-Việt thường thấy trong các cuốn sách dịch khác.

from fb Đào Trung Thành,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc