Cháy chung cư mini ở Hà Nội: đâu là nguyên nhân?

Anh em An Nam về bản chất vẫn còn nghèo, do đó trình độ dân trí của ae còn thấp. Nên sẽ ko bao giờ hiểu dc tầm quan trọng của quy hoạch đô thị, giá bđs và vấn đề an toàn phòng cháy.

Ko phải chỉ riêng cái chung cư mini cháy mới toang, mà hầu hết toàn bộ những con phố trong 4 quận nội thành ở Hà Nội cháy là toang. Lý do nó toang bởi những vấn đề sau:

Đầu tiên ấy là lượng người đổ vào khu nội đô quá nhiều, chen chân, dẫm đạp lên nhau để cố mà sống. Khi đó tất cả mọi người chỉ mong có chỗ mà ăn, ngủ thôi; dăm 3 cái phòng cháy chữa cháy đều vứt hết.


Nên mới sinh ra đủ các loại nhà trong ngõ hẻm, cháy 1 phát là chết toi cả dẫy phố luôn. Vì đường quá nhỏ, xe chữa cháy ko thể vào và cũng ko thể có tuân thủ các quy định chuẩn về phòng cháy như là việc giữa các khu hộ gia đình, chung cư phải có hồ nước để chữa cháy (chỗ ở ko có, chỗ nào mà xây hồ ?) Chỗ ở còn chả có thì cần gì phải đường rộng đủ tiêu chuẩn cho xe chữa cháy đi vào ?

Tại sao khu nội đô của Hn lại quá tải ? Đơn giản vì 2 lí do:

Thứ nhất là do quy hoạch giao thông của Hà Nội quá kém, như ở TQ hay các quốc gia khác người ta có thể giãn dc dân số ở các khu trung tâm ra ngoài ngoại thành. Vì người lao động, sinh viên, học sinh chỉ mất khoảng 10-15 phút để đi tàu điện, metro từ ngoại thành vào trong trung tâm. Nên là người ta ko có nhu cầu chen chân vào khu nội đô --> gây quá tải đô thị, nguy hiểm, ko bảo đảm dc tiêu chuẩn về PCCC.

Hà Nội vốn dĩ diện tích quá bé, do đó muốn quy hoạch dc như Bắc Kinh hay các thành phố khác của TQ, thì tất yếu sẽ phải giải toả nhiều con phố (như đường Đê La Thành ở HN là ví dụ) để lấy chỗ mở rộng đường (cho xe chữa cháy vào) rồi đường để xây dựng tàu điện ngầm v...v

Mà bây giờ giá nhà do các đại gia BĐS đã thổi lên quá cao, nên chính phủ có muốn cũng bó tay ko thể giải toả, hay thực hiện bất cứ dự án quy hoạch nào tầm cỡ để giải quyết bài toán giãn dân đối với 1 thành phố hơn 10 triệu dân chen nhau kin kít trong nội đô cả.

Giải toả kiểu gì ? Tiền đâu ra với những con đường đắt nhất hành tinh, giá đất lên tới cả mấy trăm triệu/m2 ? Trong khi quỹ đất cần phải có để xây dựng hệ thống giao thông công cộng là cực kì lớn ?

Chính vì thế nên cái dự án quy hoạch giao thông đô thị HN mãi mãi là cái vòng luẩn quẩn, ko lối thoát. Bao nhiêu dự án mở rộng đường trong khu vực nội đô Hà Nội như cái đường Đê La Thành đó mà có làm nổi đâu ?

Kết quả là người dân do ko thể sống ở ngoại thành (đi vào nội đô làm việc quá xa, quá lâu); nên phải chen nhau ở trong những cái chung cư mini giá rẻ trong nội đô hoặc là nhà trong ngõ (khác gì nhau đâu ?).

Và khi tất cả chen nhau vào đó, thì cứ cháy là chết thôi. Có phải mỗi cái vụ này đâu ?

Bởi vậy, tôi mới nói ae ko có đủ trình độ để hiểu hậu quả của đại nạn bong bóng thổi giá BĐS nó đã để lại hậu quả ghê gớm cho đất nước này thế nào.

Giờ bong bóng BĐS nó như là 1 quả tạ kéo tụt lùi toàn bộ tương lai và sự phát triển của đất nước này. Đừng có mơ rồng, hổ gì cho nó hão huyền cả, trong khi ko giải quyết dc cái bong bóng BĐS ở VN - vì nó là cái gốc của mọi vấn đề.

Nói chung đất nước mà đại gia toàn BĐS là mạt vận - cứ ngồi đó mà tiếp tục ngạo nghễ và tự hào đi.
---
Về bản chất cái gọi là chung cư mini giá rẻ ở Vn nó là mấy cái nhà dân, dc cơi nới, thêm tầng lên, lắp vội vã cái thang máy vào để phục vụ nhu cầu của sinh viên, người lao động ngoại tỉnh lên thuê có chỗ ăn ở. 

Và vì nó rẻ nên là càng phải nhét nhiều người càng tốt và đương nhiên làm gì có diện tích đất mà xây cầu thang thoát hiểm, phòng chống cháy như chung cư bình thường. 

Bởi vậy, cháy là toang, cháy là thành thịt hun khói hết. Thực ra nguyên nhân sâu xa cũng là do giá bất động sản trong đô thị ở VN đã bị thổi lên quá cao; nên việc sinh viên người lao động thuê dc 1 căn hộ chung cư theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là ko thể so với thu nhập của họ. 

Giá đất quá cao, thì người ta sẽ phải tiết kiệm, xà xẻo từng m2 đất dành cho thoát hiểm, an toàn phòng cháy chữa cháy để lấy chỗ mà nhét người vào ở kiếm tiền chứ làm sao nữa ? 

Muốn giảm giá thuê nhà đi cho nó phù hợp với thu nhập thấp của người dân lao động, sinh viên thì buộc phải cắt hết tiêu chuẩn PCCC đi thôi. Mà ko làm thế thì người lao động, sinh viên lấy chỗ nào mà ở ? 

Thôi thì mấy chục mạng ra đi hôm qua cũng coi như là đồ cúng để góp phần vào cái danh của các tỉ phú bất động sản Vn thăng hạng trên bảng xếp hạng thế giới để anh em ngạo nghễ và tung hô thôi.
---
Trí khôn của ta đây

Về vấn đề xe đạp điện, một số ae thắc mắc là tại sao ở bên TQ thấy nó đi xe đạp điện suốt mà có cháy nổ bao giờ đâu. Sao ở Vn lại có chuyện cháy nổ pin xe đạp điện, để giải thích cái này tôi phải bàn 1 chút về kĩ thuật cho ae dễ hiểu. 

Pin cho xe đạp điện thông thường là pin Lithium (cái pin dùng trong điện thoại ấy). Cấu tạo thành phân của 1 cục pin rất phức tạp và nhiều bộ phận (cái này ae có thể tự Gúc)

Nhưng bộ phận tối quan trọng bậc nhất trong cục pin xe đạp điện đó chính là bản mạch điện (gắn liền với pin) đây là bộ phận nhận điện từ bên ngoài vào để đưa vào trong pin nhằm lưu giữ lại năng lượng. Đây là bản mạch điện hàn công nghệ cao, đòi hỏi sự chính xác, chuyên nghiệp và hiểu biết về kĩ thuật. 

Thông thường, ở TQ do người ta đã làm chủ công nghệ và có tiêu chuẩn quản lý rất chặt chẽ. Nên mọi cục pin lithium dùng cho xe đạp điện đều được sản xuất trong nhà máy, có thợ chuyên nghiệp để làm việc này. 


Trong khi đó, VN có làm dc cái gì ra hồn đâu (đến lụa là thứ ae VN tự hào sp truyền thống mà còn phải nhập từ TQ cơ mà); nên là các loại pin của Trung Quốc sau khi bị loại thải (pin lithium đã chai và hỏng, thì bắt buộc phải thải loại, ko dc tái sử dụng). Thì các pháp sư VN lại lấy nhập về tính theo đơn vị bao tải để độ chế nó lên thành pin xe đạp điện bán ra ở VN. 

Mấy ông thợ của VN toàn thợ điện, thợ cơ khí tay ngang, chả dc đào tạo gì, nhưng "trí khôn" thì có thừa (như ae cưa bom làm thuốc nổ ấy) nên tập toẹ làm xe điện, thu nạp dc tí kiến thức về hàn trên Youtube về hàn mạch pin. Nên nhìn khối pin của mấy ông pháp sư VN sau khi hàn xong sẽ thấy tá lả chỗ nối, tạp nham v...v. 

Do cái xe điện thì cục pin chiếm 2/3 giá thành, nên chế được cục pin rồi bán sẽ sinh ra lợi nhuận rất cao nên họ bất chấp lắp các loại pin 2nd cho khách hàng. Tất nhiên, cũng phải nhìn mặt mà bán, vì khách hàng đa số là học sinh, sinh viên, người già, nghỉ hưu v...v có biết gì về kĩ thuật đâu nên thấy đối tượng này là sẽ đem xe điện có pin độ, chế ra để bán. 
 
Ngoài ra cục pin lại còn dc đóng vào hộp sắt bảo vệ nên chả ai thấy. Chưa kể do hàn bản mạch kém nên điện bị thất thoát nhiều, nên loại này đi kèm với bộ sạc công suất rất cao 1000 1500w nên lại càng nguy hiểm hơn. 

Kết hợp cả 2 thứ với nhau, nó dẫn tới việc tại sao pin xe đạp điện ở VN ko khác gì quả bom nổ chậm là vậy. 

Có thể nói cái thứ quái thai pin xe đạp điện độ chế ở Vn quả là kết tinh túi khôn dân tộc đc thừa hưởng từ ông tổ Trạng Quỳnh của chúng ta. Cả nhà vỗ tay hoan hô nào !!

from fb Hoang Nguyen,



-----


Đây là bình cứu hoả loại ABC , loại bột để chữa cho các chất rắn , lỏng , khí dễ cháy. Hiện nay pin xe máy điện rất khó dập vì trong pin có chất gây cháy là Lithium nên xịt bình CO2 đều không tác dụng. Xịt nước còn nguy hiểm hơn sinh ra Hydro gây cháy nữa. Cách duy nhất để dập là cắt đứt nguồn cấp 0xy để duy trì sự cháy nên có thể dùng cát lấp vào hoặc dùng loại bình ABC hay BC này để xịt nó mới dứt được. 

Thực ra xe xăng hay xe điện đều cháy như nhau. Nhưng do xe xăng đã hàng trăm năm phát triển nên đã thành công nghệ an toàn cũng như thói quen an toàn cháy. VD như ở nhà xe mà ai ngửi thấy mùi xăng là nháo nhào tìm liền. Còn xe điện thì khó phát hiện hơn vì nó rò thì pack pin cũng kín và không mùi và công nghệ quản lí pin nó phát triển gần đây cũng như các relay , cảm biến an toàn ở xe máy còn thấp để giảm giá thành. 

Cho nên nhà ai có xe máy điện nên sắm thêm bình chữa cháy ABC hoặc BC này. Chứ nhà nào ở tầng 15 - 20 thì nhìn xuống thôi đã chóng mặt chứ đừng nói bắt thang leo xuống.

from fb Sonnie Tran,
-----
Về PCCC cho nhà liền kề 3 mặt tịt mình đã viết rất nhiều, rất nguy hiểm, mà rất nhiều nhà đang ở tình trạng đó chứ không chỉ chung cư mini đâu. Nguy cơ ở các chỗ:

1. Chỉ có 1 mặt thoáng để ra ngoài nên khả năng thoát hiểm và cứu nạn kém.
2. Ngõ sâu xe cứu hỏa không vào được.
3. TẦng 1 thường là nơi để xe có xăng hoặc sạc điện (có nhiều vụ do nguyên nhân sạc pin rồi). Mà tầng 1 cháy là mất đường chạy ra.
4. Diện tích nhỏ nên không có thang thoát nạn đúng chuẩn.

Chung cư mini thì thường được hoán cải từ nhà dân nên không có thiết kế PCCC. Nhiều người dùng chung nên ý thức quản lý kém, nên dễ cháy.

Dự là từ hôm nay các phòng trọ, nhất là CC mini, trên toàn HN sẽ bị toang vì kiểm tra PCCC, y chang như quán karaoke mấy năm rồi.

Lỗi phần lớn do Quy chuẩn PCCC. Chỗ thì quá chặt, chỗ thì lơi lỏng quá. Tóm lại là rất thiếu thực tế. QC này soạn đi soạn lại rất nhiều trong mấy năm qua, hình như vẫn đang sửa. Có lẽ nó nên phải được truyền thông để lấy ý kiến cộng đồng, do ảnh hưởng đến tính mạng của tất cả mọi người, không kém gì luật giao thông. Bây giờ có lẽ chỉ giới chuyên môn có liên quan mới biết tới quy chuẩn 06. Dân thường không biết để có kiến thức khi xây nhà, chọn nhà thuê, mua...
---
Để thoát nạn ở nhà liền kề có lồng sắt thì cần chế sẵn cửa ở lồng, có khóa thì chìa nên để ở chỗ thuận tiện, dễ thấy. 2 ảnh đính kèm là ở vụ cháy vừa rồi, có lỗ mở ra đó. Thấy có bản lề nên chắc không phải do CS PCCC mới cắt.



Ở 1 ảnh còn thấy có thang dây thoát hiểm. Không rõ của nhà nào? Chắc gia đình tầng 3 tự thoát? Đây là bài học cơ bản nhất cho cư dân ở nhà kiểu này. Có lẽ chủ các căn hộ này đều thoát chết?

Thang dây này chỉ vô dụng khi đúng chỗ tụt xuống ở tầng dưới đang cháy hoặc ở chỗ quá cao xuống (tầm 9 tầng trở lên). 

Đa số các vụ cháy thì nạn nhân chết đa số do ngạt, nên việc trang bị mặt nạ phòng khói ngạt là cần thiết nhất. Thực tế hiếm khi cả tòa nhà cháy đùng đùng như đuốc, mà chỉ cháy vài căn hay vài tầng. Nhưng khói thì mịt mù, nên mới chết ngạt. Nếu mặt nạ ngon và ở cách khá xa vị trí cháy thì nạn nhân có thể bình tĩnh hơn nhiều. Vì khó chết. Mặt nạ này thấy bán cũng rẻ, vài trăm ngàn.

Ở nhà dân, đa số là liền kề, thì thang bộ hầu hết không có cửa chống cháy, nên nếu cháy từ dưới thì nó chính là cái ống khói, mất luôn chức năng thoát nạn. Vì thế, mọi người nên tìm cách ra ban công, sân thượng để tìm trợ giúp thì an toàn hơn chui vào WC hay tủ quần áo. Báo đăng có nạn nhân làm ướt người rồi chui vào tủ quần áo mà thoát chết. Mình dự là không chui cũng không sao! May mắn thôi, vì tủ quần áo không chống khói, không chống cháy. Đừng lấy cách đó làm tiêu chuẩn thoát nạn.

Tóm lại, có 3 giải pháp tự cứu nạn đơn giản và rẻ tiền nhất. Đó là tạo sẵn các lối thoát nạn, như mở cửa ở hoa sắt cửa sổ, lồng sắt, càng nhiều vị trí càng tốt. Kèm theo vài cái thang dây và mặt nạ chống ngạt (nên để sẵn ở các phòng).

Còn việc sạc pin xe điện trong nhà thì quá rủi ro, nhưng rất khó có cách khắc phục. Chắc có mỗi cách trang bị hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động ở vị trí sạc. Cái này không đơn giản với nhà ở riêng lẻ. Nhà biệt thự có gara là 1 phòng riêng thì đỡ hơn nhà liền kề khi phòng khách chính là gara hở, thông với thang bộ.

Còn với chung cư, thì năm 2010 mới có quy chuẩn PCCC. Nên các nhà xây trước đó rất hên xui. Cơ bản là không đạt chuẩn PCCC. Khi nó không đạt chuẩn thì phải áp dụng cách tự cứu như ở nhà thấp tầng nói trên. Mình nghĩ hiệu quả nhất là mặt nạ chống ngạt. Chứ leo thang dây kèm lỗ thoát hiểm thì người già và trẻ con, tàn tật cũng dễ chết vì rơi. Có mặt nạ cứ nằm ngủ tiếp chờ cứu hộ! (Chém vậy chứ bố ông nào dám).

Còn các cách chống ngạt khác thì nhiều người biết rồi, như bo` thấp dưới sàn, dùng khăn ướt hay áo ngực phụ nữ!

from fb Dương Quốc Chính, 
-----
Tiêu chuẩn xây dựng quy định phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm trong cùng một tòa nhà để đảm bảo mọi người có thể thoát hiểm nhanh chóng và an toàn khi xảy ra hỏa hoạn đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH hoạt động.



Những toà nhà cao tầng có diện tích lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối thoát hiểm phải bố trí ít nhất 2 thang thoát hiểm. Trong trường hợp tòa nhà có diện tích dưới 300m2 thì tiêu chuẩn cho phép thiết kế 1 thang thoát hiểm đặt ở một phía còn phía còn lại sẽ thiết kế ban công nối với thang thoát hiểm bên ngoài.

Qui định là rất rõ ràng nhưng tại sao các tòa nhà chung cư không có thang thoát hiểm theo tiêu chuẩn vẫn cứ vận hành thì chính quyền, cơ quản quản lý xây dựng, cơ quan quản lí công tác phòng/chữa cháy phải liên đới chịu trách nhiệm.

from fb Nguyễn Đông,
-----
1) Khi xảy ra cháy hỏa hoạn điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất bình tĩnh

2) Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng

3) Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đo phải mở ngay lập tức tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp. (không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng)



4) Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vật bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng
- Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau : dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ.
Xem hình tôi vẽ minh họa thực hiện đối với 2 trường hợp là cửa sổ và ban công hoặc cả 2 cùng lúc, Lấy một tấm nệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong,
- Đối với cửa sổ bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng chừng 30cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc lên ra ngoài trời.
- Đối với ban công bạn sẽ dựng tấm nệm sao cho phần đáy của nó tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói.

Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây.

from fb Minh Trần,
-----
Hạ tầng PCCC

Lâu nay khi xảy ra các vụ cháy thường thì người ta hay đổ cho chủ đầu tư hay người sử dụng mà ít khi đặt câu hỏi hạ tầng phòng cháy chữa cháy có vai trò như thế nào trong việc dập lửa. Trong những địa hình ngõ hẹp  thì xe cứu hỏa không vào được là đúng. Nhưng những cột nước chuyên dùng cho cứu hỏa thì vẫn có thể lắp đặt. Từ đó có thể sử dụng các hệ thống bơm cao áp gọn nhẹ để dập cháy nó cũng giống như việc những xe ba gác đi gom rác trong các ngõ hẻm  này. 



Tất nhiên bây giờ sẽ rất là khó để các thành phố lớn lắp đặt  hạ tầng PCCC đầy đủ. Kinh phí này sẽ phải do các thành phố chứ không thể khoán cho bộ công an được. Hoặc lý tưởng thì phải là : thành phố lo hệ thống bể/ống, công an lo bơm cao áp, dân lo 1 phân PCCC tại gia đình họ (bơm nhỏ, bình cứu hoả).

Mỗi gia đình phải có bắt buộc 2,3 bình cứu hoả vì lúc lửa mới bén 1 bình cứu hoả là dư sức dập. Ngoài ra tập huấn sử dụng bình cứu hoả cũng như các kiến thức sơ đẳng về cứu hoả khác cũng phải đc phổ cập.
Nói tóm lại PCCC là cuộc chơi toàn dân phải ko ạ?

from fb Cường Võ,
-----
Xem lại chuyện trực thăng chữa lửa chợ Cầu Ông Lãnh ngày 24/10/1971 thời VNCH, lại nghĩ đến vụ cháy ở Khương Hạ (Hà Nội) vừa qua. Nếu như lực lượng PCCC được trang bị máy bay trực thăng để chữa lửa thì sẽ giảm thiểu thương vong và thiệt hại.


from fb Le Quang Huy,
-----
Hà Nội đã đặt mưa trực thăng online mà chờ hơn 10 năm rồi vẫn chưa thấy giao hàng, mấy bạn mua hàng online cẩn thận nhá!


from fb Trần Thái Hòa,
-----


-----
Trên các hội nhóm, cho đến giờ này, người ta vẫn còn nháo nhác đi tìm người thân với hi vọng phép màu sẽ xảy ra. Những gương mặt còn rất trẻ, đầy lạc quan, thường là đang mỉm cười. Dĩ nhiên phải lạc quan và giàu sức sống, họ mới sẵn sàng ly hương, xa gia đình để lập nghiệp/ tìm kiếm cơ hội nơi đất mới.

Người ta cũng inbox nhau những bức ảnh 1 căn phòng có tới 6 sinh mạng cùng dừng lại. Báo đưa tin 1 nhà già trẻ 7 người ra đi cùng nhau. Cô giáo đi tìm học sinh trên group vì cháu vắng mặt, đến chiều thì nghe tin cả nhà học sinh của mình không qua khỏi.

Khởi tố, bắt chủ nhà Nghiêm Quang Minh trong ngay chiều nay. Vậy là giờ sạt nghiệp, tan cửa nát nhà, đi tù lâu đấy. Tham thêm 1 chút mà để làm gì? 

fb Đại Du



Trên otofun lòi đâu ra cái giấy phép xây dựng cấp năm 2015 cho ông Minh ở trên, nhà ở riêng lẻ, 6 tầng cả tum. Thực tế xây thành 10 tầng cả tum, chuyển từ nhà ở riêng lẻ sang chung cư mini tự phát. Xây nhà cho 1 hộ gia đình hô biến lên 45 hộ. Tài thật. Xin lưu ý theo TCVN 9411:2012 nhà ở trong ngõ dưới 6m ko được cao hơn 4 tầng. Không rõ giấy phép xây dựng này đã chuẩn chưa? Chỉ biết google cái tên ông phó chủ tịch kí giấy phép xây dựng này, lại ra toàn link báo chí tố cáo chuyện tiêu cực liên quan đến ông này.

Cho một đám đi tù chẳng giải quyết được những quả bom nổ chậm này. 

from fb Thanh Vu,



-----
Tôi chia sẻ câu chuyện đau lòng này với người bạn Hàn Quốc - giám đốc điều hành một doanh nghiệp bất động sản, anh sửng sốt. Tháng trước, anh vừa "trầy trật" với quá trình nghiệm thu PCCC cho một dự án chung cư, dù đã tuân thủ đầy đủ hồ sơ thiết kế và thực hiện thẩm duyệt. Vì "tốc độ thay đổi các quy chuẩn PCCC ở Việt Nam còn nhanh hơn tốc độ xây dựng công trình, nên thi công theo đúng thiết kế vẫn có thể không được nghiệm thu theo quy chuẩn mới", anh giải thích và bình luận thêm: "tiêu chuẩn PCCC của Việt Nam khắt khe hơn Hàn Quốc". Vì thế, anh kinh ngạc khi xem các bức ảnh, video ghi lại hiện trường vụ hỏa hoạn.

Khi các tiêu chuẩn đã rất khắt khe nhưng cháy vẫn thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại rất lớn về tính mạng và tài sản, thì vấn đề cần xem xét là phương thức quản lý lĩnh vực này.

Tiêu chuẩn PCCC ở Việt Nam nhìn chung khắt khe, và đặc biệt khắt khe với loại hình căn hộ chung cư. Tôi cùng đồng nghiệp đã nhiều lần xót xa về sự đầu tư quá mức cần thiết (để phù hợp quy chuẩn) khi quan sát hệ thống PCCC với loại nhà này. Ví dụ, trong tuần trước, tôi đếm có tới 3 sprinkler (đầu phun nước chữa cháy tự động) trong không gian chỉ 20 m2 của một căn hộ nhà ở xã hội có diện tích 50m2 - một sự thừa thãi đến mức lãng phí. Trong khi đó, hai loại hình khác là nhà ống và chung cư mini (mà cũng có thể coi là một loại nhà ống) chưa được kiểm soát đầy đủ và chặt chẽ.

Hỏa hoạn ở nhà ống, theo quan sát và thống kê của tôi, xuất phát từ mấy nguyên nhân sau.

Thứ nhất, do "nguồn cháy": chập điện và cháy xe. Loại hình nhà ống phần lớn do tư nhân tự xây nên hệ thống cấp điện được thiết kế và thi công cẩu thả rất dễ chập, cháy. Thêm vào đó, mô hình tầng trệt để xe máy, ôtô và các tầng trên để ở gây nguy cơ rất lớn. Xe bị cháy hoặc cháy lan vào xe từ tầng dưới sẽ tạo ra lượng khói lớn phủ kín lối thoát, gây ngạt cho người sinh sống ở tầng trên.

Thứ hai, do đây là loại hình sở hữu cá nhân nên cơ quan quản lý nhà nước "ngại" động tới. Chúng tôi hay nói vui với nhau rằng các chủ đầu tư doanh nghiệp "có tóc", dễ bị túm, còn cá nhân "trọc đầu", ít bị sờ. Tôi từng sinh sống tại cả căn hộ chung cư lẫn nhà ống và thấy rằng ở chung cư năm nào cũng "bị" kiểm tra PCCC còn nhà ống hiếm khi bị hỏi.

Thứ ba, do hệ thống báo, chữa và thoát hiểm khi cháy. Dù có ngăn chặn tốt đến đâu, chúng ta cũng không thể giảm tỷ lệ nguồn cháy về 0 được. Vấn đề là khi xảy ra cháy, phải làm sao giảm thiểu thiệt hại, nhất là thiệt hại về người. Có đến hơn 90% số nhà ống không có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động. Khi rủi ro xảy ra, tất cả những gì người dân có thể làm là trông chờ vào đôi chân của mình, chạy nhanh để thoát hiểm. Nhưng tại mô hình nhà ống, nhất là các chung cư mini, cầu thang thoát hiểm cũng chính là nơi hút khói, còn các mặt thoát khác như ban công, lô gia đã bị hàn kín để chống trộm.

Nói cách khác, cháy là gần như không lối thoát.”

by Nguyễn Hoàng Nam, source: vnexpress,
-----
VẤN ĐỀ MẤU CHỐT DẪN TỚI 56 CÁI CHẾT

Vấn đề mấu chốt dẫn tới cái chết trong vụ cháy của cái gọi là CC mini vừa rồi là ở chỗ pháp luật chưa rõ ràng, nhập nhèm, về khái niệm pháp lý của CC mini. Khái niệm CC mini mới có ở QĐ 24/2014 của UBND TP HN, nó cũng chỉ có ý nghĩa ở HN. Ở các tỉnh khác không có CC mini. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý về PCCC cũng như XD khác không có khái niệm CC mini. Nói cách khác, cái gọi là CC mini không phải là CC, nó vẫn là nhà ở riêng lẻ.

Trong nghị định 79/2014 và sau này là NĐ 136/2020 thay thế nó, hướng dẫn luật PCCC, không có khái niệm chung cư mini.

Nhà bị cháy vừa rồi về pháp lý vẫn là nhà ở riêng lẻ, có thể dùng để cho thuê phòng, có thể đã bán chui 1 số hoặc toàn bộ các căn hộ. Nếu coi nó là chung cư, thì phải được thể hiện ở VB pháp lý nào đó. Như chung cư bình thường, nó được thể hiện ở dự án khả thi (báo cáo kinh tế kỹ thuật) được cơ quan chức năng phê duyệt, thẩm định và giấy phép XD. Còn nhà này, chỉ có VB pháp lý duy nhất là giấy phép XD, thì nó được thể hiện là nhà ở riêng lẻ. Khái niệm CC có thể hiện rõ ràng ở luật Nhà ở:

“Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.



Nhà ở riêng lẻ có "bán" 1 số diện tích ở không có nghĩa là biến nó thành CC, bởi vì nó vẫn không được định rõ các diện tích sở hữu chung và riêng và không thể có loại công trình nào vừa là nhà ở riêng lẻ lại vừa là chung cư được. Đây là 2 khái niệm pháp lý được định nghĩa khác nhau trong luật XD. Giống như không có 1 con cho' lại vừa là 1 con mèo.

Trong khi đó NĐ 79/2014 không bắt buộc nhà ở riêng lẻ phải có thiết kế PCCC. Từ đó dẫn tới thể loại "CC mini" này không bao giờ có tk PCCC, mà HN có khoảng 2000 tòa nhà dạng này. Không phải tự nhiên nó như vậy và nó không hề sai luật PCCC. 

Kể cả ngôi nhà được xây vượt tầng thì nó vẫn không sai quy định về TK đáp ứng quy định PCCC nếu nó chỉ là nhà ở riêng lẻ.

Trong mục 10, phụ lục 4 của NĐ 79 có quy định các loại công trình phải thẩm duyệt TK PCCC:

"10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên."

Nhưng cũng không có nhà ở riêng lẻ. Nếu muốn chủ nhà kia vi phạm quy định, thì phải dí được cho ngôi nhà đó thành 1 trong các thể loại công trình nêu trên (gần giống nó nhất).

NĐ 136/2020 có khắc phục bất cập trên ở mục 2 và 7, PL 5 (DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY)

"2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên."

Và 

"Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên."


Có bổ sung khái niệm "nhà trọ" là gần giống ngôi nhà này nhất, nếu nó được dùng để cho thuê ở. Nhưng thực tế lại không có khái niệm pháp lý về công trình "nhà trọ". Nhà trọ chỉ có định nghĩa pháp lý như 1 ngành kinh doanh. Tức là quy định trên cũng sơ hở về pháp lý.

Như vậy, nếu dí được ngôi nhà này là dạng nhà trọ thì chủ nhà mới có vẻ vi phạm về tk PCCC! Trong khi ngôi nhà vẫn đang là nhà ở riêng lẻ (dùng để trọ).

Thế nhưng trong những ngày qua, rất nhiều chuyên gia luật, KTS...nhất định cho là luật lệ rất rõ ràng và chặt chẽ, họ mạnh mẽ vu cho chủ nhà vi phạm quy định về PCCC thay cho tòa! 1 dạng suy đoán có tội hoặc vu khống, ví dụ như ảnh đính kèm hay ở video trong comment. Mình thấy hầu hết báo chí, người dân đều mặc định đổ tội cho chủ nhà vi phạm quy định PCCC nên mới dẫn tới 56 cái chết. Như thế là rất nguy hiểm, vì đám đông và cả chuyên gia đang đẩy 1 cá nhân vào án tù 12 năm và bị cộng đồng phỉ nhổ.

Khả năng lớn dẫn tới 56 cái chết là do ngôi nhà không đáp ứng về lối thoát nạn và thang thoát hiểm không nhiễm khói. Nếu ngôi nhà phải thẩm duyệt PCCC thì sẽ được áp dụng Quy chuẩn PCCC 06, cái này rất chặt và chắc chắn đáp ứng các yêu cầu trên, sẽ không thể có nhiều người chết vậy.

Như vậy, phải hiểu rõ nguyên nhân thì mới biết cách điều chỉnh luật, để không còn những cái chết tương tự.

Nhưng không chỉ "CC mini" mà 100% các chung cư cao tầng xây trước năm 2010 đều không đáp ứng yêu cầu về lối thoát nạn và thang thoát hiểm.
---
THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHUNG CƯ KHÔNG ĐẠT QUY CHUẨN PCCC

Không chỉ mấy cái CC mini, 100% các tòa chung cư xây trước thời điểm có quy chuẩn 06 đều không đạt chuẩn PCCC. Các lỗi chủ yếu và khá nguy hiểm và rất khó khắc phục là không có lối thoát nạn và thang thoát hiểm đạt chuẩn.

Hầu hết các CC đó sẽ vướng vào ít nhất một trong số các nội dung sau: 

- Thang bộ không có cửa chống cháy, có tòa chỉ có 1 thang có cửa hoặc cửa thang không chống cháy, hoặc không có tăng áp thang để khói không vào được.

- Hố đổ rác bố trí trong khu vực thang thoát hiểm. Mà cái này hay cháy, đã có mấy vụ rồi. Nó biến thành ống khói đốt rác hun lên các tầng.

- Thang thoát hiểm chạy 1 lèo xuống hầm hay hay gara tầng 1, để khi thoát hiểm phải chạy xuyên qua gara, như trường hợp vừa cháy. 

- Thang thoát hiểm không thoát trực tiếp ra ngoài tòa nhà mà phải chạy qua 1 khu vực có thể cháy, thường là qua sảnh (nhưng tận dụng để bố trí bán hàng hay bố trí bàn ghế cho khách). Nếu sảnh để trống còn đỡ.

- Khoảng cách giữa các thang thoát hiểm không đủ phân tán. Thường là gần nhau quá, dẫn đến có 2 thang mà gần như là 1.

Chắc chắn là còn nhiều vấn đề nữa, nhưng đó là những cái cơ bản nhất mà ai cũng nhìn được bằng mắt để đánh giá. Còn về hệ thống báo cháy, chữa cháy, hút khói...thì phải dân có nghề mới phát hiện ra. 

Trong các vấn đề trên thì lối thoát nạn không đảm bảo là nguy hiểm nhất. Đó là khi có cháy thì cư dân không thể chạy xuống đất được do đường thoát nạn bị nhiễm khói/lửa như vụ vừa rồi là như vậy. Thang bộ không có cửa và thông với gara nên nó biến thành ống khói và lối dẫn lửa đi lên thay vì là lối thoát nạn. Lối thoát nạn duy nhất lại phải chạy xuyên qua gara đang cháy đó. Trong khi chỉ có 1 mặt tiền và ngõ hẹp nên xe thang không tiếp cận được. 

Các chung cư cũ không đạt chuẩn PCCC nói trên thực ra chỉ hơn CC mini về PCCC ở chỗ là xe cứu hỏa dễ dàng tiếp cận và các căn hộ đều có ban công ra ngoài vì không xây trong ngõ, do đó cư dân ở các tầng thấp có thể thoát nạn qua ban công mà không phải nhảy. Nhưng xe thang nghe nói cũng tới tầng 16-20 gì đó thôi. Loại thông thường chỉ tới tầng 8. Loại khủng kia không phải chỗ nào cũng vào được, vì nó quá nặng, chạy có mà nát hết đường. Cũng may là các chung cư cũ thường không quá cao, tầm 25 tầng đổ lại.

Ngoài lỗi do thiết kế và XD không đạt chuẩn PCCC nói trên, do lúc đó chưa có quy chuẩn PCCC, thì lỗi vận hành mới phổ biến. Lỗi vận hành có thể làm vô hiệu hóa lối thoát nạn đạt chuẩn PCCC hoặc vô hiệu hóa hệ thống báo cháy, chữa cháy. Ví dụ:

- Kê, chặn cửa thang thoát hiểm để thông gió cho mát! Khóa cửa thang thoát hiểm do sợ trộm vào.

- Để các đồ đạc, thiết bị dễ cháy vào trong lòng thang thoát hiểm.

- Không bảo trì, thay thế định kỳ các thiết bị PCCC.

- Hệ thống chữa cháy vách tường không hoạt động do không có nước, máy bơm chữa cháy không chạy...

Nói chung lỗi vận hành đều có sự tiếp tay của anh em CS PCCC, thì mới thoát được, vì anh em có đi kiểm tra định kỳ. Còn lỗi thiết kế thì có thể khắc phục hoặc không thể. Nhưng với đặc điểm là vì CC cũ không có quỹ bảo trì nên họp cư dân đóng tiền để khắc phục lỗi là hơi khó. Nhiều lỗi như thay cửa thang chống cháy cũng không đắt lắm, mỗi nhà đóng vài triệu thôi, nhưng hơi khó. 

Cư dân tiếc tiền, tiền đó để cúng dường, cầu trời khấn Phật cho tai họa không vào mình là xong. Cứ cầu cúng là tai qua nạn khỏi hết, đâu chỉ có chống cháy!



Ảnh đính kèm là các CC mini không đạt chuẩn về lối thoát nạn và thang thoát hiểm. CC mini nào mà chả thế.

from fb Dương Quốc Chính,
-----


Quản lý là lường trước những gì có thể xảy ra để ra các giải pháp ngăn chặn thảm hoạ.

Xin đừng tiếp tục để nhân dân phải trả giá vì tầm nhìn hạn hẹp, kỹ năng yếu kém, tính vô cảm, quan liêu …của cơ quan quản lý !

from fb Nguyễn Thiện,
-----
[ Nghị Thảo - Lược sử Thời Gian ]

1. Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành Uỷ Hà Nội từ 28 tháng 6 năm 2006 – 5 tháng 2 năm 2016. Nhiệm kỳ: 9 năm, 222 ngày.

Trong trận lụt kỷ lục ở miến Bắc 2008, ngày 2 tháng 11 năm 2008, khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại của phóng viên Vietnamnet về tình hình chống lũ, ông Nghị nói: "Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm...". Câu nói này đã gây nhiều dư luận mà theo ông Nghị thừa nhận "gây nên sự bức xúc và bị phê phán”. Do đó, 3 ngày sau, ông đã đưa ra lời xin lỗi: "Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người" 

Ngày, 28/05/2013, Báo Tiền Phong cho biết: để “Trấn an ĐBQH về phương tiện cứu hỏa, nhất là ở nhà cao tầng, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho hay Hà Nội ĐÃ ĐẶT MUA TRỰC THĂNG để chữa cháy, HIỆN PHƯƠNG TIỆN CHƯA VỀ.“

Sau thảm kịch ngày 13/9/2023, tại tòa chung cư mini cao 9 tầng ở phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân) khiến 56 người tử vong, 37 người bị thương. Sáng 18/9, trao đổi với VietNamNet bên lề hội nghị đóng góp ý kiến của nguyên lãnh đạo thành phố vào dự thảo Luật Thủ đô, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, [ Đằng sau mỗi công trình, chung cư mini xây vượt tầng so với giấy phép là cả một thế lực chống lưng. Không phải mình đương đầu với chủ công trình vi phạm đâu, mình còn đương đầu với cả cái anh chống lưng đó ]

2. Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBNDTP Hà Nội. 26 tháng 9 năm 2007 – 4 tháng 12 năm 2015. Nhiệm kỳ: 8 năm, 69 ngày.

Trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ của ông Thảo, Thủ đô đã chặt bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố, gây bức xúc dư luận. 

Ngày 22 tháng 3 năm 2015 người dân Hà Nội tập trung đông đảo tại nhiều địa điểm trong thành phố để biểu tình chống lại quyết định chặt 6.700 cây xanh của UBND thành phố, riêng tại hồ Thiền Quang có khoảng 3-4 trăm người tập trung, có thời điểm lên đến hàng nghìn người. Mọi người mang biểu ngữ, cũng như mang theo những cây nhỏ để thể hiện tinh thần bảo vệ cây xanh của Hà Nội. TB Kinh tế Sài Gòn mô tả phản ứng người dân: "Sau khi hàng loạt những cây xanh đã được đốn hạ ngổn ngang trên một số tuyến phố theo một dự án trị giá hàng chục tỷ đồng, người dân đã bày tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ bằng nhiều cách khác nhau. Có người khóc, có người ôm cây, có người dán khẩu hiệu “đừng giết tôi” lên thân cây, và hàng chục người đã “ký” ủng hộ trên trang mạng xã hội "6.700 người vì 6.700 cây xanh".

Sáng 1/12/2015, ông Phạm Quang Nghị thay mặt HĐND TP Hà Nội thông báo ông Nguyễn Thế Thảo đã có đơn xin thôi chức vụ, Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ đồng ý để ông Thảo thôi giữ chức Chủ tịch UBND Thành phố. 

Trong 8 năm điều hành, là một Kiến trúc sư (được nhiều kỳ vọng trước đó), ông Nguyễn Thế Thảo được cho là đã không để lại một di sản nào ích lợi cho thành phố Hà Nội cả. 

“Một nhiệm kỳ tồi tệ và thấy thật may mắn là ông ấy đã nghỉ”, nhiều người dân Thủ đô cho biết.

Sau thảm kịch ngày 13/9/2023, tại tòa chung cư mini cao 9 tầng ở phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân) khiến 56 người tử vong, 37 người bị thương. Sáng 18/9, trao đổi với báo chí bên lề hội nghị đóng góp ý kiến của nguyên lãnh đạo thành phố vào dự thảo Luật Thủ đô, Ông Nguyễn Thế Thảo cho biết: “Cơ chế chính sách hiện chưa quy định rõ ràng loại hình nhà ở này, chưa định nghĩa thế nào là chung cư mini. Do vậy, pháp luật cần bổ sung quy định về chung cư mini để khắc phục tồn tại hiện nay là "biến tấu nhà ở riêng lẻ thành chỗ trọ, tạo tiềm ẩn rủi ro".

3. Luật nhà ở không có định nghĩa về Chung cư mi ni (CCMN), nhưng rất tiếc (dã man quá) CCMN (lại) ra đời từ Quyết định 24/2014 của UBND TPHN. 




Mà năm 2014, ông Nghị, ông Thảo vẫn chưa hạ cánh an toàn về làm “người tử tế”, để giờ đây tiếp tục đăng đàn nói về bất cập của loại hình Chung cư mi ni và vấn nạn PCCC của Thủ đô.

from fb Ky Mai,

70 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc