Để kết tội nghi phạm trong một vụ việc hình sự?

Trong một vụ việc hình sự, để kết tội nghi phạm, dù nghi phạm này từng tù tội cướp giật, Toà án cần bằng chứng được cung cấp bởi cơ quan điều tra, công tố để tiếp cận gần nhất Sự thật (đang nói chuyện bên Úc)
Photo by Mahdi Bafande on Unsplash


Bằng chứng có 2 loại:

1/ Bằng chứng trực tiếp phản ánh hiện thực khách quan aka facts. Ví dụ clip độ phân giải 4K góc quay trực diện.

2/ Bằng chứng gián tiếp: không phải bằng chứng trực tiếp nhưng liên quan, phản ánh 1 tình tiết trong vụ việc, chỉ hướng tới toàn bộ sự thật, vd hung khí có dấu vân tay.

Một số bằng chứng có thể vừa có thể là bằng chứng trực tiếp hoặc bằng chứng gián tiếp, ví dụ lời khai của nhân chứng tại hiện trường, tuỳ vào tính logic, số lượng nhân chứng, tính khả tín, động cơ … bằng chứng này có thể được coi là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thường thì các vụ trọng án, rất khó có thể thu thập đủ bằng chứng trực tiếp, vì vậy cơ quan điều tra phải sử dụng bằng chứng gián tiếp.

Khi sử dụng bằng chứng gián tiếp, tức là các mảnh vỡ của sự thật, CQĐT/ công tố phải tuân thủ 2 yếu tố cốt lõi:

1/ Việc thu thập bằng chứng này có hợp pháp, tuân thủ đúng trình tự tố tụng hình sự hay ko? Bằng chứng thu thập sai trình tự cũng phải bị loại bỏ.

2/ Các bằng chứng gián tiếp khi được ghép lại phải liền mạch logic, chặt chẽ, đứng trong tổng thể các chứng cứ khác phải phù hợp, liên kết. Nếu các bằng chứng này tổng hợp lại tạo thành siêu liên kết đủ mạnh để vượt qua ngưỡng nghi ngờ hợp lý, bồi thẩm đoàn sẽ thấy là không còn tồn tại bất cứ nghi ngờ gì nữa, lúc ấy bằng chứng gián tiếp sẽ đủ vững chắc để luận tội nghi phạm. Vì vậy, các vụ trọng án ở QLD Úc tuân theo nguyên tắc đồng thuận 12/12 thành viên bồi thẩm đoàn phải cùng đồng ý rằng: họ đã vượt ngưỡng nghi ngờ hợp lý để kết luận nghi phạm có tội.

Tư pháp hình sự VN cũng có lẽ đã thừa nhận nguyên tắc 1 ở Điều 86 và nguyên tắc 2 ở Điều 98 BLTTHS 2015.

Đ98 qui định: “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội”.

...để công lý được thực thi thực sự, công lý ấy luôn luôn cần là một thứ công lý thuyết phục toàn diện hơn là một thứ công lý không bỏ sót không để lọt tội phạm. Nếu còn bất cứ lăn tăn lợn gợn nào, công lý ấy tự nhiên đã mất đi vài phần thuyết phục. Và hình phạt của nó, vô hình trung đã tự bỏ đi tính công lý cần có của hình phạt.

from fb Thanh Vu,
Tags: columnist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc