Sao Bình Thuận cứ phải làm nông nghiệp?
...Ninh Thuận, Bình Thuận không làm nông nghiệp được, vì nó làm đất công nghiệp tốt hơn. Hai tỉnh này có lượng mưa ít nhất cả nước, nhưng nguồn năng lượng mặt trời tốt nhất cả nước, hầu như các cánh đồng điện mặt trời đều từ đây cả. Đem so sánh chi phí với lợi nhuận (Costs/Benefits) thì rõ ràng là để làm điện gió, điện mặt trời tốt hơn? Rừng nguyên sinh làm sao tái tạo được mà đánh đổi?
Vì sao Mỹ họ không dẫn nước vào hoang mạc Nevada? Vì ở đó làm sòng bài kiếm tiền nhiều hơn.
Vì sao Singapore không phá rừng nguyên sinh mà làm nhà, phải đi mua cát lấn biển cho tốn kém? Vì rừng nguyên sinh không tái tạo được. Không thể. Mất là mất.
Nhìn lại xem đã bao giờ chúng ta có cơ đồ như ngày nay? Mỗi tỉnh mỗi khu vực có thế mạnh riêng, sao không tập trung khai thác thế mạnh ấy mà cứ thích, anh có lúa tôi cũng phải đi trồng khoai?
from fb nguyễn ngọc minh michael,
-----
Sao lại trách người dân phản đối phá rừng không hiểu gì về khoa học nhỉ? Trách nhiệm của người làm chính sách, người làm quản lý và các nhà khoa học là phải làm cho người dân hiểu kia mà. Nếu người dân chưa hiểu hoặc không hiểu thì trách nhiệm đầu tiên không thuộc về người dân. Nếu người dân chưa hiểu, chưa thông thì chưa làm, cần phải giải thích, nghiên cứu thêm, tìm kiếm các giải pháp khác hợp lòng dân hơn.
(Đấy là tôi giả dụ như dân không hiểu biết về khoa học thật. Nhưng thực tế "người dân" hay "quốc dân" là một khái niệm vô hình, rộng lớn, trong dân có vô vàn người tài, có trí tuệ siêu việt. Hơn nữa, "khoa học" hay "nhà khoa học" cũng là một từ dễ bị lạm dụng để chỉ những gì bốc phét lấy tiền hay lòe bịp. Dẫn chứng thì có quá nhiều, gần đây nhất là vụ Việt Á. Bao nhiêu người đã đội lốt khoa học để đục khoét và làm cho nhiều người chết oan uổng?).
Người dân có quyền phản đối hay đồng tình một chính sách nào đó thuần túy dựa vào tình cảm, mối quan hệ lợi ích của họ với việc đó và trạng thái tâm lý.
Chính vì vậy vai trò của những người trên là thông qua nghề nghiệp, chức phận của mình mà làm cho người dân có được quyết định đúng đắn nhất, phù hợp nhất và hài hòa được lợi ích của các bên trong mọi việc.
Vì vậy người ta mới nói về "lòng dân", về sự ủng hộ của dân chứ mấy ai đặt ra vấn đề dân phải trở thành các nhà khoa học biết viết báo quốc tế, tham gia hội thảo chuyên ngành, viết giáo trình hay bàn luận với dày đặc con số thống kê, kết quả điều tra.
Công việc đó là của những người không trực tiếp tham gia sản xuất và được người dân nuôi sống bằng lao động của mình.
Nếu như dân không hiểu khoa học thì phải đem đội ngũ đó ra trảm đầu tiên!
from fb Nguyễn Quốc Vương,
-----
Hồ thủy lợi Biển Lạc ở tỉnh Bình Thuận được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng từ năm 2006 nhằm chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 rồi bỏ hoang từ đó đến nay.
Từ trên cao nhìn xuống, nhiều người sẽ nghĩ đây là những đầm nuôi tôm hay là thửa ruộng trên một cánh đồng nào đó ở đồng bằng. Nhưng thực chất đó là hồ thủy lợi Biển Lạc. Hồ thủy lợi Biển Lạc diện tích hơn 1000 hecta nằm trên địa bàn 2 huyện miền núi Tánh Linh và Đức Linh của tỉnh Bình Thuận. Những ô nhỏ là ao, hồ, di chứng do hoạt động khai thác khoáng sản vô tội vạ hàng chục năm qua tạo nên.
Trong lòng hồ, hàng chục con tàu khai thác cát neo đậu. Những núi đất sét, cát hàng nghìn m3 tập kết quanh lòng hồ khiến người ta khi nhìn vào không biết đây là một hồ thủy lợi.
Lòng hồ bị đào bới nham nhở, chia tách thành từng ô thửa nhỏ. Mặc sức ai mạnh thì bao chiếm, nơi khai thác khoáng sản, chỗ trồng lúa, nơi trồng sen, nuôi cá...
via quochoitv,
-----
Chúng ta hãy cùng so sánh hình ảnh mà phóng viên Việt Quốc báo Vnexpress chụp tại khu rừng ở xã Mỹ Thạnh với những hình ảnh mà những người làm báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) hồ Ka Pét cũng chụp tại rừng ở xã Mỹ Thạnh.
Hình ảnh từ báo cáo ĐTM cho thấy những cây còn nhỏ và nhiều cây bụi. Trong nội dung báo cáo có đề cập cập thành phần loài cây và mật độ cây nhưng không có mô tả về chiều cao và kích thước của những cây lớn. Nhìn vào báo cáo cho chúng ta cảm giác đó là một khu rừng nghèo, có mất cũng chẳng tiếc. Tuyệt nhiên không hề có hình ảnh hay sự đề cập đến các cây lim đá 100 trăm năm tuổi, cây bằng lăng 200 tuổi, hay mật độ dày của các cây lớn trong rừng mà phóng viên Việt Quốc chụp.
Liệu có sự vô tình hay hữu ý của những người làm ĐTM trong việc bỏ sót các cây lớn trong rừng để qua mặt các vòng thẩm định? Nếu tôi tự đặt mình vào vai của người phê duyệt báo cáo ĐTM hay thành viên hội đồng thẩm định dự án có thể tôi cũng sẽ bị báo cáo đánh lừa. Tôi đặt ra giả thuyết rằng báo cáo ĐTM đã không cung cấp đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định.
(Hình ảnh trong status này được lấy từ báo Vnexpress và báo cáo ĐTM Kapet)
from fb Huy Nguyen,
Dân mạng họ bảo:
• Rừng là vàng. Nếu biết đem bán thì rừng rất quý!
Lâm Vương: Thôi mày đừng nói phét nữa, tao sang bên kia biên giới ở rồi. Nhà mày lấy đâu ra rừng mà ở nữa. by Phuong Nam,
-----
Hồ Ka Pet, Mỹ Thạnh và hồ Biển Lạc
Thật không thể tưởng tượng nổi, khi xem trên Gmaps, bạn có thể dễ thấy, cách khu vực họ tính phá 600ha rừng Mỹ Thạnh để làm hồ thủy lợi Ka Pet (nhân danh đây là địa điểm duy nhất có thể cung cấp thêm nước ngọt cho dân-phát triển kinh tế blah blah) chỉ tầm 20km đã có sẵn một hồ thủy lợi khác là hồ Biển Lạc. Hồ này có diện tích 1000-1200ha, nhưng vùng thường xuyên ngập nước chỉ cỡ 300ha. Phần diện tích còn lại, tầm 700-900ha, mùa mưa thì bán ngập, còn mùa khô thì đang bị đào xới khai thác cát lậu và chia thửa nuôi tôm tan hoang.
Nguồn tin chính thống cho rằng đây là 1 hồ thủy lợi bị “bỏ hoang”. Nghe chua cay!
Như vậy đã rõ, nếu muốn tích thêm nước cho khu vực này thì có thể tận dụng hồ thủy lợi Biển Lạc đã có sẵn. Không hiểu rõ ý đồ gì mà lại tốn thêm 900 tỷ và quyết phá nát 1 cánh rừng nguyên sinh để làm thêm một cái hồ thủy lợi nữa! Không thể chấp nhận nổi một bản đánh giá tác động môi trường làm cho có, nhưng lại chuẩn bị sẵn kế hoạch khai thác gỗ từ lòng hồ. Ngưng ngụy biện đi nhé!
Tìm hiểu thêm một chút thông tin thì được biết, xưa kia, hồ thủy lợi Biển Lạc nằm trong huyện Tánh Linh, một huyện nổi tiếng vì diễn ra các cuộc thảm sát rừng và khai thác gỗ lậu trước đây. Lãnh đạo tỉnh phải vào tù. Nhìn trên Gmaps thì huyện Tánh Linh giờ đây trơ trọi trọc lốc, toàn thấy đất nông nghiệp tứ phía. Còn khu rừng bọc xung quanh hồ Biển Lạc chắc đã đi vào truyền thuyết…
Không có rừng thì không giữ được nước và không có nguồn cung nước cho các hồ thủy lợi. Đơn giản là vậy.
Làm toán nào!
Vừa lên tiếng chất vấn vụ Ka Pet thì lập tức hứng liền các thách thức kiểu: có đến đó bao giờ chưa mà biết, liệu rừng ở đó còn nguyên sinh hay chả có giá trị gì. Ranh ma lắm, vì chúng biết thừa ta đang đi xa và trong vòng tuần tới thì không có cách chi lượn về Mỹ Thạnh được. Ukie fine, úp lại đây hình chụp từ bìa rừng Mỹ Thạnh ngày 06/09 của anh Bao Hoai Nguyen !
Rất khác so với báo cáo môi trường của dự án. Rừng Mỹ Thạnh thật sự tuyệt vời.
Lại có thêm nhiều ý kiến có vẻ rất công tâm khi cho rằng bên chất vấn thiếu dữ liệu và bằng chứng để có thể xác định được chính xác các vấn đề cốt lõi của dự án.
Nói thẳng với các bạn nhé: đội cần phải giải trình một cách rành mạch, rõ ràng, thuyết phục dựa trên việc cung cấp rộng rãi ra dư luận các dữ liệu khoa học và phương pháp luận lập dự án chính là chính quyền Bình Thuận. Đội chất vấn, trong 1 thời gian cực ngắn, không thể tập hợp mọi dữ liệu địa chất-thủy văn-thủy lợi-sinh thái để làm thay công việc của chính quyền.
Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể chạm vào những điểm nhạy cảm nhất của dự án này. Bằng nhiều cách, dễ nhất là soi cái DTM.
Chẳng hạn, nếu lướt đến trang 114 của bản DTM -đánh giá tác động môi trường của dự án thì chúng ta sẽ thấy họ tính ra trữ lượng gỗ rừng tự nhiên là 97.251 m3. Vâng, bạn nghe không lầm đâu, DTM ghi rất rõ: chín mươi bảy nghìn hai trăm năm mươi mốt khối gỗ😎
Cứ tạm cho con số này tương đối chính xác (hoặc có thể là ít hơn hoặc nhiều hơn chút so với trữ lượng gỗ thực trong 600ha rừng đi), thì bạn có thể tự làm tính nhẩm xem số gỗ này trị giá bao nhiêu. Lấy giá bèo nhèo 5tr/m3 đi. Có nhiều loại gỗ quý lên đến 30-50tr/m3 luôn nhé😎
Một cánh rừng sống như Mỹ Thạnh là vô giá. Không thể đong đếm định lượng. Nhưng một cánh rừng chết-tức một lượng gỗ thì có thể xác định được số tiền đấu giá để thu về được.
Mà khoan, chưa xong đâu! Thường là, với các dự án thủy điện nhỏ, không chỉ cây gỗ trong phạm vi dự án biến mất. Mà nói chính xác là toàn bộ các cây gỗ lớn trong bán kính 3km bọc xung quanh dự án cũng không cánh mà bay. Hãy thử nghĩ trữ lượng gỗ rừng thực sự mất đi là bao nhiêu với 1 dự án 600ha.
Và rồi, tiếp tục làm phép nhân xem sao😎 Gấp bao nhiêu lần trữ lượng gỗ trong DTM các bạn nhỉ ?
Mình hoàn toàn không có một kết luận gì ở đây đâu nhé😎
from fb Son Dang,
-----
Giải pháp nào cho dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận để không phải phá 600 ha rừng?
(Theo Báo Sức khỏe và Đời sống- cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)
Để thay thế cho hơn 680ha diện tích rừng tự nhiên bị ngập tại hồ thủy lợi Ka Pét, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức khảo sát trồng mới với diện tích 1.844ha (gấp 3 lần diện tích rừng dùng để xây dựng hồ chứa nước Ka Pét). Việc trồng rừng thay thế của dự án được thực hiện trong diện tích quy hoạch rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kou.
Theo GS Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, Việt Nam hiện có hai loại rừng là rừng trồng và rừng tự nhiên. Rừng nguyên sinh là một khái niệm trong rừng tự nhiên, là loại rừng chưa có tác động của con người, nhưng thực chất thì ở Việt Nam chỗ nào cũng bị con người tác động rồi, dù ít hay nhiều. Nguyên nhân của sạt lở đất, lũ quét… thời gian qua có nhiều, trong đó không thể bỏ qua yếu tố mất rừng tự nhiên.
"Ở thời điểm năm 1945, độ che phủ rừng tự nhiên lên tới 43%. Tuy nhiên, sau đó do tác động của chiến tranh cùng với trình độ quản lý kém hiện nay, độ che phủ của rừng đã bị mất tới gần một nửa (còn khoảng 27% độ che phủ), gây ra những mối đe dọa tới sinh hoạt, phát triển nông nghiệp.
Năm 1992, chương trình trồng 5 triệu ha rừng được khởi động, diện tích rừng trồng đã được nâng lên khá nhiều. Hiện nay, nhờ các chương trình phát động, diện tích che phủ cũng đã được tăng lên, theo số liệu thì diện tích rừng che phủ hiện lên đến 41,7%", GS Nguyễn Ngọc Lung cho biết.
Tuy nhiên, đó là rừng trồng nên khả năng tích trữ, chống lũ, sụt lún cũng chỉ có tác dụng bằng 1/5 rừng tự nhiên. Vai trò của rừng tự nhiên rất khác. Nó là hệ vi sinh vật, là cân bằng sinh thái. Nếu đất trống, đồi trọc, chỉ có cỏ và cây bụi... khi mưa xuống có tới 95 % chảy tràn trên mặt, chỉ có 5% thấm một lớp mỏng vào đất. Lượng nước chảy tràn trên mặt gọi là lũ, như lũ ống, lũ quét… Nhưng có rừng tự nhiên thì 90% nước rơi xuống không chảy tràn trên mặt nữa, mà thấm sâu dưới đất. Một cơn mưa bình thường kéo dài 1 - 2 giờ với lượng mưa khoảng 100mm thì không có nước chảy tràn trên mặt, hết mưa là mặt đất không có nước, mà thẩm thấu trở thành nước ngầm, không còn khả năng gây lũ ống, lũ quét.
Diện tích rừng tự nhiên hiện còn rất ít. Trong khi cùng với mục tiêu phát triển, xây dựng các công trình thủy điện, hồ chứa, chúng ta đã phải đánh đổi khá nhiều rừng tự nhiên. "Đừng đánh đổi tự nhiên để phát triển, bởi có những thứ không mua được bằng tiền. Không ai có thể trồng được rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên mất đi là vĩnh viễn mất đi, không thể khôi phục. Do vậy, khi tác động vào rừng tự nhiên chúng ta phải hết sức thận trọng", GS Lung nói.
Nói về việc để làm dự án, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ thực hiện việc trồng hơn 1.844 ha rừng thay thế, chuyên gia thẳng thắn nhìn nhận, chúng ta nên bỏ tư duy về việc trồng rừng thay thế vì hiện ở nước ta việc trồng rừng thay thế có rất ít giá trị thực tế.
Về bài toán nhu cầu nước cho Hàm Thuận Nam, theo TS Nguyễn Ngọc Chu, có thể xây dựng các chuỗi hồ nhân tạo nhỏ hơn ở các vị trí khác, không động đến rừng nguyên sinh. Để làm điều này cần thành lập một nhóm các nhà khoa học, giao nhiệm vụ đi khảo sát nghiên cứu thực địa và đề xuất giải pháp. Ngoài ra về lâu dài nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Giảm hoặc bỏ hẳn canh tác các cây trồng đòi hỏi nhiều nước mà không đưa lại lợi ích cao về kinh tế.
🌱🌱
Giải pháp rất khả thi, Quốc hội và cơ quan thẩm quyền cần xem xét, anh Lê Thanh Vân, Lưu Bình Nhưỡng, vì tầm nhìn trăm năm, giữ lại rừng là giữ nước.
-----
GIẢI PHÁP CHO RỪNG NGUYÊN SINH MỸ THẠNH VÀ HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT
Xem bản đồ của Google, rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh có màu xanh đậm nhất trên toàn bộ giải đất phía Nam Tây Nguyên và Bình Thuận, kéo dài từ Gia Nghĩa, qua Bảo Lộc đến Phan Thiết. Mở rộng lên toàn bộ đất nước thì Mỹ Thạnh là một trong số rất ít các vùng có màu xanh đậm nhất. Nhìn bản đồ rừng Việt Nam từ năm 1945 qua các thời kỳ mà trong lòng như có muối xát. Chúng ta không chỉ làm ngắn tuổi thọ chính mình, mà đang cắt từng phần tuổi thọ của các đời con cháu.
1. VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT
Nghĩ rằng, trước khi quyết định triệt phá 680,41 ha rừng tự nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhiệm kỳ 2010-2015 đã phải “nhắc lên, đặt xuống” nhiều lần. Và dự đoán rằng, trước khi bấm nút thông quyết định biến 680,41 ha rừng nguyên sinh thành lòng hồ Ka Pét, 500 vị ĐBQH khoá XIII cũng đã “rất trăn trở.”
Theo FB của Tuyên Giáo Bình Thuận thì “DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT CÓ VAI TRÒ LỚN TRONG ỔN ĐỊNH KINH TẾ- XÃ HỘI, AN NINH ĐỊA PHƯƠNG”. Tóm tắt các điểm chính như dưới đây.
“Hồ thủy lợi Ka Pét được xây dựng ở Huyện Hàm Thuận Nam, có sức chứa 51,2 triệu m3 nước (nếu hoàn thành sẽ xếp thứ 4/50 hồ thủy lợi ở Bình Thuận). Tổng mức kinh phí đầu tư là 874 tỉ đồng.
Mục tiêu của dự án
(1) Cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam;
(2) Cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II: 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết;
(3) Phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của Tỉnh.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét là 693,31 ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 680 ha (680,41 ha).
Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng là 162,55 ha; rừng phòng hộ là 0,91 ha; rừng sản xuất là 471,09 ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 45,85 ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12,9 ha.
Để thay thế cho 680,41 ha diện tích rừng tự nhiên bị ngập tại hồ thủy lợi Ka Pét, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức khảo sát trồng mới với diện tích 1.844 ha (gấp 3 lần diện tích rừng dùng để xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét)”.
2. BẪY “ĐỔI 1 LẤY 3” VỀ DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG
Chính cơ chế “đổi 1 lấy 3” về diện tích trồng rừng là một trong những nhân tố “an ủi”, làm cho các vị ĐBQH Khoá XIII (2014) bấm nút thông qua dự án hồ Ka Pét. Xoá đi 680,41 ha rừng nguyên sinh, nhưng lại được “lời” đến 1 844 ha rừng trồng mới. Cái tỷ lệ được gấp 3 lần diện tích rừng trồng mới, không chỉ “an ui”, mà thực ra đã đánh lừa nhiều người. Vì cây trông mới đấy không phải là rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên có được là từ nhiều chục ngàn năm. Tuổi của rừng tự nhiên không phải tính bằng tuổi vài trăm năm của cây lâu năm nhất còn tìm thấy trong rừng. Vì cũng như con người, cây rừng được thay thế từ đời này qua đời khác.
Giá trị của rừng nguyên sinh, khác với cây mới trồng - không phải là chủ đề để bàn luận ở đây. Nhưng cũng phải thêm một lần cảnh báo, để các vị ĐBQH thận trọng cho các quyết định về phá rừng nguyên sinh trong tương lai. Cây trồng mới, dù diện tích tăng gấp 10 lần, dù vài trăm năm sau nữa, cũng không phải là rừng nguyên sinh. Cho nên 18,44 km2 cây trồng mới trong kế hoạch - không thể nào so sánh được với 6,8 km2 rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh nhiều ngàn năm tuổi.
Chính cãi bẫy “đổi 1 lấy 3” đã trở thành “lá bùa” che mờ mọi mục đích phía sau của việc phá bỏ rừng nguyên sinh trong các dự án. Cứ tiếp tục cái bẫy “đổi 1 lấy 3” thì hàng ngàn ha rừng nguyên sinh sẽ tiếp tục bị huỷ diệt.
III. ĐỀ XUẤT
Theo thông tin của người dân địa phương, ở ven biển TP Phan Thiết, đào sâu xuống 10 m mà vẫn bị nước mặn; còn ở phần cao phía Tây của Hàm Thuận Nam, khoan xuống 40 m may ra mới hy vọng có nước.
Bài toán “ Cấp nước sinh hoạt cho 120 000 người dân Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết, cấp nước tưới cho 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam và 2,63 triệu m3/năm cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II, không thể không giải quyết. Còn các mục tiêu khác của hồ Ka Pét có thể bỏ qua.
Nhưng không thể vì các mục tiêu này mà phá đi 680,41 ha rừng tự nhiên hàng ngàn năm mới có được. Phải tìm một lối thoát khác để vừa giữ lại được rừng tự nhiên cho muôn đời con cháu, vừa cấp được nước cho 120 000 đồng bào Nam Bình Thuận cũng như nước tưới cho 7.762 ha đất nông nghiệp và khu công nghiệp Hàm Kiệm II.
Bởi vậy, xin đề xuất lối thoát theo các hướng sau.
1/. Bài toán đáp ứng nhu cầu nước.
Xây dựng các chuỗi hồ nhân tạo nhỏ hơn ở các vị trí khác, không động đến rừng nguyên sinh, để giải bài toán về nước cho Hàm Thuận Nam. Để làm điều này cần thành lập một nhóm các nhà khoa học, giao nhiệm vụ đi khảo sát nghiên cứu thực địa và đề xuất giải pháp. Đây là bài toán thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
2/. Bài toán dân sinh.
Nông nghiệp, đặc biệt là lúa, không đưa đến nguồn lợi lớn. Bởi vậy,
- a/ Tạo công ăn việc làm mới trong lĩnh vực công nghiệp, du lịch và dịch vụ (có thu nhập cao hơn nông nghiệp) cho một bộ phận hoặc toàn bộ dân đang sống nhờ 7 762 ha đất nông nghiệp. Giảm tỷ lệ dân nông nghiệp ở Hàm Thuận Nam xuống.
- b/ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Giảm hoặc bỏ hẳn canh tác các cây trồng đòi hỏi nhiều nước mà không đưa lại lợi ích cao. Phải đặt mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất trên diện tích đất sở hữu, chứ không bắt buộc phải là trồng lúa, hay trồng cây nông nghiệp.
Đây là bài toán thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bí thư Tỉnh uỷ tình Bình Thuận.
3. Bài toán thoả hiệp tối thiểu.
Vạn bất đắc dĩ, trong trường hợp không tìm ra lối thoát theo phương án 1 và 2 phía trên, thì xem tính khả dĩ của bài toán thoả hiệp tối thiểu. Tức là chỉ sử dụng một phần diện tích khu rừng (1/3 hoặc ít hơn), kết hợp với đào sâu lòng đất phần không có rừng, tạo nên 1 hồ chứa nước (khoảng 15 – 25 triệu m3 nước) đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu. Với phương tiện hiện nay, đào hồ chứa nước nhân tạo 10 - 15 triệu m3 nước không phải là vấn đề khó. Hãy nghĩ đến đê ngăn nước biển của Hà Lan; hay dòng sông nhân tạo dài nhất thế giới 1600 km chảy qua sa mạc ở Libya chuyên chở 2,5 triệu m3 nước mỗi ngày; hay dự án Kaleshwaram trên sông Godavari, tưới cho 180 000 ha, 19 hồ nước, 19 nhà máy bơm gồm 43 máy bơm, mỗi máy bơm công suất 40 MW, bơm qua 203 km đường ống và 1531 km kênh mương. Lúc đó sẽ nghĩ ra giải pháp cấp nước mà không cần phải phá rừng nguyên sinh.
Để có kết luận về hướng này cũng cần có nghiên cứu và đề xuất giải pháp của các nhà khoa học. Quyết định phương án này cũng là trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
4. Phương án khác.
Dựa trên khảo sát thực tế, các nhà khoa học có thể đưa ra các phương án khác. Điều quan trọng nhất là quy tụ được trí tuệ của các nhà khoa học tốt nhất, và cả trí tuệ trong nhân dân, tham gia giải quyết vấn đề, chứ không chỉ riêng các nhà quản lý ở Bộ NN&PTNT, ở tỉnh Bình Thuận, ở QH “đóng cửa bấm nút”.
Tin tưởng một cách sắt đá rằng, nếu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT biết huy động trí tuệ của các nhà khoa học và trí tuệ trong quần chúng, thì chắc chắn có giải pháp tốt cho vấn đề cấp nước ở Hàm Thuận Nam mà không phải phá bỏ 680,41 ha rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO HIỆN THỜI
Các quyết định của Quốc Hội, Bộ NN&PTNT, Tỉnh uỷ Bình Thuận vào năm 2014, không có nghĩa là tự động phải tuân theo lúc này. Hoàn cảnh khác, tiềm lực khác, phương tiện khác. Lãnh đạo hiện thời mới là người quyết định có triệt phá 680,41 ha rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh để xây dựng hồ chứa nước Ka Pét hay không.
Bởi thế, trách nhiệm số 1 trong quyết định phá bỏ 680,41 ha rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh vào thời điểm hiện tại phụ thuộc vào quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan. Từ đề xuất của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT mới đến trách nhiệm của Chính phủ và Quốc Hội quyết định.
Cùng với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT là trách nhiệm của Bí thư Bình Thuận đương thời. Quyết định của Bí thư Bình Thuận tiền nhiệm không phải lúc nào cũng đúng, cũng vô tư. Đã có rất nhiều lãnh đạo tiền nhiệm bị kỷ luật. Quan trọng nữa là thời thế khác. Vì quyền lợi của người dân Bình Thuận, Bí thư Bình Thuận hiện nay phải có trách nhiệm đưa ra quyết định về đồng ý hay phản đối việc phá bỏ 680,41 ha rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh cùng các đề xuất.
Và không thể không nhắc đến trách nhiệm của các vị ĐBQH Khoá XV hiện nay. Nếu 680.41 ha rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh bị phá bỏ vào nhiệm kỳ QH Khoá XV, thì đó là trách nhiệm của QH khoá XV, chứ không thể né tránh là do QH khoá XIII đã thông qua mà thờ ơ. Bởi vì QH Khoá XV có toàn quyền thay đổi quyết định của QH khoá XIII về rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh và hồ Ka Pét.
...Trước hết và đầu tiên, trước mọi quyết định hay trả lời, là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cần thành lập một tập thể các nhà khoa học có năng lực, với nhiệm vụ đi khảo sát và đề xuất các phương án giải quyết. Trong đoàn các nhà khoa học, cần bao gồm cả người ngoài Bộ NN&PTNT, cả những người không còn trong biên chế, cả những người dám nói khác ý lãnh đạo, và không bao gồm những người đã đồng ý với quyết định phá bỏ 680,41 ha rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh vào năm 2014.
from fb Nguyễn Ngọc Chu,
-----
Câu chuyện hồ chứa hay là rừng
Cuộc đời này đẹp nhất là như mơ, nhưng rất tiếc cuộc đời chẳng thể là mơ, nên con người mới phải mộng mơ và mới sinh ra ngành nghệ thuật thứ 7 để làm phim để cho con người ta sống trong mộng mơ.
Câu chuyện hồ chứa nước hay là rừng nó cũng tương tự như thế. Đẹp và lý tưởng nhất đó là nhân dân sung sướng, giầu sang, điện, nước thoải mái chả phải lo nghĩ gì về cuộc sống, hàng ngày tắm suối, tối lên rừng ngắm cảnh, cuộc sống đẹp thơ mộng y như bên Thuỵ Sĩ vậy.
Nhưng khi bộ phim đã kết thúc chúng ta phải quay lại với thực tế nghiệt ngã đó là: Nhân dân xung quanh khu vực hồ chứa Ka Pét đó họ nghèo, cuộc sống khó khăn; bây giờ ko có hồ chứa nước để làm nông nghiệp, làm điện, tưới tiêu thì cuộc sống của họ sẽ phải làm sao ? Ai chả biết bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn rừng là quan trọng nhưng mà giờ ko có kế sinh nhai, thì thiên nhiên với rừng thì để làm gì chứ ?
Ai sẽ giải quyết cuộc sống cho họ ? – nên nhớ dự án này chỉ có dân mạng đang ngồi điều hoà gõ phím, sáng đi chơi, tối về đi cà phê mới phản đối, chứ dân xung quanh đó ko hề phản đối, ngược lại họ còn ủng hộ phá rừng để xây hồ nhắm giúp cải thiện cuộc sống.
Rồi đến lúc cuộc sống cực khổ, họ phải bỏ xứ mà đi khi ấy Sài Gòn hay các thành phố lớn sẽ tiếp nhận hàng triệu những người ăn mày, lang thang ăn vạ nằm vật vì phải bỏ xứ mà ra đi ? Lúc đó ai sẽ giải quyết bài toán đó ? Cư dân mạng khóc rừng lúc đó có bỏ tiền ra mà donate nuôi người dân đc ko ? Hay chỉ biết yêu rừng, yêu thiên nhiên bằng mồm thôi ?
Câu chuyện này nó cũng giống như việc báo chí kêu gào Đà Lạt bị bê tông hoá, nếu chỉ xét riêng khía cạnh sinh thái, nghệ thuật, thì việc bê tông hoá Đà Lạt, phá đi thảm rừng tự nhiên thật là tai hại. Nhưng biết làm sao dc, đối với một quốc gia vừa đông dân vừa nghèo như ở VN ? Ko bê tông hoá Đà Lạt thì lấy đâu ra tăng trưởng kinh tế, phát triển ngành dịch vụ để mà giải quyết cuộc sống cho bao nhiêu triệu người dân Đà Lạt ?
Vậy nên, trên đời này cảnh đẹp ko thiếu, nhưng chỉ có mỗi Thuỵ Sĩ dc coi là thiên đường thiên nhiên nơi hạ giới bởi dân số ít, đời sống người dân phát triển cao, kinh tế hùng mạnh, ko phải làm công nghiệp v…v. Nên mới có 1 thiên đường để cho người dân VN có tiền sang đó mà hưởng thụ - hãy tưởng tưởng Thuỵ Sĩ mà phải chịu nuôi 90tr dân VN vừa nghèo, vừa đói vừa kém ý thức văn hoá thì xem Thuỵ Sĩ có thành thiên đường ko nhé ?
Mỗi 1 quốc gia đều có hoàn cảnh riêng nó như là part of package vậy – cái này nó giống như là đàn ông lấy vợ đã có con riêng thì phải chấp nhận cả đứa con riêng đó. Nó có là nghịch tử giết người thì khi đã lấy người vợ đó rồi thì cũng phải chấp nhận vì nó là 1 part of package vậy. Đất nước VN này các bạn nghĩ giầu sang, tươi đẹp, cuộc sống dư dả lắm hay sao mà đòi phải giữ gìn thiên nhiên như Tây lông, Thuỵ Sĩ ?
Dân số đông, sự đói nghèo nó ko bao giờ đi cùng với những hình ảnh thiên đường thiên nhiên đẹp và lãng mạn được cả. Vậy nên, chả nói đâu xa Sài Gòn, Hà Nội ngày xưa đầy ao hồ, rừng cây, rồi cũng phải chặt hết để xây nhà cho dân người ta ở làm ăn phát triển kinh tế.
Thậm chí các resort cao cấp cũng phải xây tường rao, quây kín ngăn người ăn xin, thành phần nghèo đói nhảy vào để đỡ hỏng cái trải nghiệm ngắm cảnh, thư giãn của người nhà giầu.
Các khu biệt thự nhà giầu, cũng cấm cửa, đuổi bằng hết dân nghèo ra khỏi khu vực đó để đỡ làm hỏng mỹ quan, cảnh quan của khu biệt thự làm cho giá nhà bị giảm. Mất nhân đạo, phi nhân tính đó, nhưng phải làm sao giờ ?
Bạn có điều hoà máy lạnh, có bàn phím ngồi gõ là coi như cuộc sống của bạn đã hạnh phúc sung sướng lắm rồi. Muốn biết tại sao phải phá rừng xây hồ, hãy về Bình Thuận sống xung quanh hồ chứa Ka Pét để gõ phím; thì chất lượng bài viết của các bạn sẽ có nhiều giá trị hiện thực hơn đó.
from fb Hoang Nguyen,
Ai đó đã nói rằng, "nếu giao người cộng sản quản lý sa mạc, thì vài năm sau người ta sẽ nhập khẩu cát."
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, và ... rừng có thể phá, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi!
Đọc ghi chép của Phan Thu Hà để biết thêm liệu chỉ 1 lời xin lỗi có thể xóa được đau thương oan khuất của mấy trăm ngàn gia đình hay ko?!
Bình Thuận nổi tiếng về lãnh đạo bị tù, bị kỷ luật.
Lãnh đạo tỉnh buông lỏng quản lý tài nguyên như vậy mà quốc hội vẫn đồng thuận cho phá rừng làm hồ thuỷ lợi tiếp.
Vùng cao nguyên Lâm Viên từ xa xưa là những cánh rừng nguyên sinh, chỉ có vài tộc người sinh sống lẩn khuất dưới những tán lá rừng. Cuối thế kỷ 19, chính xác là năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin đã tiến hành khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên qua vùng đất của người Thượng và kết thúc ở một địa điểm trên bờ biển Trung Kỳ và ông đã đặt chân tới cao nguyên Lâm Viên. Và sau này, chính ông đã tư vấn cho Toàn quyền Paul Doumer chọn cao nguyên Lâm Viên để xây dựng khu nghỉ dưỡng với lý do đây là một vùng đất lý tưởng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện: độ cao thích hợp, diện tích đủ rộng, nguồn nước bảo đảm, khí hậu ôn hòa và có thể thiết lập đường giao thông. Đó chính là tiền đề cho 1 Đà Lạt sầm uất và hút khách như ngày nay.
Cùng thời điểm Đà Lạt, hàng loạt các địa điểm khác cũng được khai phá và xây dựng đồng thời để làm nơi nghỉ dưỡng cho người Pháp như Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã ở Huế, Bà Nà ở Đà Nẵng...
Đặc điểm chung của tất cả các địa danh kể trên là chúng được xây dựng trên nền tảng của những cánh rừng già nguyên sinh. Người Pháp đã phải chặt rừng để làm đường đi, làm hạ tầng và phục vụ xây cất cơ sở vật chất, cứ thế dần dần từng vạt rừng nguyên sinh được đốn hạ sạch sẽ.
Ha ha.... Cơ mà Pháp đốn rừng, tàn phá thiên nhiên để khai thác khoáng sản lâm thổ sản...khắp VN và thế giới thì được coi là Văn Minh thượng đẳng.
K biết do tham hay do ngu :))
1- trong vùng hình như có nhiều hồ. Có đánh giá cách xử dụng các hồ đã có ?
2- một số hồ không có nước vì hạn hán trong vùng. Vậy hồ dự định thì lấy nước ở đâu ?
3- Saigòn, HN, có chục triệu dân, kéo nguồn nước từ xa. Vì sao phải phá rừng xây hồ ?
4- hồ dự định xây, không xa biển. Vô số nước (Do thái, trung đông, Singapore vv) lọc nước biển thành nước ngọt. Có nghiên cứu cách này không ?
5- muốn làm hồ, phải nghiên cứu địa chất, phải chuyên gia thủy lực, môi trường, sinh thái, vv. Cty mỏ có 4 nhân viên, văn phòng tít trong hẻm loại 3, có đủ khả năng để nghiên cứu ? Qui trình cấp cho cty này nghiên cứu dự án ntn ? Ai cấp ?
6- ngụy biện nói trồng 3 cây, khi cắt 1 cây là không hợp lý. Vì đây là rừng vài trăm năm, có hệ sinh thái: làm sao thay thế hệ sinh thái và thời gian của rừng nguyên sinh ?
7- có nước áp dụng trồng rừng thay thế. NHƯNG PHẢI TRỒNG TRƯỚC, đốn SAU
8- vô số các dự án trên vài trăm tỷ, của nhiều lãnh vực, làm xong rồi bỏ hoang vì thiếu tầm nhìn, hoặc chỉ nhìn lợi ích nhóm, hay vì thiếu khả năng.
9- nhiều ví dụ cho thấy khi thờ ơ của dân, khi mọi người nín thở qua sông, cơm áo gạo tiền, thì chú phỉnh làm tàng, làm ngang, làm ẩu
10- 30 năm qua, vô số bí thư, lãnh đạo tỉnh hay thành phố, địa phương bị kiểm điểm, tù, vv vì làm sai. Người đương nhiệm nên thận trọng