Giáo dục khai phóng là hoàn toàn đúng?

"Giáo dục khai phóng là hoàn toàn đúng. Con người phải được tự do phát triển theo năng khiếu, sở trường. Ai có năng khiếu toán học, công nghệ thì sẽ theo đuổi con đường đó. Không có năng khiếu thì thôi."


✅ STEM, GIÁO DỤC KHAI PHÓNG, VÀ SÁNG TẠO

Quan trọng nhất trong phát triển các ngành STEM là năng lực sáng tạo. Công nghệ nước này hơn nước kia chủ yếu là nhờ năng lực sáng tạo (các phát minh, sáng chế). Ai học đại học, cao học ở tây các ngành ứng dụng toán và công nghệ đều biết rằng dân châu Á được học trước về toán cho nên khi mới vào học thì có vẻ vững về toán. Nhưng năng lực sáng tạo của sinh viên tây cực kỳ tốt, vượt trội dân châu Á. Thế nên sau đấy họ phát minh, sáng chế ầm ầm. Đấy là nhờ họ được hưởng nền giáo dục phổ thông nhẹ nhàng, cho nên có nhiều thời gian để tự tìm tòi, khám phá, phát triển năng lực sáng tạo.

Thời kỳ 6-18 tuổi là thời gian trẻ phát triển năng lực sáng tạo rất mạnh mẽ. Thế nên nếu để cho trẻ có nhiều thời gian tự tìm tòi, khám phá thì rất tốt. Ngay cả bồi dưỡng học sinh giỏi toán của Việt Nam cũng không chuẩn. Vì tây khuyến khích trẻ theo đuổi những dự án toán học trong thời gian dài. Như vậy mới rèn luyện được tố chất của nhà toán học thực sự. Trên thực tế, lúc ra đời các nhà toán học phải giải quyết các vấn đề ít nhất vài ngày, nhiều thì hàng tháng, hàng năm, thậm chí nhiều năm. Trong khi luyện chuyên toán ở Việt Nam thì chủ yếu để luyện thi học sinh giỏi, giải quyết các bài toán trong vài tiếng đồng hồ. Nhưng thôi nguồn lực ít thì đành chịu. Nhưng đấy không phải là cách để "sáng tạo toán học" trong thế giới thực.

Trung Quốc hiện nay GDP đứng thứ 2 thế giới, nhưng vẫn bị mang tiếng là ăn cắp công nghệ. Ai nói rằng dân châu Á sáng tạo hơn dân châu Âu, Mỹ chắc mắc bệnh tâm thần hoang tưởng.

Cứ nhìn xem trong các giải Nobel, Turing và các giải thưởng lớn về công nghệ được bao nhiêu người gốc Á, hay chủ yếu là da trắng. Mỹ vẫn chiếm nhiều nhất về các giải Nobel liên quan đến STEM, Fields, Abel.

Vì sao người châu Á đổ xô sang châu Âu, Mỹ học công nghệ, nhưng không có chiều ngược lại.

Thế mà đến giờ có những ý kiến tẩy chay giáo dục khai phóng, đòi dạy nhồi nhét toán mới chả công nghệ ở bậc phổ thông.

Khuyến khích STEM là làm gì? Đấy là tổ chức các CLB STEM về lý thuyết và thực hành STEM để cho học sinh, sinh viên có môi trường thực hành, tạo đam mê. Khuyến khích không phải ép những người không thích hoặc không có năng khiếu STEM phải học các môn STEM.

Bây giờ chương trình toán phổ thông, đại học của Việt Nam đã nặng hơn các nước phương tây rồi. Nặng hơn là ở chỗ bắt học trước kiến thức chứ không phải kích thích sáng tạo gì cả.

Nhưng STEM chỉ có một phần toán thôi, và giỏi toán không đồng nghĩa với giỏi STEM.

from fb Kiều Dung,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc