Kinh tế xanh: Đừng nghe Mỹ xúi dại

Không phải cái gì Tây, Mỹ, các nước phát triển họ "xúi" cũng tốt.
-----


Việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh là một yêu cầu khó và thách thức đối với các nền kinh tế đang phát triển bởi vì các hạ tầng xanh chưa có, tỷ trọng của GDP dùng cho đầu tư xanh sẽ phải cao hơn các nước đã phát triển. Một báo cáo của London School of Economics và Brookings Institution cho biết đầu tư liên quan đến biến đổi khí hậu ít nhất phải 2% GDP mỗi năm và phải nhiều hơn ở các nước có thu nhập thấp.

Cắt giảm khí thải đối với các nền kinh tế đang phát triển còn đặt những quốc gia này vào tình huống khó xử: giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch hoặc có những công cụ điều chỉnh như thuế carbon. Thế nhưng cả hai lựa chọn đều có thể làm gia tăng chi phí sinh hoạt của người dân, tăng chi phí sản xuất và từ đó làm giảm tính cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, sức ép chuyển đổi sang năng lượng xanh đồng nghĩa với việc đóng cửa nhiều nhà máy phát điện sử dụng than trong khi chỉ mới sử dụng được một phần vòng đời của nhà máy. Trung bình các nhà máy điện than ở Mỹ hay EU có thâm niên sử dụng 30-40 năm thì các nhà máy ở các nước ASEAN+3 chỉ mới khoảng hơn 10 năm. Xét về hiệu quả khai thác và khấu hao thì là phần thiệt thòi của các nước đang phát triển. Thêm vào đó, sự chuyển đổi cũng sẽ có những tác động về kinh tế xã hội của người dân trong vùng, nhất là việc làm.

...

Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh là mong muốn và trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan nhưng chính phủ và doanh nghiệp nên tính toán cẩn trọng lợi ích/chi phí, nguồn lực của mình.

Vì nếu không, sẽ vô tình rơi vào các “cái bẫy” nợ nần, bị mất đi cơ hội phát triển.

from fb Võ Đình-Trí,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc