Mỗi phụ huynh đóng quỹ lớp 10 triệu đồng: Nguyên nhân sâu xa do đâu?

photo credit: tuoitre,

Cứ đầu năm học là lại rộ lên việc đóng tiền quỹ lớp cao, tiền học thêm nhiều, năm nào cũng vậy cả. Báo chí chửi loạn lên, nên GV và Ban GH giờ cũng áp lực phết.

Nhưng mà báo chí cũng chỉ dám sờ cái ngọn chứ không dám phân tích nguyên nhân sâu xa tại sao trò này mãi không thể dứt và chỉ có ở trường công.

Mình nghĩ chửi thế chứ chửi nữa cũng vậy thôi. Cùng lắm GV bỏ việc, hiệu trưởng từ chức, thế hệ khác thay rồi vẫn vậy. Bởi vì cái gốc nó ở thể chế. Y tế và GD công nó phải như thế, muốn thoát thì chỉ qua hệ tư. Tư mà não người quản lý vẫn từ công ra thì nó không khác lắm.

Đó là do lương GV và nhân viên y tế là thấp, nếu chưa đến tầm đủ uy tín để đá ngoài thì đói thối mồm. Đói thì đầu gối phải bo` phải quay quắt mà kiếm tiền chứ biết sao giờ?

Con nhà mình từng học trường công, cũng học cả tư (trường cũng rẻ rẻ thôi), nhưng mà khác nhau lắm. Con nhà mình cũng từng học phải cô giáo chơi thủ đoạn để HS phải học thêm chính mình. Chủ yếu là tạo áp lực bằng bài về nhà khó, xong rồi chấm điểm thấp khi Hs không làm được, bắt bố mẹ ký vào để biết con mình điểm kém (ở bài về nhà). Bố mẹ bị áp lực con học dốt là nhờ cô tạo điều kiện cho học thêm.

Hễ mà cho học thêm mà cô khen con rối rít tiến bộ lắm lắm! Nhưng mà nếu dốt thì vẫn vậy thôi. Ý cô muốn truyền thông điệp là học thêm cái là khá ngay, điểm cao ngay. Tóm lại là lắm bài lắm, nhưng nó hèn người ra, các cô ạ.

Chuyện này cũng hên xui thôi. May gặp được cô có liêm sỉ chút. Vẫn dạy thêm nhưng không tạo áp lực giả tạo vậy và dạy ở lớp vẫn có trách nhiệm. Còn mấy cô dạng kia thì cố tình dạy chểnh mảng chính khoá để dồn cho dạy thêm. Đứa nào không học thêm mà không tự học hay được bố mẹ dạy thì coi như nát. Cô thế mới dã man.

Nhiều phụ huynh căm ghét quá đòi cấm dạy thêm. Nhưng làm thế cũng cực đoan quá. Bởi không dạy thêm thì cô sống sao được với đồng lương chết đói, nói đi cũng phải nói lại. Nhất là tiền chạy việc cũng đống tiền rồi, vài năm không biết lại vốn không?

Vì thế mình cho là không cần cấm dạy thêm. Nhưng tuyệt đối cấm GV dạy thêm chính HS mà mình dạy chính khoá. Bởi vì dạy thế là xung đột quyền lợi và trách nhiệm giữa công và tư. Còn cô dạy thêm Hs lớp khác, trường khác cũng không sao. Khi đó GV sẽ không tạo áp lực kiểu như trên được nữa.

Còn việc quỹ lớp cao chủ yếu do cơ sở vật chất rách rưới, ngân sách không có để đầu tư, nên trường mới bày trò “xã hội hoá” rồi bật đèn xanh cho GV dí cho Ban PH để vận động PH đóng tiền. Ví dụ như sửa chữa lớp, đầu tư trang thiết bị như máy chiếu, máy lạnh… Cái đó lẽ ra trách nhiệm của trường và của nhà nước. Nhưng mà trường công thì thua.

Thôi thì nếu PH có điều kiện đóng góp cho con đỡ khổ cũng được, nhưng cũng cần hạn chế cho những gì thiết yếu và có tính hao mòn cao như máy chiếu, máy lạnh. Nhưng mà đời máy cũng không dễ vứt đi sau 3-5 năm, rồi chưa kể lớp sáng lớp chiều chung nhau lớp. Rồi khi HS ra trường, chả thấy trường trả tiền thanh lý cho PH, ít ra cũng phải có bữa liên hoan cho các con chứ? Bựa vãi. Cái này mình nghĩ ngành GD phải ban hành quy chế hẳn hoi để tránh việc vô lý vậy.

Chính vì những việc nhạy cảm vậy nên Ban PH thường là cánh tay nối dài của cô giáo. Cái gì tế nhị thì cô nhờ PH nói với PH.

Vậy giải pháp thế nào?

Không dễ đâu vì lương công chức, viên chức thấp nó là vấn đề của thể chế rồi. Cao làm sao được. Ngân sách nuôi CA còn chả đủ, tiền đâu mà nuôi Y tế với GD. Muốn tránh rác tai ngứa mắt thì học tư, khám tư vậy. Không thì chấp nhận tăng học phí, viện phí.

from fb Dương Quốc Chính,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc