Lý do Việt Nam là nơi tốt để Mỹ hợp tác phát triển ngành chip bán dẫn

Nước Mỹ thiếu nhân sự STEM ngày càng trầm trọng. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì học sinh Mỹ không thích học toán cho lắm. Kết quả PISA năm 2019 cho thấy Mỹ xếp hạng 35 về toán trong 79 nước tham dự. Thêm vào đó, cách học thoải mái ở phần lớn trường phổ thông ở Mỹ làm cho học sinh thiếu tính chịu khó của người làm STEM.

Để bù đắp sự thiếu hụt này, Mỹ thu hút ngày càng nhiều nhân sự STEM từ nước ngoài. Nếu như năm 2000 Mỹ có 16.4% dân STEM là dân nhập cư thì năm 2019 con số này là 23.1%, tăng hơn 40%. Mỹ “nhập khẩu” các nhân sự STEM này qua nhiều con đường như trực tiếp hoặc gián tiếp qua thu hút du học sinh ngành STEM. Trong số kỹ sư nhập khẩu đó, phần lớn là đến từ châu Á (trừ 2 nước có chung biên giới là Mexico và Canada):

Ấn Độ: 28.9%

Tàu: 10.9%

Mexico: 4.8%

Việt Nam: 4%

Philippines: 3.5%

Hàn Quốc: 2.6%

Canada: 2.2%

Đài Loan: 2.1%

Điều này khá dễ hiểu vì các nước châu Á có nền giáo dục phổ thông chú trọng toán và khoa học cơ bản. Do đó, nếu nước Mỹ cần phát triển một ngành công nghiệp nào đó, thì chắc là họ sẽ hướng đến châu Á.


Hiện nay có một ngành công nghiệp mũi nhọn mà Mỹ rất cần nhưng lại đang ở 1 thế rất khó, đó là ngành sản xuất chip bán dẫn. Đây là bộ não của tất cả các máy móc thiết bị hiện đại, từ máy tính, điện thoại, … đến máy bay, tên lửa, xe hơi, … cho đến TV, tủ lạnh, … Mỹ cần dẫn đầu về ngành này để có thể duy trì vị trí cường quốc số 1. Thế nhưng hiện nay Đài Loan sản xuất nhiều hơn 60% chip, và nhiều hơn 90% các chip hiện đại trên thế giới.

Có thể nói, Mỹ phụ thuộc vào Đài Loan rất nhiều. Do đo, nếu có xung đột eo biển Đài Loan thì kiểu gì Mỹ cũng phải can thiệp nếu không muốn Tàu nắm gần hết năng lực sản xuất chip hiện đại. Lỡ mà Tàu lấy được Đài Loan thì coi như Mỹ mất rất nhiều lợi thế cạnh tranh, và có thể mất luôn vị trí siêu cường số 1 thế giới.

Do đó, hiện nay bài toán sống còn của Mỹ là phải giảm phụ thuộc chip vào Đài Loan. Một mặt Mỹ phải xây dựng năng lực sản xuất chip hiện đại nội địa (lại tiếp tục nhập khẩu nhân sự STEM). Mặt khác phải đa dạng hóa các nguồn sản xuất ở hải ngoại. Hiện nay các nước đang dẫn đầu về sản xuất chip là: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Tàu. Hàn và Nhật thì cũng đã cố gắng hết sức rồi. Cho nên các nước tiếp theo có thể được nhắm đến là: Ấn Độ, Việt Nam, và Philippines. Ấn Độ chắc là sẽ có một miếng bánh lớn. Việt Nam nếu khéo léo cũng sẽ có 1 miếng to to đáng kể.

Nhiều người VN chê giáo dục VN. Nhưng thật ra VN có nền giáo dục phổ thông khá tốt về khoa học cơ bản, lại có sự phổ cập rộng rãi (cái này thì hơn hẳn Ấn Độ và Philippines). Cách học phổ thông ở Việt Nam lại chịu cày, một tố chất để làm STEM. Do đó cũng có khá khá bạn học phổ thông và thậm chí học đại học ở Việt Nam đã qua Mỹ làm trong các ngành STEM và quan trọng là có cả ngành chip bán dẫn. Một số bạn mà mình biết cũng có ý định trở về nếu có cơ hội. Do đó, Việt Nam có lẽ sẽ là một nơi tốt để Mỹ hợp tác phát triển ngành chip bán dẫn.

Vấn đề còn lại là, làm sao để mình có thể thương lượng được một cơ chế hợp tác có lợi nhất cho Việt Nam. Tránh tình trạng cuối cùng chỉ là nơi gia công để nước ngoài tận dụng lao động giá rẻ như rất nhiều ngành đã gặp. Cái này mới là điểm yếu của Việt Nam đây. Mình không lo Việt Nam thiếu nhân sự STEM cho ngành bán dẫn. Mình chỉ lo Việt Nam không có nhân sự lo được chiến lược công nghệ và biết cách thương lượng các cơ chế hợp tác có lợi nhất về lâu dài. Nếu làm tốt điều này, Việt Nam sẽ có chỗ đứng tốt hơn nhiều trên thị trường quốc tế.

À, các bạn có biết ngành nào sử dụng chip rất nhiều mà Việt Nam mình mới làm không? Xe điện. Nếu Việt Nam sản xuất được chip bán dẫn thì có thể xe điện Việt Nam sẽ có kha khá đồ bên trong là made in Việt Nam chứ không chỉ nhập công nghệ nữa. Cái gì cũng phải có sự bắt đầu. Có nước nào đùng 1 cái sản xuất được nguyên 1 chiếc xe điện đâu. Không biết đây có phải là sự trùng hợp hay là người ta biết trước lộ trình nữa. Mình đã nghe bạn bè nói về Việt Nam sẽ làm chip bán dẫn từ những năm 2010s.

Tất nhiên mấy chuyện này là khó chứ không dễ. Nhưng chỉ có người nào bước lên tàu bắt tay vào làm thì mới có cơ hội nắm bắt thành công. Còn ngồi ngoài chỉ trích thì chắc chắc sẽ chẳng được gì.

from fb Nga Ho-Dac,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc