Vì sao không còn cảm giác háo hức tới ngày khai giảng

Đố các bác biết ngày xưa tại sao ngày Khai giảng nó gây cho trẻ con, người lớn cảm giác háo hức không?

Nhiều lý do.

Nhưng có một lý do quan trọng đó là ngày xưa trước khi được bố mẹ đưa đến trường đi học thì trẻ hầu như chưa học gì cả liên quan đến chữ, sách nhất là các món như khoa học, tiếng Anh...

Thế nên mới, lạ, hiếm, khó có thì háo hức.

Bây giờ con chưa đi học bố mẹ và xã hội đã nhồi đủ thứ vào đầu trẻ rồi thì khai giảng hay đi học là cái gì đó quá thường.

Giống như 12 năm đi học trẻ bị nhồi nhiều quá đâm ra khi vào đại học, cao đẳng thì chán học, coi học như là học cho bố mẹ.

Bà Bando Mariko đã viết trong "Phẩm cách phụ nữ" một ý rất hay rằng thời đại giờ ít có tình yêu mãnh liệt, tình yêu đẹp, da diết, lãng mạn vì bây giờ có được tình yêu dễ dàng quá! Ngày xưa vì khó nên người ta trân trọng.

Đúng thế thật. Ngày xưa anh nào đi tán gái ba tháng mà cầm được tay người yêu là thắng lợi. Cứ đọc văn chương đầu thế kỉ 20 là đủ biết. Anh Hẹn học viết chữ mất 6 tháng mới viết được lá thư tình cho cô Mây. Chưa kịp gửi cho cô Mây thì thằng cha khác nẫng mất. Thế là anh đau khổ một đời (Lá thư tình đầu tiên-Tô Hoài). Anh giáo Câu mất cả năm tán tỉnh mới hẹn được cô Miến ra cánh đồng nói mấy câu vẩn vơ không đầu không cuối.

Bây giờ thì cứ 14-2 là nhà nghỉ nào cũng đề biển "hết phòng". Gặp nhau vài phút đã có số điện thoại của nhau rồi tán tỉnh thả cửa, có khi vài phút sau đã nhấm nháy nhau ở hotel rồi.

Thế nên nó đâm nhàm, đâm chẳng quý nữa.

Đói làm người ta khao khát! Quy luật này luôn đúng.
vì chưa gặp được cô giáo hot girl thôi... nguồn ảnh: tiin.vn.

from fb Nguyễn Thiện.


from fb Nguyễn Quốc Vương,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc