Bí ẩn cuộc sống thật ở Việt Nam

tiếp chủ để cuộc sống Đông-Tây, ở loạt bài trước là sự thực về cuộc sống ở phương Tây khiến nhiều người rụng rời chân tay, hôm nay mình tiếp tục với cuộc sống thật ở Việt Nam.


Trước hết đó là một câu chuyện kinh điển ở Ấn Độ.

Anh là một kỹ sư phần mềm máy tính, luôn thao thức về một giấc mơ Mỹ.

Và rồi, cuối cùng, anh cũng được đi Mỹ làm việc.

Sau nhiều năm làm việc vất vả, anh cũng đưa được vợ con sang.

Cả gia đình họ ở một căn hộ thuê khá xa trung tâm thành phố.

Sau hơn mười năm làm lụng vất vả, họ mua được một căn hộ chung cư một phòng ngủ.

Vợ và hai đứa con anh ngủ trong phòng ngủ, anh ngủ ngoài phòng khách.

Anh được coi là người thành đạt ở Mỹ khi đã mua được nhà ở đây.

Thời gian chầm chậm trôi, nhiều năm sau bố anh mất, anh không về tiễn biệt bố được.

Rồi mẹ anh, bố mẹ vợ anh cũng thế.

Sau nhiều năm chịu áp lực, vợ anh bỏ về Ấn Độ.

Một mình nơi đất khách, anh cũng dần kiệt quệ. Cuối cùng anh quyết định trở về Ấn Độ, các con anh ở lại tiếp tục việc học hành.

Về Ấn Độ một thời gian thì vợ anh chết. Anh tìm đường trở lại Mỹ.

Làm việc thêm nhiều năm ở Mỹ, anh tích cóp được một khoản đủ để mua một ngôi nhà hai phòng ngủ ở Ấn Độ, giống của cha mẹ anh trước kia khi hồi hương một lần nữa.

Vậy là thành tựu sau gần 20 năm làm việc ở Mỹ là mua được đúng căn nhà hai phòng của bố mẹ anh trước kia.

Lúc này anh bàng hoàng tỉnh ngộ: Giấc mơ Mỹ cuối cùng là để anh trở về vạch xuất phát.

Nhưng đau đớn hơn anh chẳng còn gì. Bố mẹ không, vợ con không.

Đây là câu chuyện kinh điển về định cư của thế giới thứ ba ở phương Tây: giấc mơ chỉ đẹp khi ta sống với nó.

Nếu kỹ sư phần mềm ấy ở lại Ấn Độ thì anh đã không phải mua căn nhà hai phòng ngủ kia vì sẽ được thừa hưởng từ chính bố mẹ mình, những người đã phải bán chính căn nhà đó để hỗ trợ anh mua căn hộ bên Mỹ.

Anh đã có thể hạnh phúc bên bố mẹ, vợ con và gặt hái nhiều thành tựu ở quê nhà như bạn bè anh khi Ấn Độ trở thành trung tâm lập trình thế giới.

Anh đã khóc và ân hận nhiều ngày. Và câu chuyện của anh cũng lấy không ít nước mắt của người Ấn Độ.

Trong cuộc sống chúng ta thường loá mắt trước các biểu tượng mà quên mất giá trị của bản thân.

Để tránh những sai lầm, buộc chúng ta phải có những định lượng cụ thể về cuộc sống của chính mình.

Trở lại chủ để chính của bài viết, vì sao tôi là gọi cuộc sống thật ở Việt Nam là một bí ẩn?

Vì rằng đằng sau vẻ nhếch nhác, hỗn loạn kia là cả một trật tự khác, một đời sống khác mà nhiều khi bị lãng quên.

Vì rằng tính cách tự ti phổ quát của người Việt, cứ gặp yếu tố nước ngoài là sợ, đã làm chúng ta hạ thấp cuộc sống của chính mình.

Trong khi ngày càng nhiều người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống thì chúng ta bằng mọi cách ra đi.

Vậy bí ẩn đó là gì?

Đầu tiên, đó là một xã hội ít thuế khoá.

Trái với phương Tây, nơi có hàng chục đạo luật thuế siết chặt cuộc sống của con người ta, Việt Nam là nơi có ít sắc thuế nhất (chính xác là có 8 sắc thuế), mức thuế cũng phải chăng nhất.

Sắc thuế ảnh hưởng tới cuộc sống của con người ta nhất là thuế thu nhập cá nhân thì nó cũng chỉ dừng ở mức 35%.

Nhưng đây là thuế luỹ tiến qua rất nhiều bậc (từ 5% đến 35%), rồi trừ đi rất rất nhiều khoản gia cảnh khác.

Nghĩa là người ta chỉ đóng phụ trội cho từng mức sau đó trừ đi các khoản gia cảnh.

(Đã là thuế thu nhập cá nhân của người đó nhưng lại trừ đi gia cảnh, tức lôi cả người khác vào, tuyệt vời ông mặt trời chưa? Và duy nhất chỉ có ở Việt Nam)

Điều này là hoàn toàn khác với châu Âu (thuế suất 45%) và Mỹ (37%), nơi mỗi cá nhân phải tự chịu phần thuế của mình và hỗ trợ (nếu có) là một gói riêng.

Chưa dừng ở đó, các khoản thuế khác ở Việt Nam như thuế dịch vụ, thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xe hơi), thuế VAT cũng rất vừa phải.

Và đặc biệt khi ăn nhà hàng bạn không bị charge tiền thuế phục vụ, thậm chí tiền tip như ở nhiều nơi ở châu Âu và Mỹ.

Và một điều “kinh khủng” nữa về thuế nhà đất ở Việt Nam.

Ngay cả khi bạn sở hữu hàng trăm bất động sản, trong suốt thời gian bạn sở hữu chúng, bạn gần như không phải đóng bất kỳ một loại thuế phụ trội nào cho tới khi bạn bán chúng.

Và khi bạn bán một bất động sản, bạn lời 10 tỷ thì cũng chỉ đóng…2% mà thôi (đấy là bạn khai thật. Còn nếu muốn, lời 10 tỷ, bạn khai 5 tỷ cũng được).

(Còn ở Âu, Mỹ thì bạn mất một nửa)

Giờ thì bạn biết vì sao người Việt giàu rồi chứ?

Có bạn Việt kiều về thực sự sốc khi một bà bán cơm bình dân ở gần trường đại học sở hữu…4 cái nhà ở Hà Nội (nhắc lại là nhà mặt đất). Giá mỗi cái cả chục tỷ.

Thứ hai, giá cả phải chăng.

Giá cả tất cả các mặt hàng thiết yếu ở Việt Nam đều rẻ và có chất lượng khá tốt.

Ở đây, bạn không mấy khi phải đắn đo khi mua một món đồ mình thích trên Shopee, Lazada… vì giá của nó nhiều khi chỉ bằng một bát phở.

Bạn có tin một cái áo phông polo chỉ có giá 200k nhưng chất lượng tương đương 150 đô ở Mỹ và châu Âu không?

Chưa hết, cắt tóc, gội đầu, mát-xa… cũng được tính bằng đơn vị bát phở.

Nghĩa là cái khoản trợ cấp thất nghiệp 800 oi-rơ ở Đức mà về sống ở Việt Nam thì bạn ngang…Phạm Nhật Vượng.

Thứ ba, ở Việt Nam bạn có thể tự làm bác sỹ cho mình.

Chi phí y tế ở phương Tây là một ngành công nghiệp tàn bạo, nơi mà nếu không có bảo hiểm thì bạn có thể hoàn toàn khánh kiệt chỉ vì ca mổ cắt ruột thừa (trung bình khoảng 15.000 đô la).

Hay thậm chí chỉ khám bệnh bình thường mà Việt Nam quen gọi là “thăm hỏi”, bạn cũng mất hàng trăm đô la.

Và nếu vì một ca cấp cứu…hóc xương gà, mở thực quản thì bạn có thể phải bán nhà.

Còn ở Việt Nam, bạn có thể lên Google tự chữa bệnh cho mình. Và nếu bạn biết tiếng Anh, tiếng Pháp, bạn có thể giỏi hơn tất cả bác sỹ trên đời.

Và khi có bệnh, bạn chỉ việc theo bác sỹ Google ra tiệm thuốc mua thuốc như đi tiệm trà sữa.

Bạn nghĩ đó là rủi ro ư? Làm quái gì có bác sỹ nào giỏi bằng Google.

(Mình từng kinh hoàng khi phát hiện các bác sỹ ở Việt Nam bảo gan không có dây thần kinh cảm giác kia mà)

Chưa tính các dịch vụ khám chữa bệnh online, xét nghiệm tại nhà gần như miễn phí hoặc giá rẻ chỉ bằng…bát phở (lại phở).

Việt Nam đúng là thiên đường chăm sóc sức khoẻ.

Ở đây bạn có vô vàn lựa chọn từ tự chữa lành đến vào Pháp-Việt dạng háng chờ đẻ, cái mà các học giả phương Tây luôn ao ước cho xã hội “được lựa chọn” của mình.

Thứ tư, một xã hội dịnh vụ tiện ích và nhanh chóng chưa từng thấy.

Nếu ở nước ngoài, đường ống nước của bạn bị hỏng, bạn gọi cty cấp nước, bạn an tâm là…tháng sau họ đến sửa.

Lò vi sóng của bạn hỏng ư? Bạn gọi bảo hành, hãy đợi…năm sau có người đến xem.

Sang nước ngoài cảm giác đầu tiên là dường như các dịch vụ ở đây bị tê liệt, chậm chạp một cách không thể chấp nhận được.

Còn ở Việt Nam ư? Sáng gọi mà trưa chưa thấy đến, bạn đã gọi chửi tổng đài hai tiếng và chúng nó đái hết ra quần.

Chưa hết, dịch vụ giao hàng ẩm thực, giao hàng online cũng nhanh một cách không thể hiểu được.

(Chả hiểu mua một món hàng ở nước ngoài mà chỉ sau ba ngày đã có mặt ở Việt Nam và giá vận chuyển có…17.000đ, mười bảy ngàn đồng, nhắc lại không lại tưởng mình nhầm)

Bạn thực sự là thượng đế ở đây.

Thứ năm, đây là một xã hội thảnh thơi, nhiều nụ cười.

Bạn đi năm châu bốn bể, chẳng có đâu người ta cười suốt như ở Việt Nam.

Cứ hai người Việt gặp nhau là như hai con chim sơn ca. Hót từ đầu tới cuối, cười nói như…ma nhập.

Có bạn nước ngoài cứ há hốc mồm nghe người Việt…hót (thật luôn), tiếng Việt chả nhiều âm trắc mà.

Nhưng điều làm người nước ngoài kinh ngạc là sao họ ngày nào cũng gặp mà nhiều chuyện đến thế.

Cái này phải hỏi…Trấn Thành.

Phim Bố Già của Trấn Thành được gửi đi thi Oscar, Ban giám khảo bảo sao người Việt nói cả mấy tiếng, khóc cười liên miên và cứ choa choả vào mặt nhau thế.

Phim bị loại vì…tiếng ồn.

Mình gọi đây là “5 Cánh cổng thiên đường” (5 Heaven Gates) đối nghịch với “5 Cách cổng địa ngục” ở phương Tây ở loạt bài trước.

Để kết bài, mình mượn đến một nghiên cứu qua ba thế hệ (75 năm) của Đại học Harvard, và cũng để lý giải nỗi đâu của anh kỹ sư phần mềm Ấn Độ kia, về hạnh phúc, đó là “Người hạnh phúc là người được gần gũi gia đình và bạn bè mình”.

Đơn giản thế thôi, nhưng là triết học hiện sinh đỉnh cao, nhất là khi có “5 Cánh cổng thiên đàng” ở trên.

from fb Thái Lâm Phạm,
-----
Hiện tại, đây vẫn là nơi văn minh & công bằng tuyệt đối, dù thời tiết ra sao hay địa vị thế nào, ai cũng tự nguyện xếp hàng ngay ngắn và đúng hẹn.

from fb Phuong Nam, 

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc