Kênh đào Funan ở Campuchia

thông tin rất đáng lưu tâm:

TS. Brian Eyler: KÊNH ĐÀO FUNAN Ở CAMPUCHIA


Ngày 8 tháng 8, 2023, Campuchia đã gửi thông báo tới Ủy hội Sông Mekong về dự án kênh đào từ sông Bassac tới khu vực cảng biển ở tỉnh Kampot-Kep bên bờ Vịnh Thái Lan. Chính phủ Campuchia đặt tên kênh đào này là “Funan Techo Canal” . Cục Quản lý tài nguyên nước, thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam đã có công văn hôm 22/9/2023 mời bốn cơ quan và các nhà khoa học, chuyên gia tham gia đánh giá tác động của dự án xây dựng tuyến giao thông thủy "Đế chế Phù Nam" đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Cục và Bộ Tài nguyên Môi trường phải báo cáo kết quả đánh giá cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sau ngày 25/10/2023 để làm cơ sở trao đổi với Campuchia.

đây là dự án hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc. Từ trước tới nay, tuyến đường thủy từ biển đi vào Thủ đô Phnompenh của Campuchia phải qua Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Tuyến giao thông thủy Funan mới sẽ giúp Campuchia bớt phụ thuộc vào tuyến sông Cửu Long đi qua lãnh thổ Việt Nam.

Tổng chi phí xây dựng tuyến kênh đào này khoảng 1,7 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong vòng bốn năm, dài khoảng 180 km, với chiều rộng ở vùng thượng lưu là 100 mét và chiều rộng ở hạ lưu là 80 mét, chia thành hai làn đường. Kênh đào này sẽ nối Prek Takeo trên sông Mekong ở Campuchia với biển ở tỉnh Kep, đi qua bốn tỉnh là Kandal, Takeo, Kampot và Kep, với khoảng 1,6 triệu cư dân sống dọc theo tuyến đường thủy. Theo Khmer Times, hiện hình thức đầu tư của dự án này chưa được quyết định.

Tiến sỹ Brian Eyler nói:

"Dự án này có thể sẽ mang lại những tác động đáng kể về môi trường và xã hội cho Campuchia và Việt Nam, thậm chí có thể có tác động đến nghề cá ở Lào.

Tính toán đơn giản cho thấy nó sẽ cần ít nhất 77 triệu mét khối nước để lấp đầy kênh Funan khi nó hoàn thành. Nước sẽ được chuyển từ dòng chính sông Mekong và sông Bassac. Điều quan trọng là sông Bassac là một phần của hệ thống sông Mekong. Sông Bassac là nhánh phân lưu lớn nhất của sông Mekong, tách ra khỏi dòng chính sông Mekong tại Phnom Penh. Lấy thêm nước ra khỏi sông Bassac và dòng chính sông Mekong có thể sẽ hạ thấp mực nước sông Mekong tại Phnom Penh với một lượng không xác định.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đảo ngược dòng chảy Tonle Sap nổi tiếng. Đó là lực đẩy nước hàng năm từ dòng chính sông Mekong chảy ngược vào hồ Tonle Sap. Dòng chảy ngược này giúp cho Hồ Tonle Sap mở rộng gấp năm lần so với mức nước dâng thông thường vào mùa khô.

Việc lượng nước Hồ Tonle Sap được mở rộng chính là trái tim tạo ra nhịp đập của sông Mekong. Đó là quá trình then chốt làm cho sông Mekong trở thành ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt của thế giới.

Từ trước đến nay đã có rất nhiều yếu tố tác động rồi, như việc xây đập ở thượng nguồn, khai thác cát, lượng mưa mùa mưa ít dữ dội hơn và các yếu tố khác đang làm giảm khả năng mở rộng lượng nước theo mùa của Hồ Tonle Sap.

Dự án kênh đào nhân tạo này có thể là chiếc đinh cuối cùng đóng vào cái hòm, và do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng của nó."

Bạn nào biết rõ về dự án này xin cho thông tin. Tôi chỉ tình cờ xem thông tin trên mạng và quan tâm về vấn đề này!

from fb Phương Nam,
Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc