Thời của sinh trắc học



Cái thời đi làm chứng minh nhân dân/căn cước chỉ cần chụp hình và lăn tay sắp qua. Chính phủ vừa ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước mới, có hiệu lực từ 1/7/2024. Một trong những yêu cầu của kế hoạch này là “bảo đảm điều kiện về phương tiện, giải pháp kỹ thuật để tổ chức triển khai việc thu nhận sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói; tích hợp, khai thác thông tin trong thẻ căn cước và căn cước điện tử…”.

Mống mắt của một người được cho có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.

Theo quy định, sau khi Luật có hiệu lực, người dân khi đi làm căn cước bắt buộc phải cung cấp thông tin mống mắt; còn ADN và giọng nói không bắt buộc.

Về khía cạnh thu thập thông tin sinh trắc học của người Việt có lẽ Apple, Google… là những công ty thu thập được nhiều nhất. Từ lâu mọi người đã chấp nhận việc dùng vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt để mở khóa điện thoại. Đó là chưa kể đến nhiều ứng dụng khác cũng “đòi” sinh trắc học của người dùng, bao gồm các ứng dụng ngân hàng.

Một bài viết trên nytimes mới đây cho hay công nghệ sinh trắc học đang dần được triển khai rộng rãi ở các sân bay Mỹ, giúp hành khách làm thủ tục nhanh hơn, và không cần sử dụng giấy tờ tùy thân, “ngó cái mặt vào chụp hình là xong”. Năm 2024 được cho có thể là “điểm bùng phát” cho việc sử dụng rộng rãi sinh trắc học trong ngành hàng không khắp thế giới.

Tại Trung Quốc, 74 sân bay – chiếm 86% sân bay quốc tế của đất nước - đã áp dụng công nghệ sinh trắc học, theo báo cáo được công bố tháng trước bởi công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor và Hiệp hội Du lịch Mỹ. Tại sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, sân bay bận rộn nhất TQ, du khách có thể sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt trong suốt hành trình, thậm chí để thanh toán các mặt hàng tại cửa hàng miễn thuế.

Còn tại Mỹ, khoảng 36% sân bay quốc tế có khả năng áp dụng công nghệ sinh trắc học.

Thời của sinh trắc học đang đến. Tuy nhiên công nghệ này cũng làm dấy lên mối lo ngại về quyền riêng tư, và cần những hành lang pháp lý để đảm bảo dữ liệu sinh học của người dùng không bị lạm dụng.

Không biết bạn thế nào, tôi thực sự không thoải mái khi giờ đây công nghệ sinh trắc học được/bị dùng khắp nơi. Đi phòng gym giờ cũng không dùng thẻ nữa mà bị ép “anh ngó cái mặt vào màn hình giúp em”.

share from Facebook Thành Võ,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc