Vì sao toàn cầu hóa khiến bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng?



Ở Việt Nam bây giờ công việc gì cũng chậm lại vì mọi người lo ăn Tết, nên mình ở Mỹ mần cho nó có năng suất. Từ Thanksgiving đến Christmas thì cái gì ở Mỹ cũng chậm lại vì Holiday season, nên mình ở Việt Nam làm cho nó có năng suất. Như vậy là công dân toàn cầu dữ chưa?

Toàn cầu hóa nói cho cùng là để tận dụng comparative advantages. Ví dụ như nhân công ở Việt Nam rẻ, nguyên vật liệu ở Tàu rẻ, sức mua ở Mỹ cao. Do đó các công ty toàn cầu mua vật liệu ở Tàu, thuê nhân công ở Việt Nam để gia công, rồi bán sản phẩm ở Mỹ.

Nếu đời sống ở Tàu và Việt Nam tăng lên thì dần dần lợi thế về nguyên vật liệu hay nhân công không còn nữa thì cũng mất luôn động lực của toàn cầu hóa. Như vậy để toàn cầu hóa được tiếp diễn và mang lại lợi nhuận kếch sù cho các tài phiệt chủ nhân của các công ty hưởng lợi từ toàn cầu hóa, thì họ bắt buộc phải duy trì các comparative advantages này. Tức là họ phải kiềm hãm sự phát triển của các nước như Việt Nam, để làm sao nhân công Việt Nam phải tiếp tục rẻ.

Hay hơn nữa, thông qua các chính khách con rối, họ sử dụng tiền thuế của người dân ở các nước giàu có như Mỹ và Tây Âu để tài trợ cho các nước nghèo hơn. Rồi bắt các nước nghèo phải mua sản phẩm và dịch vụ từ các công ty của các tài phiệt. Họ tạo ra các hàng rào kỹ thuật để các nước nghèo muốn bán sản phẩm qua nước giàu thì lại phải mua sản phẩm và dịch vụ từ các công ty của các tài phiệt. Dòng tiền dịch chuyển từ nhân dân nước giàu, qua nước nghèo, rồi vào túi tài phiệt toàn cầu hóa.

Nếu một ngày nào đó, Việt Nam và Mỹ có chung một mùa lễ hội, thì tôi có bay qua bay lại cũng không tạo ra giá trị thặng dư nào.

Nếu một ngày nào đó thế giới bình đẳng, thì sản xuất ở đâu cũng như đâu, không còn comparative advantges nữa, thì toàn cầu hóa cũng không còn nữa. Vậy muốn toàn cầu hóa tồn tại lâu dài thì phải duy trì bất bình đẳng.

Tất nhiên có những comparative advantages tự nhiên như cảnh đẹp, khoáng sản, khí hậu, … nhưng cái tạo ra giá trị thặng dư lớn nhất của toàn cầu hóa vẫn là bất bình đẳng về con người. Thế nên mới có chuyện Nhật mang hải sản của họ qua Việt Nam để chế biến rồi nhập ngược vào Nhật vẫn lời hơn chế biến tại Nhật. Mỹ mang gỗ qua Việt Nam gia công rồi nhập ngược vào Mỹ bán vẫn lời hơn là gia công ngay tại Mỹ.

Thế nên, kiểu gì thì các bác các chú toàn cầu hóa cũng phải duy trì bất bình đẳng thôi, thậm chí là làm cho nó gia tăng.

P.S. Bài này chỉ sử dụng economics 101 thôi, không hiểu sao các giáo sư kinh tế to lớn Nobel đồ không thấy đề cập vụ này ta?

share from Facebook Nga Ho-Dac,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc