CHÍNH SÁCH CÀY TIỀN THẾ KỶ 21
Cuốn sách này nó như 1 cuốn lịch sử kinh tế nước Mỹ kể từ cuộc Đại khủng hoảng 1930 cho tới giờ. Đi liền với việc điều hành kinh tế vĩ mô của Mỹ là Fed (Cục dự trữ liên bang Mỹ). Nên đây cũng chính là lịch sử của Fed, cũng như giới thiệu chi tiết về tổ chức không ra tư nhân không ra nhà nước này của Mỹ.
Thời kỳ chiến tranh lạnh thì sức khỏe của kinh tế Mỹ chỉ ảnh hưởng tới 1 nửa thế giới là chính. Khối XHCN vận hành nền kinh tế 1 cách hoàn toàn khác. Nên Mỹ khủng hoảng có khi Liên Xô vẫn rung đùi cười khẩy vào sự mong manh của đế cuốc sài lang.
Nhưng từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, đồng đô la ảnh hưởng tới toàn cầu, còn ảnh hưởng rất lớn tới TQ, dù 2 bên có hục hặc nhau thế nào đi nữa. Tất nhiên Việt Nam không ngoại lệ, khi lượng VK và kiều hối khổng lồ vẫn tràn về.
Vì thế nên nền kinh tế Mỹ hay các động thái của Fed đều ảnh hưởng tới chính chúng ta. Từ bà bán rau ngoài chợ tới đại gia như anh Vượng. Bởi chỉ cần Fed tăng giảm lãi suất là giá đô sẽ ảnh hưởng đầu tiên, ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Rồi ảnh hưởng tới cả lạm phát, lãi suất ngân hàng, giá BĐS, chứng khoán Việt Nam. Do tính hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng lớn. Vì thế nên chúng ta cũng nên biết Fed là gì, nó hoạt động ra sao, để bắt sóng cho nhanh.
Mấy năm trước, 1 chủ tịch khác của Fed, ông Greenspan, đã có cuốn sách Kỷ nguyên hỗn loạn, bàn khá sâu về cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008. Cuốn này của 1 vị chủ tịch Fed kế nhiệm Greenspan, hiện đã nghỉ hưu. Ông là đồng chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2022. Cuốn này có vẻ viết hơi khác cuốn kia, rộng hơn về lịch sử điều hành kinh tế vĩ mô Mỹ.
Kể từ khi đổi mới, lãnh đạo Việt Nam cơ bản đang dùng cách điều hành kinh tế vĩ mô học theo tư bản giãy chết hết, cũng như Fed. Chỉ khác là Ngân hàng nhà nước là của nhà nước, không như Fed. Cuốn sách này quan trọng với các nhà hoạch định chính sách kinh tế lẫn anh em đang ôm đất, đánh chứng, cày bitcoin, ôm vàng...Tức là hay phải hóng sự biến động của kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới. Tất nhiên giới cần lao đọc sẽ khó hiểu, vì cũng cần có nền tảng chút về kinh tế vĩ mô.
Mình tuy có mỗi nền tảng kiến thức môn Kinh tế chính trị Mác Lê dao 5 điểm, nhưng mà chịu khó đọc linh tinh, với cả hay hóng các TS kinh tài như các thày dịch sách này nên đọc quyển này cũng hiểu 1 vài ý chung đủ để bốc phét chăn bò!
share from Facebook Dương Quốc Chính,
Cá nhân mình thì cứ nghe thấy ngân hàng ta là thấy trò sáp nhập giải cứu mua với giá 0 đồng là muốn tống chày vào cổ họng đám giải cứu đái đường rồi. Ko buộc phá sản để dân sáng mắt ra mà cứ để lừa dân vào rọ mới là cú lừa ác ôn nhứt.
Về "khâu nhân sự" thì FED na ná như bên Tối Cao Pháp Viện. Thống đốc được đề cử bởi TT, chấp thuận bởi QH, và không giới hạn nhiệm kỳ. FED hoạt động độc lập với bên hành pháp. TT muốn gì kệ TT. FED chỉ làm theo ý mình. Kinh tế lên, giao thương mạnh, cần nhiều đô, thì FED "bơm" thêm tiền vào thị trường. Lạm phát tăng, tiền có vẽ thừa, thì FED "hút" bớt đô la khỏi thị trường.
FED "bơm" tiền bằng cách mua giấy nợ chính phủ (bond). Tiền FED dùng để mua lấy từ trong ... trí tưởng tượng của FED :). Có nghĩa là FED chỉ "ghi" vào sổ sách các con số rồi gửi các con số ấy ra ngân hàng. Ngân hàng dùng các "con số" này cho vay. Dân đi vay cũng vay các con số ấy chứ có thấy mặt đồng tiền giấy bao giờ, tất cả đều là tiền.
FED "hút" tiền bằng cách bán các giấy nợ ấy ra và thu lại tiền, tức là cũng chỉ trừ đi các con số đang lưu trữ. Tiền FED hút lại ấy thì đem quăng.
Ví dụ, trong mấy năm vừa qua, FED hút lại khoảng 1000 tỉ. 1000 tỉ ấy chẳng phải là của để dành hay gì cả, và có thể yên tâm vứt bỏ. Khi cần thì lại tạo ra tiền, đâu có gì khó.
Tiền chỉ là "trung gian trạo đổi". Các mảnh giấy cũng là tiền, và có khi rất nhiều tiền. Ví dụ như đồng đôla chỉ có mệnh giá 100 là cao nhất nhưng khi viết chi phiếu có thể hàng chục ngàn. Chi phiếu ấy cũng là tiền....
Đọc xong cuốn này thì phải vứt bỏ hết các sách: Chiến tranh tiền tệ của Song Hong Bin, Lời thú tội của sát thủ kinh tế, tư bản luận, triết Mác và kinh tế Mac Lê dao...và cả những cuốn sách cẩm nang gối đầu giường của đám lãnh đạo tài chính xứ ta, sách mà Huệ đom đóm viết ra cũng phải bỏ nốt.
Nói chung, nhiều anh em có phàn nàn chút là chương cuối hơi "duy ý chí", áp đặt quan điểm (có lẽ do bộ não 2 dịch giả Linh Hoang Vu và Sơn Phạm còn chút vấn vương kinh tế XHCN?).
Powell vẫn hi vọng sẽ cắt lãi suất trong năm nay nhưng chưa đảm bảo được chiều hướng của lạm phát:
không cắt lãi suất cho tới khi “lạm phát có xu hướng chắc chắn giảm về mức 2%”.
"Có thể sẽ phù hợp" khi cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
Việc cắt giảm lãi suất quá sớm hoặc quá muộn đều có rủi ro
nhưng Fed sẽ thà cắt lãi suất muộn với rủi ro kinh tế xấu đi, thay vì cắt sớm để chịu rủi ro lạm phát tăng trở lại.
Cầu trên thị trường lao động vẫn vượt quá cung.
Fed "sẽ xem xét cẩn thận dữ liệu sắp tới".
→ Thị trường kỳ vọng lần cắt giảm đầu tiên sẽ vào cuộc họp tháng 6