TRẢ LỜI ÔNG NGÔ ĐÌNH NHU

Dưới đây là comment của bạn Nguyễn Vỹ Long, bạn ấy copy 1 đoạn trong cuốn Chính đề Việt Nam (được cho là do ông Ngô Đình Nhu viết). Chúng ta đã biết, anh em ông Diệm Nhu là những người chống C.S nhưng cũng chống thực dân (Pháp) và phong kiến. Cuốn Chính đề Việt Nam được viết vào thập kỷ 195x, đầu 196x, xuất bản năm 1964, không ai dám chắc là do ông Nhu viết. Hồi đó đang là đỉnh cao của chế độ CS ở LX và nhận thức chung về chế độ tư bản hay thuộc địa vẫn còn nhiều hạn chế.


Năm 1965 Singapore mới độc lập. Các nước thuộc địa khác mới chỉ có độc lập được khoảng hơn 10 năm, nên hệ quả của việc trao trả độc lập cũng chưa rõ ràng. Chưa ai biết Ấn Độ độc lập thực tế còn nát hơn Ấn Độ thuộc Anh và Zimbabwe (thuộc địa Anh) sau này trở nên nghèo nhất thế giới, nát hơn thời thuộc địa rất nhiều.

Comment của Nguyễn Vỹ Long:

Đây là ý kiến của Ngô Đình Nhu, trong sách Chính Đề Việt Nam:

Chủ trương Đế quốc của người Anh rất rõ rệt. Họ chia các lãnh thổ làm hai loại: loại chiếm đóng di dân và loại chiếm đóng khai thác. Đối với loại chiếm đóng di dân thì họ dồn thiểu số người bản xứ vào một nơi và dần dần sự tranh sống tự nhiên sẽ đào thải. Kẻ chinh phục chiếm lấy đất đai và lập thành những quốc gia mới, như ở Bắc Mỹ và Úc châu.

Nam Mỹ tuy không thuộc người Anh nhưng lại thuộc vào một chủ trương tương tự.

Đối với loại chiếm đóng khai thác thì chính sách của Anh lại hoàn toàn trái ngược. Họ rút kinh nghiệm sự chiến bại của họ ở Bắc Mỹ; Người Mỹ hiện nay đánh đuổi người Anh và dành độc lập và cho rằng nếu họ không loại được người bản xứ thì sớm muộn gì họ cũng phải có ngày trả lại độc lập cho dân bản xứ. Quan niệm trên dẫn dắt đến một chính sách dài hạn. Vì đoán trước có ngày họ phải ra đi nên, để lưu lại được cảm tình với dân bản xứ, họ đã thật tình đào tạo một lớp người có đủ khả năng để sau này thay thế họ.

Chính sách này của người Anh đã chứng minh được sự khôn ngoan và hiệu quả.

Đế quốc kiểu Pháp, Hà Lan và Bỉ thì không rõ rệt giữa hai thái độ trên. Nếu nhiều điều kiện hợp lại không cho phép họ chủ trương chiếm đóng di dân, thì đồng thời họ cũng không nghĩ đến ngày phải trả độc lập lại cho dân bản xứ. ..nên người Pháp, Bỉ và Hà Lan không đào tạo lớp người thay thế họ.

———————

Trả lời ông Ngô Đình Nhu thông qua comment với Nguyễn Vỹ Long:

Nguyễn Vỹ Long, ông Nhu cũng không phải là chân lý và đoạn trên nêu vấn đề chứ không chứng minh. Chuyện này mình đã viết ở status “Tính 2 mặt của chế độ thuộc địa và sự khác biệt giữa thuộc địa Anh và thuộc địa Pháp” rồi, giờ tóm tắt lại ở comment này, vì nhận thấy đây là nhận thức sai lầm cơ bản.

Phải hiểu rằng chế độ thực dân dựa trên nền tảng của CNTB, lúc đó là TB hoang dã. Không có nước thực dân nào mà không phải là nước TB phát triển. Mà TB nó cần nhất, tối quan trọng, là lợi nhuận. Bản chất việc khai thác thuộc địa nó cũng như khác thác nhân công của doanh nghiệp. Nhân viên càng giỏi thì giá trị thặng dư càng cao, lợi nhuận càng nhiều. Bây giờ cũng vậy thôi, giá trị của nhân công là tài sản của DN. Vì thế nên giới chủ luôn có nhu cầu đào tạo nhân viên. Vì thằng nhân viên giỏi sẽ kiếm được nhiều tiền cho thằng chủ hơn thằng nhân viên n gu.

Tuy nhiên, vẫn có chuyện giới chủ ít đào tạo nhân viên hơn những thằng chủ khác. Nó phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp. Ở tầm quốc gia cũng vậy.

Nước Anh thiên về kinh doanh, thương mại, như Singapore và Hongkong là thuộc địa kinh doanh thương mại và logistics. Kinh doanh vốn là ngành dịch vụ, nên bắt buộc phải có nhân viên có trình độ cao, nên buộc thằng chủ phải đào tạo nhân viên.

Còn Pháp hay Hà Lan, họ khai thác đồn điền, than…tức là nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng nhiều hơn. Nghề đó cần nhiều culi lao động giản đơn hơn, nhưng không phải là không có những ngành dịch vụ, hay chính ngành đó cũng có bộ phận văn phòng, cần trình độ cao.

Với ngành cần nhiều lao động giản đơn, giới chủ không cần và không có nhu cầu đào tạo, nâng cấp nhân công. Ví dụ như nhân công làm ruộng, cạo mủ cao su, đồn điền chè, xúc than…thì sức khỏe của nhân công quan trọng hơn trí tuệ của họ. Vì thế nên sẽ ít có sự đào tạo, nâng cấp, chuyển giao kỹ năng lao động. Và nhìn bề ngoài người ta sẽ kết luận là thực dân không đào tạo cho lao động bản xứ mà không hiểu bản chất như vậy.

Nhưng cần hiểu thêm rằng, với sự phát triển của công nghiệp thì xu hướng chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là đương nhiên, do đó việc lao động chân tay thuần túy sẽ ngày càng giảm đi đồng nghĩa với việc đào tạo nhân viên phải tăng lên, dù là thuộc địa Anh hay Pháp, Hà Lan. Do đó, việc khai hóa văn minh là bắt buộc chỉ là nhanh hay chậm mà thôi.

Pháp coi Bắc Phi là thuộc địa di dân do gần Pháp, khí hậu gần gũi hơn còn Đông Dương là thuộc địa khai thác mà ít di dân, do khí hậu quá khác biệt và quá xa mẫu quốc.

Ví dụ gần gũi hơn, là ở Nam và Bắc nước Mỹ trước khi xảy ra nội chiến. Miền Nam thiên về nông nghiệp, miền Bắc thiên về công nghiệp và thương mại dịch vụ. Ban đầu, cả nước Mỹ thiếu nhân công nên nhập khẩu nô lệ từ châu Phi. Bản chất thì việc bóc lột nô lệ nó y chang thực dân bóc lột thuộc địa. Chỉ khác là dân bản xứ bị bóc lột được chuyên chở tới thẳng mẫu quốc để lao động. Có thể coi đây là chế độ thực dân tại mẫu quốc.

Nhưng qua thời gian, có sự phân hóa ngành nghề nói trên. Hệ quả là miền Bắc đòi xóa bỏ chế độ nô lệ, nhưng miền Nam lại muốn duy trì. Lý do đã phân tích ở trên. Lý do đến từ vấn đề kinh tế nhiều hơn là vì luân lý và sự tình thương đồng loại, tư bản mà! Xung đột quan điểm dẫn tới đánh nhau và miền Bắc chiến thắng, chế độ nô lệ bị xóa bỏ, đồng nghĩa với chế độ thực dân tại mẫu quốc bị xóa bỏ.

Cũng vì vấn đề nhận thức được như vậy, nên chính Mỹ là nước TB đầu tiên quyết định là cần xóa bỏ chế độ thuộc địa. Vì thằng tư bản khôn nó biết thừa là với sự phát triển của công nghiệp, đối xử khắc nghiệt, bất công với nhân công, sẽ làm giảm sức lao động và dẫn tới giảm lợi nhuận. Muốn bóc lột được nhiều, cần người lao động có tri thức, thậm chí sức khỏe tinh thần cũng phải tốt. Đó là lý do hiện nay các công ty lớn của Mỹ thiết kế ở văn phòng công ty có các khu vực giải trí, chỗ tập GYM, nhà trẻ, quán cafe, thể thao…để nhân viên gắn bó với công ty và tận tâm tận lực với công ty. Giới chủ sẽ bóc lột được họ tốt hơn 1 cách nhân văn hơn.

Mỹ gương mẫu nên trả độc lập cho Philippines từ năm 47, sau đó Anh học theo bằng việc trả độc lập cho Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Malaysia…Các nước không độc lập là do lựa chọn của họ, nhưng đều được gia tăng dân chủ, thuộc địa là hình thức, chả khác gì dân mẫu quốc cả (như Hongkong).

Với trào lưu đó, Pháp cũng phải đi theo, với khối Liên hiệp Pháp, nhưng chậm hơn Anh và bảo thủ hơn Anh. Hà Lan cũng trả độc lập cho Indonesia tương tự.

Vì thế có thể nói việc trả lại độc lập cho thuộc địa là xu hướng tất yếu có lý do kinh tế và sức ép từ cánh tả, cộng sản.

Thực tế hiện nay, thời ông Nhu chưa biết, là không nhất thiết thuộc địa Anh đã giàu, như Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka và đặc biệt là Zimbabwe. Ấn Độ thuộc Anh bao gồm cả Pakistan và Bangladesh bây giờ kinh tế cũng lẹt đẹt. Nếu so với các nước khác thì còn kém vị thế hơn thời thuộc địa.

Thuộc địa Pháp về tổng thể thì phát triển kém hơn Anh, 1 phần do Anh là thực dân già hơn Pháp, chiếm được miếng ngon trước Pháp, Pháp trâu chậm uống nước đục thôi. Nhưng cần nhớ là nhiều bang thuộc Mỹ và Canada nguyên là thuộc địa Pháp. Và đảo New Caledonia (Tân Đảo) là thuộc địa Pháp đến giờ, có kinh tế phát triển hơn Việt Nam hiện tại. Dân ở đó hiện nay chọn làm thuộc địa nhé, không phải bị ép. Tân Đảo là nơi ngày xưa Pháp dùng để đày tù nhân Việt Nam và mộ phu (culi) từ Việt Nam qua đó làm, nên có nhiều Việt Kiều ở đó.

Trong khi đó, Liên Xô lại có 1 tư duy hoàn toàn khác với Mỹ trong việc giải phóng dân tộc, xóa bỏ thuộc địa. Họ có lý lẽ riêng, sẽ viết ở status riêng. Do cái này dài quá rồi.

Còn châu Phi vì sao chậm phát triển sẽ cần status khác. Lưu ý là hầu hết các nước châu Phi đều chậm phát triển, dù là thuộc địa nước nào (Anh, Pháp, Đức...đều có). Chỉ có Bắc Phi và Nam Phi đỡ hơn, chủ yếu do người da trắng ở đó đông, là thuộc địa di dân, có thể hiểu là có nhóm dân trí cao ở đó.

share from Facebook Dương Quốc Chính,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc