15 mẹo đọc sách từ những nhân vật lớn



15 mẹo đọc sách từ những nhân vật lớn cùng lời bình của Mao Tôn Cương, 😉

1. Elon Musk

- Đọc có mục tiêu cụ thể: Musk thường đặt ra mục tiêu rõ ràng khi đọc, chẳng hạn như hiểu một công nghệ mới hay tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Điều này giúp ông tập trung và tiết kiệm thời gian.

Bình: Rất đúng, khi đọc có mục tiêu bạn sẽ tập trung nhiều hơn. Đừng đọc không có mục tiêu. Khi xác định mục tiêu của thật rõ, việc đọc mới có tác dụng và hiệu quả tốt. Ví dụ bạn gặp vấn đề về chiến lược phát triển công ty, hãy tìm vài cuốn sách chiến lược đọc. Hay khi thấy vấn đề thầy Minh Tuệ thì nên đọc sách Phật hoặc đọc Nam Hoa kinh của Trang Tử. Như vậy sẽ hiệu quả gấp nhiều lần so với khi bạn cũng đọc sách chiến lược nhưng chẳng có mục đích gì rõ ràng cả.

2. Bill Gates:

- Xem trước nội dung: Gates khuyên rằng việc xem qua mục lục và các tiêu đề chính của cuốn sách trước khi đọc sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu trúc và nội dung chính, từ đó đọc nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Bình: hãy lướt qua sách trước khi mua thì đương nhiên rồi. Nhưng chuẩn bị/bắt đầu đọc cũng nên lướt qua phần đầu, mục lục, phần cuối, bìa, lời giới thiệu.. Có thể với những cuốn văn học hay tiểu thuyết trinh thám thì không nên thế, mất vui và hồi hộp nhưng sách non-fiction thì rất nên. Tôi hay đọc nhảy cóc hơn là đọc tuần tự, thậm chí nhảy cóc sang cuốn sách mới khi cuốn cũ còn chưa đọc xong.

3. Oprah Winfrey:

- Đọc hàng ngày: Oprah luôn dành thời gian mỗi ngày để đọc sách. Cô cho rằng thói quen đọc hàng ngày không chỉ giúp cải thiện kỹ năng đọc mà còn là cách để nạp thêm kiến thức và cảm hứng.

Bình: Ngày nào cũng đọc sẽ giúp chúng ta có thói quen tốt. Cũng như tập gym vậy thôi. Để lâu, nhiều tuần không đọc khởi động lại việc này khó khăn (lười/ngại..) nhưng quan trọng hơn là não cũng khởi động lại khó khăn (khả năng tư duy, phân tích vấn đề.. sự nhạy bén sắc sảo giảm đi nhiều)

4. Tim Ferriss:

- Không đọc từng từ một: Tim Ferriss, tác giả cuốn "The 4-Hour Workweek", gợi ý rằng nên đọc theo cụm từ thay vì từng từ một để tăng tốc độ đọc. Điều này giúp não bộ xử lý thông tin nhanh hơn.

Bình: thực ra chỉ trẻ con hay người đọc ít mới đọc từng từ, nhất là trẻ con cứ phải đọc có âm thanh, đọc to lên mới nhớ, tập trung.. chứ dân đọc chuyên nghiệp - mọt - thì không. Đọc âm thầm không tiếng động trừ vài lúc suýt xoa vì ngon, ;)) Hãy đọc cả cụm từ, tập đi rồi sẽ quen và hiểu..

5. Warren Buffett:

- Tập trung cao độ: Buffett khuyên rằng khi đọc, hãy tìm một nơi yên tĩnh và không bị phân tâm để có thể tập trung tối đa vào nội dung sách. Điều này giúp bạn hiểu sâu và nhớ lâu hơn.

Bình: cũng như Elon khuyên, đọc tập trung thì hiệu quả hơn nhiều. Đọc lãng đãng (giống kiểu nghe audiobooks ấy) hiệu quả thấp, trôi tuồn tuột, tưởng đọc nhiều/nghe nhiều mà não không được thêm gì đáng kể, phí lắm.

6. Dr. Seuss:

- Đọc nhiều thể loại khác nhau: Dr. Seuss nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc nhiều thể loại sách khác nhau để mở rộng kiến thức và phát triển tư duy toàn diện.

Bình: Tôi là con người điển hình của cách này. Từ nhỏ tôi đã đọc rất nhiều các thể loại khác nhau đến mức bố tôi kêu ầm lên là thằng này đọc lắm thứ lung tung quá. Khoảng cuối những năm cấp 2 đặc biệt là từ lớp 10 tôi đã bắt đầu đọc rất đa dạng rồi: từ chính trị, tôn giáo, lịch sử, triết học, tiểu thuyết, khảo cứu, ghi chép. Không phải ai cũng nên đọc được như vậy nếu như bạn không định đi sâu vào con đường học vấn và nghiên cứu, nhưng việc đọc đa dạng các lĩnh vực khác nhau từ khi còn nhỏ thực sự giúp cho tôi có một kiến thức bao quát rất rộng các lĩnh vực chúng tham chiếu, phản biện, và đối chứng với nhau.

7. Michael Eric Dyson:

- Đọc lại và tóm tắt: Dyson khuyên rằng nên dừng lại khi cảm thấy không hiểu rõ một đoạn nào đó và thử tóm tắt lại bằng lời của mình. Điều này giúp bạn nắm bắt ý chính và tăng khả năng ghi nhớ.

Bình: Kỹ năng tốt nhưng khó, tập luyện nhiều thì mới quen được, nhất là tập kể lại cho người khác giống như người ta nói: đọc thì nhớ 1, kể lại thì nhớ 2, làm thì nhớ 3... ấy. Ngày nhỏ tôi đọc Tam quốc Diễn nghĩa, (sách khi đó cực hiếm, quá khó để tìm cuốn này đọc) nên cứ vài ngày đọc xong lại đến lớp kể lại chương/hồi đã đọc cho đám bạn, giúp tôi học cách tổng hợp (khi đoa chả hiểu gì cái này đâu nhưng rồi quen dần), rất hữu ích.

8. Stephen King:

- Đọc vì niềm vui: King khuyên rằng hãy đọc những gì bạn yêu thích để duy trì niềm đam mê và hứng thú với việc đọc. Khi bạn thích thú với nội dung, bạn sẽ đọc nhanh và hiệu quả hơn.

Bình: đọc cái gì mình thích, vui, sướng thì dễ đọc hơn. Khi các bạn trẻ hay hỏi lời khuyên của tôi, tôi cũng nói như vậy, hãy tìm mấy cuốn sách thân thuộc, yêu thích mà đọc đừng chọn sách khảo cứu khô khan, khó khăn. Như tôi có dạo tôi đọc Trang tử Nam Hoa kinh là có nhiều niềm vui sướng dễ đọc đi đọc lại được.

9. Maya Angelou:

- Đọc nhiều lần: Angelou tin rằng nếu bạn không thể thưởng thức việc đọc một cuốn sách đặc biệt nào đó nhiều lần, thì việc đọc cuốn sách đó không có ý nghĩa. Đọc lại giúp hiểu sâu hơn và khám phá những chi tiết mới.

Bình: OK, một số cuốn nên đọc nhiều lần. Với tôi là Đợt sóng thứ 3 của Alvin Toffler hoặc Sư xung đột giữa các nền văn minh, hay Hồi ký Thanh Nghị, Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt, gần đây là Sapiens và Súng, Vi trùng và Thép.. Đều nghĩ được ý tưởng mới và hiểu nhiều điều mà khi đọc lần trước chưa nghĩ ra.

10. Charles Darwin:

- Thực hiện theo thói quen hàng ngày: Darwin luôn dành thời gian cố định trong ngày để đọc và viết, giúp tăng cường kỷ luật cá nhân.

Bình: Cố gắng đọc đúng giờ (để rồi sau này sẽ học cách đọc bất cứ lúc nào). Sáng hay 8.30-10.30 tối là tốt nhất. Với trẻ con nên đọc sách khi mẹ vắng nhà, với các cụ thì nên dẹoc khi vợ vắng nhà (chứ đừng ngược lại) thì mới hiệu quả, mới thấy hay, mới vui.. 😉

11. Charles Dickens:

- Đọc và viết đều đặn: Dickens thường kết hợp đọc và viết hàng ngày để phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Bình: Nạp nhiều thì cũng nên viết, vừa cân bằng hơn vừa là cách luyện bút. Viết nhiều thì thạo. Đọc nhiều rồi viết thì tay trái tay phải đều giỏi. Viết nhiều thì bút lực cao.. Nói chung rất tốt cho não (phần não đọc, nghĩ khác với phần não viết..) kiểu như tập cơ tay thì cũng cần tập cơ chân. Có ông cơ tay to vật cơ chân bé tý, 🙂

12. Neil Gaiman:

- Đọc như một cách khám phá thế giới: Gaiman xem việc đọc là cách để trải nghiệm những cuộc phiêu lưu và khám phá thế giới mới

Bình: Với tôi, đọc sách thực sự là một cách khám phá thế giới. Mặc dù bây giờ các bạn trẻ khám phá thế giới theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là sử dụng công nghệ nghe nhìn. Nhưng vào thời của tôi, phim ảnh và truyền hình rất ít nên chỉ có cách duy nhất khám phá thế giới là đọc sách. Thật ra bây giờ phương tiện nghe nhìn cũng nhiều, nhưng sẽ có nhiều thứ chưa thể thay thế hết sách vở được mặc dù nó còn bổ sung cho sách vở nhưng không dám tưởng tượng mới mà chúng ta chưa hiểu hết được. Tuy nhiên tôi tin rằng việc đọc sách, ví dụ như cuốn Harry Potter giúp cho các trẻ em có trí tưởng tượng tốt hơn nhiều so với xem phim. Xem phim sẽ khiến trí tưởng tượng bị hạn chế đi một góc nào đó.

13. Ursula K. Le Guin:

- Đọc để phát triển tâm hồn: Le Guin tin rằng sách giúp phát triển tư duy và tâm hồn con người.

Bình: sẽ bàn sau.

14. Ray Bradbury:

- Đọc để tránh sự suy tàn văn hóa: Bradbury cho rằng việc đọc sách là cách để duy trì và phát triển văn hóa.

Bình: Bàn sau, phải đi đã.

15. Hoàng Nam Tiến: trước khi đọc nên ăn phở, có thể là phở gà. Còn đọc xong cũng nên ăn phở, có thể là phở bò. Việc ăn hai loại phở này sẽ giúp bạn hiểu tốt hơn, não hoạt động cường độ cao rất tốn năng lượng, cần bù đắp phần mất mát này nhanh chóng.

Bình: Đoạn này là tôi bịa, chứ anh Tiến thì chưa nói thế hoặc không nói thế. Nhưng với tôi việc đọc sách phải đi cùng với ăn uống vì não tiêu tốn rất nhiều năng lượng nhất là khi bạn tập trung. Thì như người ta nói não tốn khoảng 30 % năng lượng của cơ thể. Nhưng tôi tin anh Tiến cũng đồng ý với tôi, hãy nên anh và anh ngon, sex hay bổ cho não nhưng thức ăn ngon cũng bổ cho não, 😉

Chúc các bạn vui.

shared from Facebook Nguyễn Cảnh Bình,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc