5 SAI LẦM KHI PHÂN TÍCH VĨ MÔ



Sau một thời gian dài "gác phím" vì chưa có niềm cảm hứng viết thì vừa rồi mình có ngoái lại một vài bài Vĩ mô Tiền tệ. Rất vui vì chủ đề này vẫn được mọi người quan tâm, thứ mà trước đó rất nhiều người nói với mình rằng năm 2024 hãy quẳng Vĩ mô đi. Dĩ nhiên mình hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này, kể cả đó là ý kiến của các bậc tiền bối mà mình luôn tôn trọng và học hỏi.

Với cá nhân mình, Vĩ mô Tiền tệ sẽ luôn là Key Quan Trọng mà mỗi nhà đầu tư/nhà kinh doanh phải luôn chú ý theo dõi, giống như họ phải luôn quan tâm đến Tài chính Doanh nghiệp và Phân tích Kỹ thuật khi đi tiền vậy. Nó sẽ bám theo sự nghiệp đầu tư cả đời, nó không như phải "Showbiz" nổi như cồn rồi biến mất đâu, đời chúng ta dùng và có thể đời con chúng ta cũng dùng những kiến thức ấy mà thôi.

Vậy tại sao các bạn ấy lại nghĩ rằng Vĩ mô Tiền tệ chỉ là "em gái mới nổi" ..... ? ...... Mình đoán chắc là do đã từng "dính bẫy" một trong các sai lầm ở phía dưới nên quy chụp cho em nó mà thôi. Chứ ai mà va vào em nó, hiểu em nó rồi thì có khi nghiền tới già, lại chẳng gọi em ấy là "Diva" ấy chứ!

Dưới đây là Top 5 sai lầm mà một người khi mới va vấp với Phân tích Vĩ mô Tiền tệ sẽ thường mắc phải:

1️⃣ Sai lầm đầu tiên dễ mắc nhất là Lấy Vĩ mô Tiền tệ để giải thích hoặc dự báo biến động thị trường trong ngắn hạn. Đây là sai lầm mình cho là kinh điển và cũng phổ biến nhất. Chúng ta cần phải hiểu Vĩ mô Tiền tệ là "siêu vũ khí lợi hại" dự phóng với độ chính xác rất cao những cú xoay chuyển "Cấu trúc hoặc Chu kỳ" thị trường trong trung và dài hạn (tính bằng tháng), còn ngắn hạn vài ba phiên thì nó hoàn toàn vô nghĩa. Biến động giá trong ngắn hạn hoàn toàn là do yếu tố tâm lý đầu cơ dẫn dắt mà thôi. Bà con chủ yếu đánh theo tin chứ đâu có mấy ai hiểu thực sự về tin tức đó. Vậy cho nên Phân tích Vĩ mô mà update view hằng ngày, hằng tuần thì đó không phải là Vĩ mô, đó là nhiệm vụ của Phân tích kỹ thuật.

2️⃣ Sai lầm tiếp theo là không phân biệt Vĩ mô và Tiền tệ mà gom chung hết là Vĩ mô. Khi nói đến Vĩ mô là chúng ta nói đến "Sức khoẻ nền kinh tế" thông qua phân tích các chỉ số như: Tăng trưởng kinh tế (GDP), Khu vực sản xuất (IIP), Tiêu dùng, Giá cả (CPI),.... Còn khi nói đến Tiền tệ tức là chúng ta đáng muốn nói đến "Quy mô tiền và Chi phí của việc sử dụng tiền" trong nền kinh tế, chẳng hạn như: Cung tiền, Lãi suất, Chính sách tiền tệ, ..... Thị trường Tài chính bị tác động bởi cả 2 yếu tố này, nhưng vấn đề là 2 ông này lúc "cùng pha" lúc bắt buộc phải "ngược pha". Không nắm chắc Kiến thức và Kinh nghiệm để "mắt xích" lại thì loạn chưởng ngay.

Chỉ cần hiểu được vấn đề này bạn sẽ dễ dàng giải thích được vì sao có những thời điểm kinh tế suy thoái nhưng chứng khoán lại tăng mạnh, hoặc đôi khi là ngược lại, kinh tế tăng mạnh thì chứng khoán lại tèo thảm. Vấn đề cốt lõi ở đây là "sức khoẻ nền kinh tế" mới chỉ là một biến số của thị trường mà thôi, chúng ta còn biến số "Tiền". Cái câu "Thị trường tài chính là hàn thử biểu của Nền Kinh tế" vừa đúng mà lại vừa sai là ở chỗ đó.

3️⃣ Nhầm lẫn giữa "Đọc được" và "Hiểu được". Mình thấy nhiều bạn không tin rằng chỉ với một chút Dữ liệu thì một người bình thường cũng hoàn toàn có thể dự phóng chỉ số Vĩ mô Tiền tệ trong tương lai với độ chính xác rất cao. Nhưng thú thực là Bạn không làm được là do bạn mới chỉ dừng ở level "Đọc" thôi chứ bạn chưa chạm đến "Hiểu". Nó giống như trong phân tích kỹ thuật ai chả biết "RSI, IchiMoku,..." nhưng thú thực có mấy ai Hiểu về nó đâu? Cấp thấp nhất của Hiểu là nắm bắt được Công thức/Phương pháp luận của chỉ số nhưng bạn ngẫm mà coi, bạn đang dùng nó đấy, phân tích với nó đấy nhưng liệu bạn có biết cái công thức của nó không? Vậy sao mà bạn Hiểu được bản chất của nó? Không hiểu thì bạn chỉ là "Dùng vẹt, Đọc vẹt" mà thôi!

Nếu bạn là Nhà đầu tư Thực thụ và Bài bản, hãy cố gắng dành thời gian nắm vững kiến thức, tự thực hành thường xuyên và bạn sẽ thấy được Chân Ái. Còn nếu bạn là nhà đầu cơ ngắn hạn, mình nghĩ đừng nên va chạm vào Vĩ mô Tiền tệ, nó chỉ tổ làm bạn thêm "tẩu hoả nhập ma" mà thôi!

4️⃣ "Nghe theo và Làm theo răm rắp" các KOL. Cái này cũng thú vị vì mình cũng bị gắn nhãn là KOL trong ngành, nhưng thú thực mình nghĩ là khi phân tích vĩ mô nói riêng và phân tích tài chính nói chung, mọi người không nên làm theo hoàn toàn những gì mà KOL chia sẻ. Chỉ nên coi chúng là Tài liệu tham khảo. Vì đã là quan điểm thì nó sẽ bị phụ thuộc vào Kiến thức, Kinh nghiệm và Thiên kiến của người phát biểu. Chính vì thế quan điểm sẽ có Đúng có Sai, ai tự tin mình đúng 100% thì không nên gọi là KOL, phải gọi là "NỔ" mới đúng.

Thêm một chìa khoá ở đây mà bạn cần nắm bắt: Người nêu quan điểm họ biết được "gốc rễ" của quan điểm nên khi có "Biến" họ sẽ nhanh chóng cập nhật và điều chỉnh hành động. Có khi lại cập nhật âm thầm, bản chất con người là "tốt khoe xấu che" mà, ai chả sợ phải nhận sai, với một KOL thì nhận sai nó gọi là "bản lĩnh đẳng cấp top đầu". Còn bạn thì sao, nghe được vế đầu, vế sau có khi bị miss thông tin, một ngày đẹp trời nhận ra thì mọi thứ đã đi quá xa.

Vậy cho nên chỉ Nghe để lấy thông tin và rồi sau đó sử dụng "Kiến thức, Kinh nghiệm và Trải nghiệm" của chính mình để tự đưa ra quan điểm. Có Quyết định thì cũng nên quyết một mình. Sai thì mình tự thưởng, Đúng thì tự cắn răng mà sửa.

"tôi Nghe thì tôi Quên

Tôi Nhìn thì tôi Nhớ

tôi tự Làm tôi mới Hiểu"

5️⃣ Cái sai lầm cuối cùng này vì đặc thù công việc nên hơi tế nhị nhưng công tâm thì mình vẫn sẽ nêu. Đó chính là mình thấy nhiều người phân tích và ra quyết định phần lớn dựa vào Tin tức trên báo/Nghe lỏm quan hệ/Ông chú Viettel/Bà chị SBV,... mà không phân tích dựa trên Dữ liệu. Nhiều người đầu tư lỗ cả trăm củ trong 1 ngày mà chả thấy mảy may gì tiếc nuối nhưng mua Dữ liệu hoặc Học kiến thức bài bản chỉ vài củ khoai để bổ trợ ra quyết định đầu tư nhanh hơn và chính xác hơn thì lại tiếc lên tiếc xuống.

Mình tin rằng đầu tư cho Kiến thức và Cho Công cụ bổ trợ giúp làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn sẽ là một khoản đầu tư sinh lời rất cao. Công ty mình tốn mỗi năm vài trăm triệu cho riêng vấn đề này nhưng chưa bao giờ mình tiếc vì nếu không có chúng thì có lẽ mình đã phải tốn một vài tỷ mỗi năm rồi ấy chứ. Nhiều lúc chúng ta cứ tập trung đầu tư Tài sản Hữu hình mà quên đi rằng Tài sản Vô hình là giá trị thường sinh lời và trường tồn hơn!

Bài viết này mục đích "minh oan" cho Vĩ mô Tiền tệ. Chốt bài thì có một điều nhắn nhủ, đó là hôm nay WiGroup phát hành Báo cáo Vĩ mô Tiền tệ tháng 5 (link trong comment). Giai đoạn này nhiều thông tin quốc tế và trong nước đang hay, ACE đọc để nắm bắt thêm quan điểm, báo cáo Vĩ mô của Wi kỳ này có nhiều biểu đồ rất đáng phải xem và đây sẽ là báo cáo vĩ mô cuối cùng Wi còn phát hành miễn phí. Hãy nhớ đây chỉ là tài liệu tham khảo!

- Thằng nghiện dữ liệu

shared from Facebook Trần Ngọc Báu,

Post a Comment

Tin liên quan

    Hôn nhân

    Suy ngẫm