Người dịch sách - Nhà tu hành khổ hạnh

photo courtesy: kenny eliason


Xét ra thấy hành trình vừa đi bộ vừa tu của nhà tu hành khổ hạnh và nghề viết cũng có nhiều điểm giống nhau thật:

1. Cho dù đám đông xung quanh ồn ào thế nào thì về cơ bản hành trình đó vẫn là cô độc, đơn độc, đa số những gì diễn ra trong tâm tưởng chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay, chỉ mình mình cảm nhận.

2. Phản ứng của xã hội, người xung quanh rất phong phú: sân si, đố kị, hẹp hòi, mạt sát, ngưỡng mộ, tò mò, khinh bỉ, đồng cảm, tôn trọng...đều có cả.

3. Đều phải nỗ lực từng chút từng chút mỗi ngày, chỉ có cách tiến lên hoặc bỏ cuộc không có chỗ cho chuyện dừng lại hay thoái lui.

4. Nhiều người cũng muốn làm theo nhưng chắc vạn người, triệu người may ra được một vì nhiều trở ngại: gia đình, xã hội, đoàn thể, các nhu cầu của một con người bình thường và đặc biệt là phải....có khả năng tiết chế dục vọng, nhu cầu về vật chất (đẩy nó xuống mức tối thiểu hoặc giữ khoảng cách với nó). Đa số sẽ chán và bỏ cuộc sau một thời gian.

5. Cả hai đều là quá trình hòa trộn cả khổ đau và hạnh phúc, bình an. Đi bộ thì đau chân, đau lưng, mỏi gối, thân thể rã rời, ngủ nơi tạm bợ. Viết lách thì đau lưng, đau đầu, đau mắt, đau dạ dày, ngủ không ngon, nằm không yên. Nhưng trong quá trình đau đớn đó dần dần ta tìm thấy một sự bình an, một sự an lạc, một sự tĩnh lặng cho phép nhìn rõ chính bản thân mình và cuộc sống, thứ ta không thể nghe người khác nói mà hiểu được, cảm nhận được.

shared from Facebook Nguyễn Quốc Vương,

Post a Comment

Tin liên quan

    Hôn nhân

    Suy ngẫm