Chơi 'hụi' ở Ấn Độ

Vào ngày mồng mười hàng tháng, Lakshmi Ravichandran cùng 12 người hàng xóm gặp nhau ở Chengalpattu, một thị trấn nhỏ ở bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ, để rút thăm một trong các tên của họ ra khỏi một cái túi. Mỗi lần như vậy, những người phụ nữ này bỏ 100 rupee (khoảng 2 USD) mỗi người vào một con mèo. Nếu tên ai được chọn, người đó sẽ nhận được toàn bộ số tiền và sau đó tất cả mọi người tiếp tục bỏ 100 rupee cho tháng tiếp theo. Họ sẽ tiếp tục như vậy 13 tháng, cho đến khi tất cả mọi người đều 'thắng' một lần. Bà Ravichandran, người kiếm được 3.350 rupee một tháng với công việc trợ lý trường tiểu học (hình bên phải, đang ở trường), đang tham gia chương trình này để trang trải phần lớn (chunk) học phí của con gái.

Quỹ tín dụng phụ nữ (chit-fund) này, hay còn gọi là 'bữa tiệc mèo con' (kitty-party), là một nhóm tiết kiệm không chính thức phổ biến trong các phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt ở phía Nam. Nó có thể là một hệ thống giống như xổ số, như trường hợp của nhóm bà Ravichandran, hay một cuộc đấu giá, trong đó các thành viên ra giá cho phần chiết khấu mà họ sẽ giảm khi nhận được toàn bộ số tiền, để quyết định ai sẽ nhận tiền mỗi tháng. Những nhóm tiết kiệm như vậy được thấy ở hầu hết các nước đang phát triển - ở một số nước châu Phi, các nhóm này được gọi là 'cùng chung vui' (merry-go-rounds). Nhưng Ấn Độ được cho là quốc gia duy nhất mà các công ty tư nhân lớn cũng vận hành các chit-fund chính thức.

Hiệp hội chit-fund của Ấn Độ ước tính nước này có khoảng 15.000 công ty kitty-party, tất cả quản lý các quỹ trị giá hàng tỷ đô la. Shriram Capital, một trong những công ty lớn nhất, hoạt động trong bốn bang miền Nam và quản lý hơn 800 triệu USD. Một số người hi vọng rằng những trục trặc (hiccups) gần đây trong ngành tài chính vi mô từng bùng nổ của Ấn Độ, phát triển nhờ tín dụng vi mô, có thể mang lại nhiều vụ kinh doanh theo cách thức của họ.

Bức tranh tín dụng vi mô của Ấn Độ đã lao dốc (taken a dive) kể từ phản ứng (backlash) chính trị và luật lệ vào cuối năm 2010, tập trung vào các cáo buộc cho rằng những người thu hồi nợ đe dọa người đi vay. Giá trị các khoản vay mới giảm gần 40% trong năm tài chính vừa qua, theo Mạng lưới các Tổ chức tài chính vi mô (Microfinance Institutions Network). Các chit-fund, do dựa trên gom góp (pooling) tiết kiệm của người nghèo hơn là cho vay, có lẽ bây giờ trở nên hấp dẫn hơn. Một cố vấn cho các nhóm tài chính vi mô ở Mumbai, thủ đô thương mại của Ấn Độ, nói rằng các nhà đầu tư cổ phần tư nhân đang bắt đầu đề cập đến kitty-party như là lựa chọn thay thế. Ông nói thêm rằng các nhà đầu tư này cũng đã quan tâm đến các công ty cho vay vàng của Ấn Độ, tương tự như các cửa hàng cầm đồ và phổ biến trong số những người không giàu có.

Các giám đốc điều hành chit-fund nói rằng chương trình của họ là đáng tin cậy hơn các nhóm không chính thức. Bà Ravichandran và bạn bè của bà nói rằng, trong các câu lạc bộ không chuẩn bị trước (ad hoc), những người lãnh đạo được bổ nhiệm đôi khi ăn trộm (make off with) con mèo (chứa tiền). Ngay cả một người lãnh đạo trung thực cũng lấy tiền góp tháng đầu tiên như là chi phí quản lý. Các chit-fund định mức trần (cap) chi phí hoa hồng của công ty ở mức 5%. Tuy nhiên, các nhóm tư nhân nói rằng chỉ những chương trình có giá trị cao mới khả thi ở hạn mức này, làm cho họ ít có khuynh hướng phục vụ những người tiết kiệm nhỏ ở vùng sâu vùng xa. "Chúng tôi hoạt động trong khu vực tư nhân. Chúng tôi không thể bị lỗ", ông R. Chandrasekar, người điều hành các chit-fund của Shriram Capital ở Tamil Nadu nói. Chương trình nhỏ nhất của ông gồm 50 người đóng góp 1.000 rupee mỗi người mỗi tháng. Các phụ nữ nghèo hơn ở nông thôn có thể sử dụng kitty-party để trả tiền vé xe buýt và học phí, nhưng những người giàu hơn góp 10.000 rupee một tháng và tiêu khoản tiền 'thắng' được (windfall) cho đồ trang sức.

Các quy định chặt chẽ có lí do từ lịch sử ngành công nghiệp chit-fund này với những vụ lừa đảo (scam) và sụp đổ (collapse). Các nhà quản lý của Ấn Độ đang lưu tâm tới việc 'xuống tay' (crack down on) với chủ các chương trình láu cá (dodgy) tập trung ở bang Tây Bengal, nơi một công ty mẹ điều hành chit-fund không đăng ký và sử dụng tiền ký quỹ để bảo hiểm (bankroll) các dự án tạm thời khác của mình (như đã được đưa tin trên Indian Express). Preethi Rao tại Viện Nghiên cứu và Quản lý Tài chính, một trường kinh doanh ở Chennai, Ấn Độ, cho biết thêm rằng một số quỹ tiến hành kiểm tra hời hợt sơ yếu lí lịch của những người tham gia, những người có thể ngừng đóng góp sau khi họ giành chiến thắng. Các chương trình chính thức không tên thiếu khái niệm về nghĩa vụ láng giềng mà bà Ravichandran thích. "Bằng cách này, tôi bắt buộc phải tiết kiệm", bà nói. "Nếu để tiền ở nhà, tôi sẽ chỉ tiêu mà thôi."

Sơn Phạm
The Economist

Siêu cơ quan tài chính vi mô ở Thái Lan
Cha đẻ của tín dụng vi mô
Chơi 'hụi' ở Ấn Độ
Giải pháp chống khủng hoảng nợ tồi tệ nhất mà một nước có thể nghĩ ra
Tags: india

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc