Nhà tù ở Nhật Bản

Thậm chí cả phạm nhân Nhật Bản cũng quy củ và cư xử tốt.

Với mặt tiền (facade) bằng gạch đỏ, nhà tù Chiba, ngoại ô Tokyo, trông giống như một nhà tù của Anh thời Victoria. Tất cả điểm tương đồng chỉ có vậy (That is where the similarity ends). Các nhà tù ở Anh thường ồn ào, bẩn thỉu và bạo lực, nhưng nhà tù Chiba có hơi hướng giống như nhà ở Spartan cho các cựu chiến binh. Các hành lang và các buồng giam không tì vết (spotless). Tù nhân lần lượt (lock-step) mặc (shuffle) đồng phục sau bảo vệ và cúi đầu trước khi bước vào buồng giam.

Phó giám đốc nhà tù, ông Hiroyuki Shinkai, người đã từng đến thăm nhà tù ở Anh như là một nhà nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, đã bị sốc bởi những gì ông thấy. Ông vẫn có thể nhớ lại cảm giác bất ngờ của mình khi nhìn thấy các tù nhân tự do tụ tập (mingling) và nói chuyện. "Triết lý hình sự (penal) của Nhật Bản không như vậy," ông giải thích. Tại Nhật Bản, nói chuyện bị cấm, ngoại trừ thời gian nghỉ. Công việc không được trả lương là một nhiệm vụ, chứ không phải là một sự lựa chọn.

Nhật Bản bỏ tù (incarcerates) các công dân của mình với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước phát triển: 55 phạm nhân trên 100.000 người so với 149 ở Anh và 716 ở Mỹ. Bộ Tư pháp của Nhật Bản cũng đề cập đến tỷ lệ tái phạm (recidivism) thấp. Tuy nhiên, 188 nhà tù và trung tâm giam giữ của Nhật Bản ngày càng bị chỉ trích khắc nghiệt, đặc biệt là nỗi ám ảnh của họ về các quy tắc hà khắc và bí mật (ngày 21, chính quyền bất ngờ công bố họ đã treo cổ ba người đàn ông vì tội giết người), và việc họ lạm dụng biệt giam (solitary confinement).

Tòa án hình sự ở Nhật Bản từ lâu đã dựa rất nhiều vào lời thú tội như là bằng chứng của tội lỗi. Mặc dù bị cáo có quyền im lặng, việc không thừa nhận một tội ác được coi là người xấu (bad sport). Bên cạnh đó, cảnh sát có động lực mạnh mẽ để moi được một lời thú tội, và có tận 23 ngày để thẩm vấn một nghi phạm, cùng các công cụ 'dã man' (blunt) để làm như vậy, một loạt các sự cố đáng lo ngại xuất hiện gần đây. Các thám tử truy lùng một hacker vô danh đã lấy lời thú tội riêng biệt từ bốn người dân vô tội trước khi bị buộc phải xin lỗi một cách nhục nhã vào tháng Mười Hai. Tỷ lệ kết án ở tòa án là hơn 99%.

Hơn hai phần ba trong số các tù nhân của nhà tù Chiba đã bị kết án vì những tội ác mà họ gây ra, chủ yếu là giết người, đốt phá (arson) hoặc ngộ sát (manslaughter). Một nửa trong số đó đang chấp hành án tù chung thân, và ở Nhật Bản, chung thân có nghĩa là suốt đời. Tù nhân có độ tuổi trung bình là 50. Nhiều người trong số họ đã không bao giờ được sử dụng một chiếc điện thoại di động hoặc thẻ tín dụng. Các cuộc thăm vợ chồng (conjugal visits) bị cấm, do đó hôn nhân tan vỡ.

Trong các xưởng ở nhà tù, các tù nhân lặng lẽ làm giày da và đồ nội thất, được giám sát bởi duy nhất một người bảo vệ không có vũ khí. Không có vụ bạo động nào đã diễn ra trong bất kì một nhà tù nào của Nhật Bản kể từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai. Vượt ngục là rất hiếm, và ma túy và đồ lậu (contraband) gần như không có. Nhà tù lưu ý rằng tỷ lệ một bảo vệ trên 4 tù nhân là chưa bằng một nửa ở Anh. Tuy nhiên, không ai có thể nhớ lại một cuộc tấn công bạo lực nào đối với quản giáo.

Một báo cáo bước ngoặt (landmark) vào năm 1995 bởi Human Rights Watch, một nhóm vận động hành lang, trật tự đáng chú ý này 'đạt được với một chi phí rất cao', bao gồm các hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người và kém rất xa so với tiêu chuẩn quốc tế. Những người châu Âu và Mỹ trong hệ thống nhà tù của Nhật Bản đã có các vấn đề về tâm thần. Tuy nhiên đối với ông Shinkai, sự khác biệt với phương Tây là một điều đáng tự hào. "Tất nhiên, chúng tôi trông có vẻ quá khắt khe đối với người ngoài," ông nói. Nhưng những tù nhân ở đây, ông tiếp tục, tất cả đều đến từ xã hội Nhật Bản. Đối với họ, hệ thống này hoạt động tốt.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: japan

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc