Margaret Thatcher và Đặng Tiểu Bình: Ai mới thực sự là nhà cải cách?

Cuộc họp giữa Margaret Thatcher và Deng Xiaoping năm 1982 tại Beijing "mù mịt" (frosty) khi hai nhà lãnh đạo bất đồng về số phận của Hong Kong. Nguồn: AP Photo/Neal Ulevich.

By Alasdair Roberts / Sơn Phạm dịch

Tháng 9, 1982, Thủ tướng Vương quốc Anh - Margaret Thatcher đến Beijing để thảo luận tương lai của Hong Kong với lãnh đạo Trung Hoa - Deng Xiaoping.

Đây không hề là cuộc gặp gỡ dễ dàng. Thủ tướng Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương) trước đó đã tuyên bố quyết tâm của Trung Hoa trong việc đòi lại chủ quyền đối với Hong Kong, mà đã là thuộc địa của Anh trong 140 năm. Thatcher sau đó nói với báo chí rằng cuộc nói chuyện của bà với họ Đặng là thân mật. Trên thực tế, Đặng đã không giấu nổi sự tức giận.

Hai năm sau đó, hai quốc gia xích lại gần nhau (rapprochement). Vương quốc Anh hứa sẽ từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với Hong Kong vào năm 1997, và Trung Hoa tuyên bố sẽ duy trì nền kinh tế thị trường tự do trên lãnh thổ này trong vòng 50 năm kể từ khi chuyển giao.

Đối với bà Thatcher, đây là sự nhượng bộ quan trọng của họ Đặng. Đối với báo chí phương Tây, đây là bằng chứng hơn nữa về sự thực dụng của lãnh đạo Trung Hoa. Họ Đặng, theo báo New York Times, đã 'gạt ý thức hệ sang một bên' để đạt được thỏa thuận.

Về mặt này, họ Đặng dường như là sự đối lập (antithesis) hoàn toàn với Thatcher, người thường xuyên bị lên án như là một nhà tư tưởng và một người cấp tiến. Tuy nhiên, bà không coi đây là những lời chỉ trích. Bà ngưỡng mộ 'các lập luận phân tích rõ ràng, mạnh mẽ' của Friedrich Hayek trong việc bảo vệ tự do và thị trường tự do. Và bà say sưa trong các cuộc chiến của mình với những thành viên 'mềm mỏng' ("wets") trong chính Đảng Bảo thủ của bà; với những người theo chủ nghĩa tập thể ("collectivists") trong Đảng Lao động đối lập; và cả với những đảng viên cộng sản ("apparatchiks") đang kiểm soát các công đoàn ở Vương quốc Anh.

Nhà cải cách toàn cầu
Chính lập trường kiên định này mà bà Thatcher, người mới mất ngày 8 tháng 4 vừa qua, được nhớ đến. Với biệt danh 'Bà đầm thép' ("Iron Lady"), bà đã tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ các quy tắc luật lệ và giới hạn nhà nước phúc lợi. Và ảnh hưởng của bà không chỉ giới hạn ở Vương quốc Anh. Sau cái chết của bà, tạp chí the Economist nói bà là người 'đã thay đổi thế giới'. Der Spiegel gọi bà là 'một trong những nhà cải cách quan trọng nhất của kỉ nguyên hậu chiến.'

Tuy nhiên, các sử gia tương lai có thể s có quan điểm khác. Thực vậy, sự chuyển đổi toàn cầu quan trọng nhất trong kỉ nguyên bà Thatcher có lẽ là sự nổi lên của Trung Hoa, và mô hình tư bản chuyên chế riêng biệt của nước này. Và nhà lãnh đạo xứng đáng với sự chuyển đổi này là họ Đặng, chứ không phải Thatcher.

Khi họ Đặng và Thatcher lên cầm quyền năm 1978-1979, tổng sản phẩm quốc nội của Vương quốc Anh lớn hơn của Trung Hoa. Hơn 30 năm sau, GDP của Trung Hoa gần gấp 3 lần của Vương quốc Anh. Năm 1982, trong 5 cảng bận rộn nhất của thế giới, không có cảng nào của Trung Hoa, và một (Hong Kong) là nằm dưới sự kiểm soát của Vương quốc Anh. Năm 2006, ba trong số 5 cảng bận rộn nhất thế giới thuộc về Trung Hoa. (Một trong số đó - Shenzhen (Thâm Quyến) - chỉ là một cụm đô thị nhỏ khi Thatcher lên nắm quyền vào năm 1979). Vào đầu những năm 2000, lượng người di cư mỗi năm từ các vùng nông thôn Trung Hoa đến các trung tâm công nghiệp của nước này vượt xa tổng số dân Vương quốc Anh.

Mặc dù sau đó Thatcher ca ngợi 'sự chuyển hướng tư bản chủ nghĩa' ("embrace of capitalism") của Trung Hoa, bà hầu như đã không làm gì để nó xảy ra (did little to bring it about). Thatcher chỉ vừa mới bắt đầu sự nghiệp quốc hội của mình khi họ Đặng có tuyên bố nổi tiếng bảo vệ các chính sách định hướng thị trường của ông: 'Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột' ("It does not matter if the cat is black or white, what matters is whether it gets the mouse") vào năm 1961.

Trong khi họ Đặng bị bức hại vì các khuynh hướng hữu khuynh của mình thì Thatcher mới chỉ là thành viên 'chân ướt chân ráo' (backbench) ở Quốc hội. Khi họ Đặng thâu tóm quyền lực và phát động chương trình 'Bốn hiện đại hóa'  Trung Hoa thì bà vẫn còn là lãnh đạo phe đối lập. Lời hứa của họ Đặng về việc duy trì mô hình thị trường tự do ở Hong Kong, bị hiểu nhầm là sự nhượng bộ đối với phương Tây, thực ra chính là sự nhất quán với chính sách mà lãnh đạo Trung Hoa này theo đuổi từ nhiều năm.

Cho đến nay, trong các bài viết lịch sử liên quan, họ Đặng vấp phải một số bất lợi nhất định, ít nhất là trong ngắn hạn. Ông không phải là lãnh đạo của một quốc gia nói tiếng Anh. Ông làm việc trong một chế độ tối tăm (opaque regime). Và ông, chịu nhiều bạo tàn, hiểu được rằng không nên được coi là cấp tiến. Ông trình bày sự hiện đại hóa kinh tế như là một vấn đề kỹ thuật, chứ không phải vấn đề ý thức hệ. Và các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản đã không bao giờ được tham vấn. Cải cách chỉ là tự do kinh tế, chứ không phải tự do chính trị.

Những năm tháng của bà Thatcher chắc chắn là giai đoạn chuyển đổi toàn cầu sâu sắc. Nhưng di sản quan trọng nhất của kỉ nguyên này không phải là tầm nhìn táo bạo của bà Thatcher về chủ nghĩa tự do thị trường và chính trị. Mà đó là mô hình tư bản chuyên chế của họ Đặng. Thatcher - nhà tư tưởng giành được sự chú ý của chúng ta. Nhưng họ Đặng - nhà lãnh đạo thực dụng đã thay đổi thế giới của chúng ta một cách sâu sắc hơn.

(Alasdair Roberts là giáo sư luật và chính sách công tại Đại học Suffolk, Boston. Các sách của ông bao gồm 'Logic của Kỉ luật: Chủ nghĩa tư bản toàn cầu và sự thiết kế Chính phủ' - "The Logic of Discipline: Global Capitalism and the Architecture of Government."

Bloomberg


Tags: china

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc