Khủng hoảng tài chính và chiến tranh

Bài dịch rất hay của bs Hồ Hải về lịch sử kinh tế học. (English: here).
-----
Cách tiếp cận của lễ kỷ niệm trăm năm của sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất vào năm 1914 đã gây choáng váng các chính trị gia và các nhà bình luận lo lắng bởi sự mong manh của các thỏa thuận chính trị và kinh tế toàn cầu hiện nay. Thật vậy, Thủ tướng Luxembourg, Jean-Claude Juncker, gần đây cho rằng phát triển phân cực Bắc-Nam của châu Âu đã thiết lập một sự kiềm chế quay về một thế kỷ qua.

Những bài học của năm 1914 cho chúng ta những gì nhiều hơn việc chỉ đơn giản là sự nguy hiểm của những thù hận giữa các quốc gia. Nguồn gốc của cuộc chiến tranh vĩ đại bao gồm một tiền lệ hấp dẫn liên quan đến cái cách toàn cầu hóa tài chính có thể trở thành tương đương với một cuộc chạy đua vũ trang quốc gia, do đó làm tăng tính dễ tổn thương của trật tự quốc tế.

Năm 1907, một cuộc khủng hoảng tài chính lớn xuất phát từ Mỹ đã làm ảnh hưởng phần còn lại của thế giới và cho thấy sự mong manh của toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế. Việc ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại đang diễn lại với một động lực tương tự.

Cuốn sách kinh điển có tựa đề Phố Lombard(Lombard Street*) xuất bản năm 1873 của nhà báo Walter Bagehot(**) đã mô tả thành phố London như "sự kết hợp lớn nhất của quyền lực kinh tế và sự mong manh kinh tế mà thế giới đã từng thấy". Trong một giải thích có ảnh hưởng, được phổ biến rộng rãi bởi một tiểu thuyết gia vào năm 1910, thuộc Đảng Lao động Anh, và là người đoạt giải Nobel hòa bình sau đó vào năm 1933, Norman Angell(***) cho rằng, sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp làm cho chiến tranh khó có thể xảy ra. Nhưng kết luận ngược lại là đều hợp lý: Căn cứ vào mức độ mong manh, một thay đổi thông minh để kiểm soát các đòn bẩy có thể tạo điều kiện cho một chiến thắng quân sự bỡi thế lực bá quyền kinh tế.

Hậu quả của vụ sụp đổ kinh tế năm 1907 khiến sức mạnh bá chủ của thời đại - Vương quốc Anh – phải sử dụng sức mạnh tài chính của mình để nâng cao năng lực chiến lược tổng thể. Đó là kết luận của một cuốn sách quan trọng gần đây, nghiên cứu của Nicholas Lambert(****) về lập kế hoạch kinh tế của Anh và Chiến tranh thế giới thứ nhất, mang tên Kế hoạch Armageddon. Lambert đã cho thấy cái cách mà, trong một chiến lược mạo hiểm lớn, người Anh đã bắt đầu hôn phối tài chính với lực lượng quân sự của mình - và đặc biệt là hải quân - để chiếm ưu thế và lãnh đạo tài chính toàn cầu của họ.

Từ năm 1905 đến năm 1908, Hải quân Anh đã phát triển rộng khắp một đề cương của một kế hoạch cho chiến tranh kinh tế và tài chính chống lại sức mạnh đang lên của châu Âu, Đức. Chiến tranh kinh tế, nếu được thực hiện đầy đủ, sẽ phá hỏng hệ thống tài chính của Đức và buộc Đức ra khỏi bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào. Tầm nhìn xa trông rộng của hải quân Anh phải đối mặt với một đối thủ có cơ cấu của Hoàng đế Đức, những người am hiểu cách thức mà quyền lực có thể phát triển mạnh về tài chính mong manh.

Trước năm 1914 Anh đã thấy trước vấn đề quan hệ đối tác công-tư, giống như ngày nay những liên kết của những gã khổng lồ công nghệ như Google, Apple, hay Verizon với các cơ quan tình báo Mỹ. Các ngân hàng London đã bảo lãnh hầu hết thương mại thế giới; Lloyds cung cấp bảo hiểm cho vận chuyển tàu biển của thế giới. Các mạng lưới tài chính cung cấp thông tin cho phép chính phủ Anh phát hiện ra các lỗ hổng chiến lược nhạy cảm của liên minh đối lập.

Đối với các đối thủ của Anh, khủng hoảng tài chính năm 1907 đã chứng minh sự cần thiết phải huy động sức mạnh tài chính của mình. Về phần mình, Mỹ công nhận rằng họ cần phải có một ngân hàng trung ương tương tự như Ngân hàng trung ương Anh. Các nhà tài chính Mỹ đã bị thuyết phục rằng New York cần thiết phải phát triển hệ thống kinh doanh thương mại riêng của mình để xử lý hối phiếu trong cùng một cách như thị trường London và sắp xếp lưu hành tiền tệ của họ (hoặc "thanh toán hóa đơn").

Nhân vật trung tâm trong việc thúc đẩy cho sự phát triển của một thị trường chấp nhận ở Mỹ là Paul Warburg(*****), một người em trai nhập cư Mỹ của một ông chủ ngân hàng vĩ đại ở Hamburg, mà ông chủ ngân hàng Hamburg là người cố vấn riêng của Hoàng Đế Đức Wilhelm II(Anh trai cả gia tộc Rothschild là Amschel Rothschild: ND). Anh em nhà Warburg, Max và Paul, là một một cổ xe ngựa xuyên Đại Tây Dương, họ đã hăng hái thúc đẩy các tổ chức người Mỹ gốc Đức rằng sẽ ủng hộ một sự thay thế vị trí nước Anh độc quyền về công nghiệp và tài chính. Họ xác tín rằng Đức và Mỹ đang phát triển mạnh mẽ hơn theo năm tháng, trong khi quyền lực của Anh sẽ bị xói mòn.

Một vài động lực của thế giới tài chính trước năm 1914 đang hiện ra trở lại. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các tổ chức tài chính không chỉ xuất hiện như một vũ khí nguy hiểm hủy hoại kinh tế đại chúng, mà còn là những công cụ tiềm năng cho việc chuyên tâm vào quyền lực của quốc gia.

Đọc tiếp ở đây để thấy tình hình kinh tế và chính trị những năm 2013 này giống với cách đây 80 năm như thế nào? Và liệu chiến tranh có xảy ra?

(*) Lombard Street: Nó là trung tâm tài chính toàn cầu trước hiệp định thương mại Bretton Woods, khi nước Anh còn bá chủ tài chính thế giới. Và London Stock Exchange(LSE) nằm ở phố này. Nhưng cuối năm 1944, sau hội nghị Bretton Woods thì quyền lực tài chính toàn cầu chuyển sang Wall Street(Phố Wall), New York và sàn New York Stock Exchange(NYSE) bây giờ. Đồng Bảng Anh bị đồng Đô la Mỹ soán ngôi kể từ đó. Và đây là mối hận của người Anh không bao giờ nguôi, khi đã để thuộc địa cũ của mình là Hoa Kỳ hất cảng ra khỏi thuộc địa, rồi còn chiếm mất ngôi vị độc tôn tài chính toàn cầu.

(**) Walter Bagehot (03/021826 – 24/3/1877) là một nhà báo, doanh nhân, và nhà văn, ông là người đã viết rất nhiều về các lĩnh vực chính quyền, kinh tế, và văn học.

(***) Sir Ralph Norman Angell (26/12/1872 – 07/10/1967) là một giảng viên tiếng Anh, nhà báo, tác giả, và thành viên của Quốc hội của Đảng Lao động Anh. Angell là một trong những người sáng lập chính của Liên minh Dân chủ. Ông phục vụ trong Hội đồng của Học viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia, là một giám đốc điều hành của Ủy ban Thế giới chống lại chiến tranh và chủ nghĩa phát xít, một thành viên của ủy ban điều hành của Liên đoàn Hội Liên hiệp quốc, và là chủ tịch của Hiệp hội Abyssinia. Ông được phong tước hiệp sĩ vào năm 1931 và được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1933.

(****) Nicholas Lambert là assistant professor kinh tế tại Stanford Graduate School of Business. Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu chính của Lambert là lý thuyết kinh tế vi mô, đặc biệt là kinh tế thông tin và thương mại điện tử.

(*****) Paul Warburg, đọc thêm bài Fed, sự ra đời và bản chất của nó.


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc