Chủ nghĩa ái quốc và bảo hộ nổi lên ở Vương quốc Anh

Bưu phí 'Người Anh dùng hàng Anh', năm 1932. Nguồn: Three Centuries Postal History.

Tháng 4/2012, giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về việc 'Một người Anh yêu nước ngày nay sẽ không mua bất cứ thứ gì từ nước ngoài, nếu có thể,' như tờ New York Times đưa tin vào cuối tháng Tư năm 1932.

Những phụ nữ thượng lưu khi mua một chiếc ví da cá sấu cũng phải được trấn an rằng cho dù da được nhập khẩu, thì tất cả nhân công, tay nghề là trong nước.

'Kể cả các bà vợ tầng lớp dân cư lao động, những người với ngân sách gia đình, ví dụ, $10/ một tuần, cũng nhất quyết rằng những chiếc nồi và chảo mà họ mua tại các cửa hàng 10 xu phải thật sự là hàng Anh.'

Những nỗ lực này là một phần trong chiến dịch 'Người Anh dùng hàng Anh' (Buy British), nhằm khuyến khích người Anh mua hàng hóa trong nước để thể hiện lòng yêu nước và hỗ trợ nền kinh tế - và đã được thúc đẩy (bolster) bởi một đợt chủ nghĩa bảo hộ Anh bất thường, báo hiệu những thay đổi kinh tế xã hội rộng lớn sắp tới.

Trước khi xảy ra làn sóng kiểm soát tiền tệ và rời bỏ (defection) bản vị vàng bắt đầu từ mùa thu năm 1931, hầu hết các nước đã cố gắng thúc đẩy công nghiệp nội địa và giảm dòng tiền chảy ra ngoài nước bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Nhưng nước Anh không nằm trong số này; vì thương mại tự do là cẩm nang (gospel) ở đây.

Kết quả là, Vương quốc Anh đã trở thành 'nơi trút' (dumping ground) hàng hoá, mà nếu vận chuyển đến nơi khác - như Mỹ, chẳng hạn - có thể sẽ phải chịu (slap with) mức thuế 40 % đến 50%.

Vì vậy, nhiều hàng nhập khẩu ở Anh rẻ hơn so với bất cứ nơi nào khác, nhưng khi mua chúng sẽ phải gửi đồng bảng Anh ra nước ngoài. Điều này làm xấu can cán thương mại của Vương quốc Anh, khi hàng hóa do người Anh sản xuất bị đánh thuế ở tất cả các nước nhập khẩu.

Cuối năm 1931, Quốc hội Bảo thủ mới trúng cử đã đối phó bằng cách cho phép các cơ quan có thẩm quyền áp đặt thuế cao hơn đối với một số hàng hóa được lựa chọn. Tháng Hai năm 1932, Quốc hội đã ban hành thuế 10% đối với tất cả (across-the-board) hàng nhập khẩu, sẽ có hiệu lực ngày 1 tháng Ba.

Chính sách mới này đã khiến các nhà xuất khẩu 'chạy đua' để xuất hàng hóa vào các cảng của Anh trước khi thuế có hiệu lực. Vào ngày 29 tháng Hai năm 1932, 127 tàu chở đầy hàng cập cảng London; chưa kể đến một cơn bão đã ngăn khoảng hơn 50 tàu khác vào bến (dock) đúng thời hạn.

Trong vòng một tháng, nước Anh đã trả cho các ngân hàng Mỹ 150 triệu USD trong số 200 triệu USD đến hạn vào tháng Tám, và số người thất nghiệp đã giảm 146.000 như là kết quả của nhu cầu sản xuất hồi sinh, tờ New York Times đưa tin.

Mức thuế này, tuy không cao so với các nước khác, nhưng cũng đã khuyến khích 70 công ty Anh sản xuất các mặt hàng mà trước đây phải nhập khẩu, tờ New York Times đưa tin.

Chiến dịch 'Người Anh dùng hàng Anh' là sự mở rộng hợp lý chủ nghĩa dân tộc mới mẻ mà những phương cách (shift?) này khuyến khích. Nhưng nếu căn cứ vào việc, trong hơn 80 năm trước đó, Vương quốc Anh đã theo đuổi chủ nghĩa thương mại tự do cả trên lý thuyết cũng như thực tế, thì sự bùng nổ chủ nghĩa bảo hộ yêu nước này đã khiến nhiều người bất ngờ.

Như tờ New York Times giải thích: 'Cảm giác được tham gia vào một trận chiến kinh tế tài chính lớn - trọng yếu như chiến tranh, nếu không hoàn toàn cay đắng như vậy - đã thấm nhuần ý thức người Anh và tạo ra tinh thần đoàn kết quốc gia ấn tượng đến mức gây ngạc nhiên và làm 'xấu hổ' (embarrass) cả Thủ tướng Chính phủ.'

Tuy nhiên, có những lo lắng dai dẳng về sự đoàn kết mới này.

'Đoàn kết quốc gia là một điều đáng ngưỡng mộ', tờ Times viết.

'Nhưng nó chỉ luôn đạt được khi (mỗi người) phải chấp nhận hi sinh.' (But it is invariably achieved at the expense of tolerance?).

Những lời nói khôn ngoan - mà sẽ ngày càng đúng khi Đại Khủng hoảng tiếp diễn.

Sơn Phạm
Bloomberg

Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc