Tại sao John Maynard Keynes ủng hộ Chính sách Kinh tế mới?

John Maynard Keynes đã đoán trước cuộc Đại Khủng hoảng từ năm 1919. Nguồn: Planet News Archive/SSPL/Getty Images.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về việc nhà kinh tế học John Maynard Keynes chủ trương áp dụng các ý tưởng kinh tế vào thế giới thực. Các dự báo và khuyến nghị chính sách của ông ngày càng trở nên xác đáng khi các nhà lãnh đạo chính phủ cố gắng hồi sinh nền kinh tế của họ trong thời kỳ Đại Khủng hoảng.

Do đã khéo léo quản lý tài chính của Vương quốc Anh trong Thế chiến I, Keynes đã trở thành đại diện của Bộ Tài chính tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919. Khi các nước thắng cuộc quyết định kiểu 'Hòa bình Carthage' trừng phạt nặng nề nhằm làm tê liệt nước Đức, Keynes đã từ chối tham gia thảo luận và công khai tuyên bố bãi bỏ (denounce) Hiệp ước Versailles.

Keynes đã dự đoán rất chính xác hậu quả của Hiệp ước này:
Nếu chúng ta nhắm tới việc bần cùng hóa Trung Âu, tôi cam đoan rằng, sự trả thù sẽ không giảm đi (limp). Sau đó không gì có thể trì hoãn các lực lượng phản động (Reaction) và những chính biến (convulsion) tuyệt vọng của cuộc cách mạng trong thời gian dài, trước khi những kinh hoàng của cuộc chiến nước Đức vừa qua sẽ biến mất, và sẽ phá hủy, dù bên nào là nước thắng cuộc, nền văn minh và quá trình phát triển của thế hệ chúng ta. Sự hỗn loạn kinh tế những năm đầu thập niên 1930, đặc biệt là tại nước Đức, đã khẳng định tầm nhìn của Keynes. Thanh toán bồi thường chiến tranh đã làm cạn kiệt các quỹ của chính quyền Weimar ngay cả khi Đại Khủng hoảng làm sụp đổ thu nhập, việc làm và sản xuất.

Keynes ủng hộ chi tiêu thâm hụt ngân sách lớn để bù đắp thất bại của thị trường trong việc phục hồi (nền kinh tế). Ông nói: 'Giá cả và thu nhập giảm sút, làm thương mại bị thu hẹp, thuế tăng cao và tình trạng thất nghiệp cứng đầu (obstinate) sẽ không thể được cứu bằng cách nào khác ngoài một chính sách chi tiêu dựa trên vay nợ trên cơ sở các kế hoạch gây dựng vốn, được ủng hộ trên toàn quốc và phối hợp đồng bộ trên trường quốc tế'.

Keynes lập luận rằng sự sụp đổ tín dụng trên toàn thế giới, chứ không phải sự đổ vỡ thị trường chứng khoán, đã gây ra cuộc Đại Khủng hoảng. Ông đổ lỗi cho việc chấm dứt chi tiêu được tài trợ bởi các khoản vay quốc tế của nước Mỹ đã gây ra suy thoái (slump) kinh tế.

Vào mùa xuân năm 1933, Keynes đã dự thảo một loạt các bài viết rõ ràng, dí dỏm cho tờ Times of London, phác thảo một chiến lược phục hồi kinh tế. Ông lập luận, đầu tiên, Vương quốc Anh nên thực hiện một loạt các công trình Nhà nước - tuyển thêm nhiều người thất nghiệp để tạo ra cơ sở hạ tầng tốt bền cần thiết.

Thứ hai, sức mua được tăng lên, do sự gia tăng việc làm trong các công trình Nhà nước, sẽ khôi phục giá cả. Thứ ba, các rào cản thương mại cần phải được cắt giảm thông qua hợp tác quốc tế, do việc thắt lưng buộc bụng (austerity) và tự cung tự cấp (autarky) sẽ cản trở con đường tăng trưởng trở lại.

Sử dụng công nghệ hiện đại vào thời đó, Keynes thúc đẩy kế hoạch của mình ở nước Mỹ vào tháng Sáu năm 1933 thông qua một cuộc trò chuyện vô tuyến trực tiếp xuyên Đại Tây Dương với Walter Lippmann, một nhà báo nổi tiếng của Mỹ. NBC đã phát sóng cuộc trò chuyện này trên toàn quốc. Họ đồng ý về các mục tiêu chủ yếu của chính sách phục hồi: đồng tiền rẻ, công trình Nhà nước và trợ giúp nông dân.

Nhưng tại Hội nghị Kinh tế Thế giới ở London vào cuối tháng đó, Keynes đã đánh giá quá cao cơ hội hợp tác quốc tế trong khi sự thiếu cam kết của nước Mỹ đã ngăn cản các thỏa thuận chính sách quốc tế.

Do hợp tác toàn cầu không thành công (sunk), Keynes quay trở lại những nỗ lực kinh tế quốc gia. Chỉ có Chương trình Chính sách Kinh tế mới (New Deal) nỗ lực hướng tới ba mục tiêu mà ông và Lippmann đã vạch ra, trong khi vẫn bảo đảm các thông lệ dân chủ.

Trong một bức thư ngỏ gửi tới Tổng thống Franklin D. Roosevelt trên tờ New York Times ngày 31 tháng Mười Hai, Keynes bày tỏ sự ủng hộ Chương trình New Deal. Ông phê bình một số chính sách, tuy nhiên ủng hộ sự sáng tạo của chương trình này.

'Nếu Tổng thống thất bại, thay đổi hợp lý sẽ bị thành kiến nặng nề trên toàn thế giới, khiến cho (quan điểm) chính thống và cách mạng (phải) đấu tranh đến cùng làm cho ra lẽ. Nhưng nếu Tổng thống thành công, các phương pháp mới mẻ và táo bạo này sẽ được thử nghiệm khắp nơi, và chúng ta có lẽ đánh dấu chương đầu tiên của kỷ nguyên kinh tế mới từ khi Ngài lên nắm quyền'.

Những lời này sẽ đánh dấu một dự đoán chuẩn xác khác của Keynes.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc