Vì sao số người chết do tai nạn giao thông ở Thụy Điển thấp nhất thế giới?

Photo courtesy opethpainter.

Năm 2012, số người chết do tai nạn giao thông ở Thụy Điển là 264 người, thấp nhất trong lịch sử. Mặc dù lượng xe lưu thông và quãng đường di chuyển đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 1970, nhưng số người chết lại giảm đi từ 4 đến 5 lần. Thống kê cho thấy cứ 100.000 người dân Thụy Điển thì chỉ có 3 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ, so với con s 5,5 người trên toàn châu Âu, 11,4 người ở nước Mỹ và 40 người ở nước Cộng hòa Dominica, được coi là nơi giao thông nguy hiểm nhất trên thế giới.  Thụy Điển, ngược lại, đường phố được xem là an toàn nhất thế giới. Rất nhiều thành phố khác, bao gồm cả New York cũng đang cố gắng bắt chước để đạt được thành công tương tự.

Những năm 1970, số người chết do tai nạn đường bộ tăng kỉ lục, các nước phát triển đã nỗ lực để cải thiện tình trạng này. (Ngược lại, ở các nước nghèo, số người chết tăng cùng với doanh số xe hơi bán ra). Năm 1997, quốc hội Thụy Điển đã nâng kế hoạch ‘Tầm nhìn số 0’ (Vision Zero) thành luật, hi vọng sẽ hạn chế thương vong do tai nạn đường bộ. Ông Hans Berg - Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Thụy Điển nói: 'Chúng tôi không chấp nhận bất kì ai phải chết hay bị thương trên đường'. Thụy Điển đã tin tưởng và hiện chứng minh được rằng vừa có thể linh động vừa đảm bảo an toàn trên đường phố.

Quy hoạch đóng vai trò chủ yếu trong việc giảm thiểu tai nạn. Đường phố ở Thụy Điển được xây dựng với ưu tiên dành cho an toàn hơn là tốc độ và s tiện lợi. Xe lưu thông trong khu vực thành thị bị hạn chế tốc độ, khu cho người đi bộ, xe đạp có phần đường dành riêng và được rào chắn phân cách với làn ôtô và các phương tiện đang lưu thông khác. Việc xây dựng 1,500 km đường '2+1', trong đó các xe muốn vượt sẽ đi vào làn  giữa, ước tính đã cứu 145 mạng người mỗi năm trong thập kỉ đầu tiên của Kế hoạch 'Tầm nhìn số 0'. Ngoài ra, 12.600 điểm giao nhau (crossing) an toàn hơn gồm cầu vượt cho người đi bộ (pedestrian bridges) và vạch kẻ đường (zebra stripes) đi kèm với đèn báo hiệu và rào chắn bảo vệ (speed bumps) đã giúp giảm một nửa số người đi bộ b tử vong trong 5 năm vừa qua. Việc giữ trật tự an toàn giao thông nghiêm ngặt hơn (strict policing) cũng đóng một vai trò nhất định: hiện tại, dưới 0.25% số lái xe khi kiểm tra bị vượt quá nồng độ rượu cho phép. Số lượng trẻ em  dưới 7 tuổi b tử vong giảm mạnh từ 58 em năm 1970 xuống còn 1 em vào năm 2012.

Liệu Thụy Điển có thể đạt mốc 0 theo kế hoạch? Các nhà thực hiện chiến dịch An toàn giao thông tin tưởng rằng hoàn toàn có th. Họ đang từng bước hoàn thành tốt mục tiêu này, khi số lượng tử vong đã giảm một nửa kể từ năm 2000. Bước tiếp theo là hạn chế hơn nữa lỗi của người tham gia giao thông như xe có sẵn bộ phận kiểm tra nồng độ cồn (built-in breathalysers) nhằm ngăn cản người uống rượu bia không được lái xe. Việc lắp đặt nhanh chóng hơn các hệ thống an toàn như đèn cảnh báo vượt quá tốc độ hay thông báo chưa cài dây an toàn cũng s rất hữu hiệu. Cuối cùng là xe hơi có thể tự điều khiển hoàn toàn. Đây không phải là tương lai xa vời, khi Tập đoàn Volvo đang hợp tác với Bộ Giao thông Vận tải để thực hiện chương trình thử nghiệm ô tô không người lái ở Gothenburg vào năm 2017. Không còn các lái xe điên khùng (erratic drivers), xe hơi có lẽ sẽ là phượng tiện giao thông an toàn nhất.

Thanh Hằng
The Economist


Tags: idea

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc