Tịch thu tài sản dân sự nghĩa là gì?

Photo courtesy Images Money.

Kerri Kaley từng là đại diện bán hàng cho một công ty con của Johnson & Johnson. Cô cùng đồng nghiệp đôi khi nhận được các thiết bị y tế dư thừa hoặc lỗi thời từ khách hàng và sau đó bán, chia tiền với nhau. Chính phủ cho đây là hành vi ăn cắp và vào năm 2007, vợ chồng Kaley cùng với Jennifer Gruenstrass đã bị truy tố về tội trộm cắp thiết bị y tế. Họ phản biện rằng hành vi này không cấu thành tội vì đây là đồ bỏ đi. Tuy thế, họ vẫn sẵn sàng cho một cuộc chiến pháp lý dài hơi và nhà Kaley đã vay 500.000 đôla để trả cho luật sư bào chữa. Hành động này đã mang lại kết quả tốt đẹp cho Gruenstrass: chỉ chưa tới 3 giờ sau khi công tố viên không thể tìm được nhân chứng nào tuyên bố quyền sở hữu với các thiết bị liên quan, bồi thẩm đoàn bỏ phiếu tuyên cô vô tội. Nhà Kaley thì không được may mắn như vậy. Sau khi họ bị buộc tội, công tố viên đã xin được lệnh đóng băng (freezing) hơn 2 triệu đôla tài sản, bao gồm cả 500.000 đôla họ vay để thuê luật sư vì những tài sản đó cấu thành “tiền lời” từ hành vi phạm tội.

Đây là một quy trình được biết đến với tên gọi ‘tịch thu tài sản dân sự’ (civil-asset forfeiture). Không như tịch thu hình sự trong đó công tố viên thu giữ số tiền có được từ hoạt động phạm pháp như một hình phạt, tịch thu dân sự không yêu cầu đối tượng phải bị kết án hay khởi tố hình sự: trên thực tế, một nghiên cứu của cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Henry Hyde và Cato Institute, một viện cố vấn chính sách ‘tự do chủ nghĩa’ cho thấy 80% số người có tài sản bị tịch thu bởi chính phủ liên bang chưa bao giờ bị kết án. Tài sản bị tịch thu không nhằm chống lại người dân mà chỉ nhắm tới những tài sản mà cơ quan hành pháp cho rằng có liên quan tới hoạt động phạm pháp. Điều này có thể dẫn tới các vụ kháng án chống lại lệnh tịch thu với những tên k quặc như ‘nước Mỹ và 10.500 đôla’ hay ‘New Jersey và chiếc xe Ford Thunderbird 1990’. Người chủ tài sản cũng nhận được ít sự bảo vệ trong Hiến pháp hơn so với các bị cáo hình sự; họ phải chứng minh mình vô tội mới có thể lấy lại tài sản chứ không phải chính quyền chứng minh họ có tội.

Tuy có lịch sử lâu dài nhưng tịch thu tài sản dân sự chỉ bắt đầu xuất hiện nhiều ở Mỹ sau khi một số sửa đổi trong luật Phòng chống lạm dụng ma túy được thông qua năm 1984 cho phép cảnh sát được giữ và sử dụng tài sản bị tịch thu. Điều này khiến các cơ quan hành pháp có động lực tài chính trực tiếp để tịch thu nhiều hơn và dẫn đến điều mà công ty luật tự do Institute for Justice (IJ) gọi là ‘cảnh sát vì tiền’. Năm 1986, quỹ Tài sản tịch thu liên bang chỉ có 93,7 triệu đô la; tới tháng Chín năm 2013, quỹ này đã lên tới hơn 2 tỉ đôla tài sản ròng. Một phần trong số đó được giải ngân cho các cơ quan hành pháp địa phương. Như Sarah Stillman đã lưu ý trong phóng sự tuyệt vời của cô về sự lạm dụng tịch thu, rất nhiều Sở Cảnh sát dựa vào quỹ tịch thu để bổ sung thâm hụt ngân sách, do đó càng thêm động lực để “cướp” (một "bộ phận không nhỏ" coi đây là “đặc thù nghiệp vụ” của ngành chứ không phải tội). Các cơ quan này có thể dùng nguồn quỹ kể trên vào các hoạt động không mấy (tenuously) liên quan đến thực thi pháp luật mà không bị giám sát: như ở hạt Fulton, thành phố Atlanta, văn phòng chưởng lý hạt được cho là đã chi tiền tịch thu cho tiệc Giáng sinh, hoa, hệ thống an ninh tại nhà riêng và các món đặc sản bao gồm cả ‘bánh cua nhỏ sốt sâm panh’ (Chưởng lý Paul Howard bao biện rằng những khoản chi này giúp hạn chế nhân viên bỏ việc và cải thiện tinh thần).

Công ty luật IJ đề xuất một số cải cách đối với Luật Tịch thu tài sản Mỹ bao gồm tăng cường giám sát và yêu cầu các Sở Cảnh sát báo cáo, hạn chế động cơ tài chính bằng cách chuyển các tài sản bị tịch thu vào một quỹ trung lập (như quỹ giáo dục hay cai nghiện) hoặc quỹ chung của thành phố và đặt nghĩa vụ chứng minh lên chính quyền thay vì chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên nói thì dễ: các nỗ lực cải cách tịch thu tài sản dân sự vẫn còn rất chậm và chắp vá. Có vẻ như các Sở Cảnh sát ưa thích việc bổ sung ngân sách bằng cách “cướp” tài sản của dân. Cuối năm ngoái, các nhà lập pháp ở Utah đã bác bỏ một số cải cách trong luật tịch thu tài sản ở đây. Một dự luật cải cách ở Georgia vấp phải sự chống đối của cảnh sát bang và vào tháng Ba đã một lần nữa không được thông qua trong vòng hai năm liên tiếp. Cảnh sát bang Maryland chống lại một dự luật yêu cầu họ báo cáo các tài sản bị tịch thu, hay việc phải lưu hồ sơ lí do và kết quả của tất cả các cáo buộc hình sự. Các công tố viên ở Minnesota chống lại một dự luật yêu cầu hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu nếu họ không bị kết án (các ví dụ này đến từ một bài viết gần đây của Radley Balko). Còn đối với nhà Kaley, vào ngày 25 tháng Hai, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết chống lại họ, qua đó duy trì việc chính quyền có thể tịch thu tài sản trước khi phiên tòa diễn ra, dù làm vậy là vi phạm Tu chính án số 6 (‘Quyền được xét xử công khai, công bằng và nhanh chóng, cho biết lý do truy tố, đối chấp người tố cáo, trác đòi hầu tòa, quyền được tư vấn’). Chánh án John Roberts phản đối quyết định này, gọi đây là ‘mâu thuẫn căn bản với truyền thống Hiến pháp và các khái niệm cơ bản về công bằng’.

Phương Thùy
The Economist

Tags: economics

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc