Bài học kinh tế từ ảnh dán bóng đá Panini


Còn hai tuần nữa mới tới World Cup nhưng với trẻ em trên toàn thế giới (và cả lượng không ít người lớn nữa), cuộc đua hoàn thành bộ ảnh dán Panini Brazil 2014 đã bắt đầu từ lâu. Panini là công ty của Ý chuyên sản xuất các album ảnh dán cho World Cup kể từ Mexico 1970; phiên bản năm nay có 640 ảnh dán (người sưu tập ở Brazil còn phải tìm thêm 9 thẻ quảng cáo nữa). Điều thú vị là, thị trường ảnh dán không chỉ dành cho trẻ em mà còn cả các nhà kinh tế vi mô. Thu thập từng tấm thẻ cho đến khi trọn bộ đem lại một bài học đầu đời về xác suất; giá trị của các kiểm tra thống kê; định luật cung-cầu; và tầm quan trọng về tính thanh khoản.

Khi bạn bắt đầu một album, ảnh dán đầu tiên (được bán thành bộ 5 cái) có xác suất 100% (640/640) là bạn sẽ cần đến nó. Càng nhiều thẻ sưu tập được, tỉ lệ mở một bộ và tìm thấy thẻ bạn muốn càng nhỏ. Theo hai nhà toán học ở trường Đại học Geneva, Sylvain Sardy và Yvan Velenik, số bộ ảnh dán trung bình bạn phải mua lần lượt từng cái để hoàn tất album là 899. Đây là còn chưa tính đến bất kỳ cú sốc nguồn cung nào trên thị trường (vụ trộm 300.000 ảnh dán hồi tháng Tư ở Brazil khiến rất nhiều nhà sưu tập lo ngại Panini sẽ bị thiếu thẻ).

Và con số trên cũng giả định rằng thị trường không bị thao túng (rig). Panini cho biết mỗi thẻ được in với số lượng như nhau rồi phân phát ngẫu nhiên, tuy rằng nhà sưu tập nào cũng sẽ bị ‘ám’ (haunted) bởi một thẻ cứ xuất hiện mãi. Trong bài báo năm 2010, Sardy và Velenik đóng vai trò “điều phối viên” bằng cách kiểm tra sự phân bố các ảnh dán của album gồm 660 ảnh ở Thụy Sĩ cho mùa World Cup năm đó. Với 6.000 mẫu thử, họ hi vọng sẽ thấy mỗi ảnh dán xuất hiện trung bình 9.09 lần (6.000/660). Họ thử nghiệm để xem liệu các biến động thực tế xung quanh con số này có gần với sự phân bố ảnh dán dự tính và thấy rằng nó đúng như vậy. Các phép kiểm tra thống kê như thế đang được dùng ngày càng nhiều để phát hiện dàn xếp giá và hành vi thủ tiêu cạnh tranh trong thị trường thực.

Tuy nhiên, ngay cả trong một thị trường công bằng, mua hết bộ này đến bộ khác không phải là cách hiệu quả đối với mỗi cá nhân (chưa kể đến thiệt hại khủng khiếp - bloody expensive, cho các bậc cha mẹ). Câu trả lời là tạo ra một thị trường để các nhà sưu tập trao đổi những ảnh dán họ không cần. Sân chơi là một phiên bản của thị trường này, nơi một em bé có tấm thẻ được nhiều bạn khác thèm muốn, bỗng hiểu được sức mạnh của nguồn cung hạn chế. Hội chợ ảnh dán là một phiên bản khác. Cũng như với bất cứ thị trường nào, tính thanh khoản rất quan trọng. Càng nhiều người có thẻ trùng đến với thị trường, cơ hội tìm được thẻ bạn muốn càng cao. Sardy và Velenik ước tính một nhóm 10 người trao đổi hiệu quả với nhau và tận dụng truyền thống của Panini bán 50 thẻ cuối còn thiếu theo yêu cầu sẽ chỉ cần 1.435 bộ để hoàn thành 10 album. Các diễn đàn mạng nơi không giới hạn số người có thể trao đổi ảnh dán khiến con số này có thể còn nhỏ hơn nữa. Ý tưởng về một thị trường hiệu quả tuyệt đối có thể khiến Panini nản lòng (dismay) và sẽ bán ra ít bộ ảnh dán hơn. Tuy nhiên, may mắn là như mọi thị trường khác, hành vi (của người tham gia) không phải luôn dựa vào lý trí. Bất chấp những lời van nài, con trai của người viết (bài này) sẵn sàng đổi hầu hết ảnh dán của nó để có được tấm hình Lionel Messi.

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc