Tương lai Ba Lan: Không có gì phải bi quan

Đào tạo nghề ngắn ngày ở Warsaw. Photo courtesy Amplified Group.

Khoảng 80% người dân Ba Lan hưởng lợi từ những thành quả chuyển đổi gần đây của đất nước; chỉ khoảng 20% còn lại, trong đó có nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước trước đây, are worse off than under communism.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD dự đoán GDP đầu người của Ba Lan sẽ tăng trung bình 2,6% một năm từ năm 2011 cho tới 2030. Công ty tư vấn PricewaterhouseCoopers còn dự báo tăng trưởng hàng năm trung bình là 2,5% cho đến tận năm 2050.

Tuy nhiên, để tiếp tục tăng trưởng, Ba Lan phải giải quyết được các vấn đề của mình. Đáng lo ngại nhất có lẽ là tỷ suất sinh hiện chỉ khoảng 1,3 con trên một phụ nữ, gần thấp nhất thế giới. Các lý do chính yếu tại nước theo Thiên chúa giáo mạnh mẽ này là tài chính và điều kiện thực tế: nhiều cặp vợ chồng cảm thấy không đủ khả năng nuôi nhiều hơn một con, và cũng có rất ít trường mẫu giáo và nhà trẻ (creche). Ngược lại, tỷ lệ sinh của người Ba Lan ở Anh, những người cảm thấy an toàn hơn về mặt tài chính, là 2,1, cao hơn so với các thành phần dân số khác ở Anh.

Số lượng thanh niên tuổi từ 19 - 24 tuổi ở Ba Lan dự kiến ​​sẽ giảm tới mức đáng kinh ngạc là 27% trong giai đoạn 2012-2020. Và trong 40 năm tiếp theo, toàn bộ lực lượng lao động sẽ giảm hơn 20%, gây áp lực lớn lên hệ thống lương hưu. Tình trạng này không chỉ do mức sinh thấp mà do thanh niên Ba Lan, nhất là những người trẻ tuổi, tiếp tục di cư. Từ năm 2004, ước tính 2,1 triệu người đã chuyển đi sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu ở Tây Âu. Một số đã trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng lại bắt đầu di cư tiếp. Ở Anh hay Đức, họ thường chấp nhận các công việc thấp hơn trình độ chuyên môn của họ, vì không thể tìm được việc làm trong nước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Ba Lan năm ngoái là 26%, cao hơn mức trung bình của Liên minh châu Âu là 23%. Và những người chủ sử dụng lao động ở Ba Lan chỉ muốn ký hợp đồng ngắn hạn không gồm an sinh xã hội, gọi là umowa smieciowa (hợp đồng rác).

Những người lạc quan hi vọng rằng (keep their fingers crossed) thu nhập và điều kiện sống ở Ba Lan tăng lên, sẽ làm giảm xu hướng di cư, và thu hút những kiều dân Ba Lan trở về (dự tính khoảng 20 triệu trên toàn thế giới). Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan - ông Sikorski cảm thấy thoải mái khi nhắc đến trường hợp của Ireland, khi người di dân bắt đầu hồi hương 20 năm sau khi là thành viên Liên minh châu Âu.

Nhập cư từ các nước láng giềng Ukraine, Moldova và Belarus, hay thậm chí từ châu Phi hoặc châu Á, có thể là một phần giải pháp. Khoảng 600.000 người Ukraine đã làm việc ở Ba Lan, nhưng hầu hết là sáng đi tối về. Trước Thế chiến II, Ba Lan là một quốc gia đa dạng và tương đối khoan dung, khi người thiểu số chiếm khoảng một phần ba dân số, nhưng điều này đã thay đổi sau khi gần như tất cả dân Do Thái của Ba Lan đã bị giết trong vụ thảm sát Holocaust và biên giới Ba Lan bị vẽ lại. Cộng đồng Do Thái giảm từ 3,3 triệu người xuống chỉ còn khoảng 10.000. Ngày nay, chỉ 1,8% dân số Ba Lan có cha mẹ là người nước ngoài (foreign-born), so với mức trung bình của Liên minh châu Âu là 6,7%.

Về mặt chính trị, cải cách gian nan nhất có lẽ là cuộc đại phẫu (overhaul) khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả và dễ bị can thiệp bởi các nhóm lợi ích và chính trị gia. Các doanh nghiệp nhà nước này tuyển dụng rất nhiều lao động, và rất khó sa thải họ, do sức mạnh của công đoàn và các nhóm vận động hành lang. Một vài ngôi sao trong khu vực tư nhân của Ba Lan, kể cả trong ngành công nghiệp truyền thống như khai thác than, đã hoạt động hiệu quả vì được tự do trong quản lý. Lubelski Wegiel Bogdanka, một mỏ than ở khu vực Lublin, gần như phải đóng cửa 20 năm trước đây, giờ trở nên tinh gọn hơn (slimmer and fitter), hiện đang phát triển mạnh trong tay chủ sở hữu tư nhân. Chi phí trên mỗi tấn than khai thác thấp hơn 40% so với các mỏ than thuộc sở hữu nhà nước ở Silesia.

Sơn Phạm
Bài chi tiết ở The Economist.

Tags: poland

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc