Giải trí cho nhân viên tập đoàn ở Nhật Bản

Nomihodai. Photo courtesy Azlan DuPree.

Kanpai! (Cạn chén!)


Theo tâm sự (confide) một nữ tiếp viên trong bộ kimono ở Maiko, một trong các câu lạc bộ đêm cao cấp nhất ở khu ăn chơi Ginza của Tokyo, những nỗ lực hồi phục nền kinh tế Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe đang có hiệu quả tích cực. Không khí ở Maiko thực sự sôi động (buoyant) với các doanh nhân tỉ phú và các ông trùm (mogul) tìm đến phòng tiệc (convivial salon) của quán vào tối muộn. Tình hình có thể sẽ sớm tốt hơn nữa. Kế hoạch mới nhất của Chính phủ nhằm vực dậy (revitalise) nền kinh tế là cho phép chi phí giải trí của các tập đoàn lớn được khấu trừ thuế một phần (tax-deductible).

Hiện tại, chỉ các công ty nhỏ và vừa được khấu trừ một phần nhỏ khoản chi chiêu đãi khách hàng, được tính vào chi phí kinh doanh. Trong những năm 1980, khi kinh tế bùng nổ, các khoản chi này chẳng thấm vào đâu với các công ty lớn (có vốn trên 100 triệu yen ~1 triệu USD). Khi đó, chi phí cho settai (cách gọi giải trí nghi thức ở Nhật Bản) có lúc lên đến 6 nghìn tỷ yen và trong nhiều năm vượt xa chi phí (outlay) quốc phòng của Nhật Bản. Kể từ khi đạt đỉnh năm 1992, chi phí giải trí đã giảm còn một nửa. Rất nhiều câu lạc bộ ở Ginza với giá vào cửa trên 50.000 yen đã phá sản (go bust). Thời thế trở nên khó khăn hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 và suy thoái.

Chưa có thông báo chính thức nào nhưng Bộ trưởng Tài chính Taro Aso đã úp mở (float the idea) về chuyện này. Takashi Inoue của Keidanren - tổ chức vận động hành lang về kinh tế chính ở Nhật Bản, tin rằng các tập đoàn lớn sẽ được phép khấu trừ một nửa chi phí giải trí bắt đầu từ năm tài chính sau vào tháng Tư và sẽ không có mức giới hạn trần (upper limit). Ông ước tính các tập đoàn này sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thuế: khoảng 200 tỉ yen.

Sự giảm thuế này sẽ giúp bù trừ (offset) các tác động xấu (dampening effect) từ việc Nhật Bản tăng thuế tiêu thụ 5 tới 8% từ mùa xuân. Hơn nữa, điều này sẽ khuyến khích các công ty đang chần chừ chưa đầu tư hay tăng lương bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong nước. Thực tế, do các khoản chi rộng rãi ở Nhật Bản thường được coi là một phần lương của giới điều hành nên thay đổi này tương đương với việc tăng lương cho nhân viên văn phòng ở Nhật Bản. Ông Aso, vốn cũng là khách quen (frequenter) của các quán bar hạng sang, đã tranh luận trong một bài phát biểu đầu năm rằng cách tốt nhất, ‘dễ chịu’ nhất để khiến các tập đoàn Nhật chi tiền là vào giải trí và quà tặng theo mùa.

Khi rượu whisky chảy tràn trong những thập kỉ trước, theo đó là một loạt các scandal về hối lộ quan chức đã khiến settai mang tiếng xấu. Một số tập đoàn đã nghiêm cấm hình thức này. Cảnh sát gần đây đã bắt giữ một nhân viên bán hàng của Deutsche Securities, do chi trên 900.000 yen vào các bữa tiệc, golf và du lịch nước ngoài cho một quản lý quỹ hưu trí của công ty thương mại Mitsui, người đã dành cho ông ta một hợp đồng kinh tế trị giá 1 tỷ yen. Tuy nhiên, ít ra thì nền kinh tế cũng đã hưởng lợi.

Đăng Duy
The Economist

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc