Vì sao rất nhiều người Hàn Quốc mang họ Kim?
![]() |
2NE1 @Clarke Quay. Photo courtesy the.angrycamel. |
Tục ngữ Hàn Quốc có câu ‘hòn đá ném xuống từ đỉnh Namsan không trúng người họ Kim cũng trúng người họ Lee’. Trong hơn 50 triệu người Hàn, cứ 5 người thì 1 mang họ Kim. Gần như cứ 10 người thì 1 mang họ Park, từ Tổng thống đương nhiệm Park Geun-hye tới ca sĩ nhạc rap đình đám PSY (Park Jae-sang). Tổng cộng, 3 họ này chiếm tới gần nửa dân số Hàn Quốc ngày nay. Nước láng giềng Trung Hoa có khoảng 100 họ thông dụng, Nhật Bản có tới 280.000 họ khác nhau. Vì sao trong tiếng Hàn lại ít họ như vậy?
Chế độ phong kiến kéo dài ở Triều Tiên là một trong các nguyên nhân. Như nhiều nơi khác trên thế giới, các ‘họ’ rất hiếm cho tới cuối triều đại (dynasty) Joseon (1392-1910). ‘Họ’ là đặc quyền của hoàng gia và số ít quý tộc (aristocrat/yangban). Nô lệ và những người bên lề xã hội (outcast) như đồ tể (butcher), pháp sư (shaman) và kỹ nữ (prostitute) hay ngay cả thợ thủ công (artisan), lái buôn và thầy tu (monk) cũng không có ‘họ’. Khi giới quý tộc (gentry) mạnh lên, Wang Geon - vị vua sáng lập vương triều Goryeo (918-1392) cố gắng lấy lòng (mollify) dân chúng bằng cách ban ‘họ’ cho những thần dân (subject) trung thành và các quan lại trong triều. Kì thi tuyển chọn quan lại Gwageo - nơi người dân tìm kiếm hi vọng tiến thân và bổng lộc triều đình (social advancement and royal preferment), yêu cầu thí sinh phải đăng kí ‘họ’ của mình. Do đó, các gia đình ưu tú bắt đầu lấy ‘họ’. Ngoài ra, ngày một nhiều các lái buôn giàu có cũng tìm ‘họ’ cho mình. Họ có thể mua dòng dõi (genealogy) cao quý cho mình bằng cách mua lại cuốn gia phả (genealogical book – jokbo), từ một gia đình quý tộc lụn bại và sử dụng họ của gia tộc này. Tới cuối thế kỉ 18, việc làm giả (forgery) như vậy tràn lan (rampant). Nhiều dòng họ tiếp tay (fiddle) cho hành động này: khi một nhánh trong gia tộc không có người nối dõi, một người không có quan hệ thân thích có thể được trả tiền và được ghi vào phả hệ. Người lạ đó nhờ thế có một cái ‘họ’ cao quý (noble).
Vì những họ như Lee và Kim được hoàng gia sử dụng ở Triều Tiên xưa nên chúng được giới tinh hoa địa phương và sau này là dân thường (commoner) ưa chuộng khi cần đặt ‘họ’. Số ‘họ’ ít ỏi này bắt nguồn từ Trung Hoa, được triều đình và giới quý tộc Triều Tiên tiếp nhận vào thế kỉ 7 để tương xứng (in emulation of) những họ quý tộc Trung Hoa. (Nhiều họ trong tiếng Hàn được hình thành từ một chữ Hán). Do đó, để phân biệt các dòng dõi (lineage) sử dụng cùng một họ, người ta thường gán thêm tên địa danh nơi quê cha đất tổ của dòng họ (bongwan) đó. Họ Kim có khoảng 300 nguồn gốc khác nhau như Gyeongju Kim hay Gimhae Kim (tuy nhiên nguồn gốc kiểu này thường không được nhắc tới trừ trong giấy tờ chính thức). Quá ít họ khiến không ai dám chắc người khác có cùng huyết thống với mình và do đó, vào cuối thời Joseon, nhà vua đã ra lệnh cấm những người cùng bongwan kết hôn (tới năm 1997 luật này mới bị gỡ bỏ). Năm 1894, hệ thống giai cấp ở Triều Tiên bị bãi bỏ cho phép dân thường cũng được đặt họ: những người ở thứ bậc (rung) xã hội thấp hơn thường lấy 'họ' giống chủ nhân hay địa chủ của mình hay một 'họ' nào đó phổ biến. Năm 1909, luật đăng kí dân số mới được thông qua, yêu cầu mọi người Triều Tiên phải đăng kí họ.
Ngày nay, nguồn gốc dòng họ, từng có vai trò quan trọng quyết định gia tài và địa vị một người, không còn ý nghĩa mấy với người Hàn nhưng số họ Park, Kim hay Lee lại vẫn tăng lên: ngày càng nhiều người nước ngoài như người Hoa, Việt Nam và Philippines nhập tịch Hàn Quốc và những họ phổ biến nhất để chọn lại vẫn là Park, Kim, Lee và Choi, theo con số chính phủ đưa ra. Đã có những dòng họ như Kim Mông Cổ, Park Thái Lan. Vì thế, sự phổ biến của 3 họ trên chắc chắn sẽ còn dài lâu.
Đăng Duy
The Economist
Tags: economics
Đây là một trong số 36 trại giam, nơi chính phủ giam giữ những người bị coi là ‘người lang thang’, bao gồm những kẻ trộm vặt, tội phạm chính trị, người vô gia cư, trẻ em và người khuyết tật lang thang đường phố – nhằm gạt bỏ những thành phần không mong muốn ra khỏi các đô thị.
Một số người bị đưa vào trại khi Hàn Quốc chuẩn bị cho Thế vận hội Seoul năm 1988.
Theo AP, tính đến năm 1986, có tổng số 16.000 người bị giữ tại 36 trại giam trên khắp cả nước. Trong đó, có khoảng 4.000 người bị giam tại trại ‘Ngôi nhà anh em’. Tại đó, tù nhân thường xuyên bị hiếp dâm, bị bỏ đói, bị đánh hoặc bị giết bởi các nhân viên.
Từ năm 1975 đến năm 1986, có ít nhất 513 người chết, và trong thực tế, con số đó có thể cao hơn. Trại giam bị đóng cửa vào năm 1988 sau khi một công tố viên mới tình cờ điều tra ra.
Một trong những tiết lộ gây chấn động nhất của AP là thị trưởng của Busan lúc bấy giờ, Kim Jooho, đã năn nỉ công tố viên thả giám đốc trại giam, trong khi Park Heetae, công tố viên trưởng của Busan đã ‘ra sức thúc đẩy để giảm phạm vi điều tra’.
Park Heetae sau này trở thành Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc và hiện đang là cố vấn cho Đảng Saenuri cầm quyền.