Vì sao nền kinh tế Trung Hoa đang chậm lại?

Museum of Urban Planning, Shanghai. Photo courtesy Eduardo M. C..

Trung Hoa đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng cho năm 2015 xuống còn 7%, đây sẽ là sự mở rộng chậm nhất trong hơn hai thập kỷ. Dữ liệu trong tuần này cho thấy thậm chí sẽ là một thời gian dài khó khăn (stretch) để có thể đạt được mức đó. Điều này có vẻ như không gây nhiều mối băn khoăn. Ngay cả ở tốc độ đã hạ bớt hiện tại, tăng trưởng của Trung Hoa vẫn là mối ghen tị của hầu hết các nước. Nhưng sự suy giảm này thật ra là một điều đáng lo ngại. Trung Hoa đang tiến ở mức tồi tệ hơn nhiều người mong đợi (gần đây nhất là năm 2012, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong số nhiều tổ chức khác, dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 8% sẽ tiếp tục cho đến năm 2017). Giảm tốc độ của nền kinh tế này là một trong những lý do chính cho việc bán tháo (sell-off) thương phẩm trên toàn cầu từ quặng sắt cho tới than trong vòng hai năm qua. Và vẫn có những mối lo ngại diễn biến có thể xấu hơn. Điều gì lý giải sự suy giảm của Trung Hoa?

Ở mức độ cơ bản, điều không thể tránh khỏi là tốc độ tăng trưởng của Trung Hoa trong ba thập kỷ qua, trung bình ở mức 10% một năm, sẽ suy yếu dần. Luật số lớn (tài chính, chứ không phải thống kê) được áp dụng cho các quốc gia cũng như các công ty: một nền kinh tế càng lớn, càng khó để tiếp tục phát triển ở tốc độ (clip) nhanh. Đối với Trung Hoa, tăng trưởng 7% trong năm nay sẽ tạo ra thêm nhiều sản lượng hơn so với tốc độ 14% thực hiện được trong năm 2007. Về mặt cấu trúc, nền kinh tế Trung Hoa đang phải đối mặt với những cơn gió ngược (headwind). Về lâu dài, tốc độ tăng trưởng là một hàm của những sự thay đổi trong lao động, vốn và năng suất. Khi cả ba yếu tố này tăng, như đã từng ở Trung Hoa trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất. Nhưng cả ba yếu tố này hiện giờ đang chậm lại. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Hoa đạt đỉnh vào năm 2012. Đầu tư cũng có vẻ đã đạt tới đỉnh (top out) (ở mức 49% GDP, một mức độ rất ít nước đạt được). Cuối cùng, khoảng cách công nghệ của Trung Hoa với các nước giàu đang thu hẹp hơn so với trong quá khứ, có nghĩa là tăng trưởng năng suất cũng sẽ thấp hơn.

Nhiều xu hướng gần đây cũng giải thích sự suy giảm nhọn hơn so với dự đoán của Trung Hoa. Diễn biến quan trọng nhất từ trước đến nay là tín dụng khổng lồ (credit binge) của nước này. Tổng số nợ (bao gồm chính phủ, hộ gia đình và doanh nghiệp) đã tăng lên tới gần 250% GDP, tăng 100 điểm phần trăm kể từ năm 2008. Số nợ này cho phép Trung Hoa tăng sức mạnh nền kinh tế của mình vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng cũng khiến nó oằn lưng (saddle with) với một nghĩa vụ trả nợ nặng nề. Đáng lo ngại nhất, phần lớn tín dụng chảy vào các nhà xây dựng bất động sản. Hàng tồn kho nhà ở không bán được của Trung Hoa hiện ở mức cao kỷ lục. Lĩnh vực bất động sản, mà trước đây chiếm khoảng 15% tăng trưởng kinh tế, có thể phải đối mặt với sự suy giảm (contraction) hoàn toàn. Bất động sản xây mới đã giảm gần một phần năm trong hai tháng đầu năm 2015, so với cùng kỳ một năm trước đó. Từ vị trí thuận lợi này (vantage point), sự đột ngột giảm tốc hiện nay của Trung Hoa có vẻ theo chu kỳ hơn là do cơ cấu. Một giai đoạn tăng trưởng kinh tế quá nóng thường có xu hướng được theo sau bởi một sự điều chỉnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các chu kỳ (kinh tế) đều giống nhau. Thanh toán hết (work off) số tín dụng quá mức có thể mất nhiều năm. Do hệ thống tài chính của Trung Hoa chủ yếu là đóng, ít có nguy cơ của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng ở mặt khác của đồng xu, có thể mất nhiều thời gian hơn để làm sạch các khoản nợ xấu.

Trong khi các nhà lãnh đạo trước đây vực dậy (prop up) tăng trưởng bất kỳ khi nào nó chậm lại, Tập Cận Bình (Xi Jinping), chủ tịch của Trung Hoa kể từ năm 2013, thay vào đó đã rao giảng (spread the gospel of) về "tân thường thái" ("new normal"), theo đó có nghĩa là ít chú trọng vào tăng trưởng mà tập trung vào cải cách cơ cấu nhanh hơn. Ngân hàng trung ương nước này từ trước đến nay vẫn do dự về việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Những thay đổi trong các quy tắc tài chính khiến chính quyền địa phương khó chi tiêu hơn. Với lạm phát giá tiêu dùng ở mức 1,1% thấp nhất trong năm năm qua và giá sản xuất trong tình trạng giảm phát, có người cho rằng nền kinh tế của Trung Hoa, bị hạn chế bởi chính phủ, đang phát triển (perform) dưới tiềm năng của nó. Tin tốt là không lý giải nào mang tính chu kỳ hay do chính sách (kinh tế) đối với sự suy giảm của Trung Quốc là lâu dài. Khi chu kỳ đổi chiều và chính sách thay đổi, triển vọng sẽ được cải thiện. Nhưng những thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Trung Hoa là một câu chuyện khác. Chúng sẽ đặt ra giới hạn (cap) cho bất kỳ sự hồi phục nào. Tăng trưởng ở mức hai con số chắc chắn trở thành quá khứ ở Trung Hoa.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: china

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc